Giá trị IDS thấp là biểu thị các đặc tính tương quan giữa W1 và d trải dọc suốt chuỗi dữ liệu chiều dài N. Thiết kế bộ chèn là dựa trên điều kiện IDS.
3.6.2 Các phương pháp tối ưu hoá cấu trúc bộ chèn
Có một phương pháp được giới thiệu để tối ưu hóa cấu trúc bộ chèn mang tên “phương pháp Hungari” (vấn đề phân tổng tuyến tính). Mục đích của phương pháp này là phá vỡ tất cả các chuỗi trọng số 2 nghĩa là có ít nhất một ngõ ra tránh được chuỗi kết thúc zero.
Một phương pháp khác đề nghị kiểu bộ chèn kinh điển với độ trễ nhỏ nhất, gọi là bộ hoán vị trạng thái hữu hạn (FSP). Hai thuật toán được phát triển cho một cấu trúc lặp và mang tính hệ thống của bộ chèn với độ phức tạp tăng tuyến tính với kích thước bộ chèn. Mỗi một vectơ chuyển đổi có một hàm trả giá kèm theo, và các thuật toán nhắm tới mục tiêu là làm giảm tối đa hàm trả giá này. Độ phức tạp tính toán phụ thuộc vào chiều dài của các mẫu lỗi được xem xét.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy các tail bit có thể bỏ mà không làm ảnh hưởng lắm đến chất lượng khi kích thước bộ chèn lớn.
3.7 SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÃ CHẬP VÀ MÃ PCCC
Ta có sự khác nhau như bảng 3.7 dưới:
Tiêu chuẩn Mã tích chập Mã PCCC
Chiều dài bắt buộc lớn hơn Tốt Xấu
Khoảng cách tự do lớn hơn Tốt Không khác
Tốc độ mã hoá thấp hơn Không khác Tốt
Các bộ mã hoá đệ quy Không khác Tốt
Các bộ giải mã ngõ ra mềm Không khác Tốt
Bảng 3.7 So sánh mã chập và mã PCCC