5. Bố cục luận văn
2.3.4.2. Thành ngữ so sánh
Trong số thành ngữ gốc Hán, thành ngữ so sánh cĩ số lượng khơng lớn. Thường chúng cĩ sắc thái hình ảnh và tu từ rõ rệt, cĩ tần số sử dụng cao, đặc biệt là trong khẩu ngữ. Cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của các đơn vị này cĩ một đặc điểm khác so với các thành ngữ loại khác.
Mỗi ngơn ngữ đếu cĩ cách biểu hiện hình ảnh phong phú. Phạm trù so sánh là một phạm trù phổ quát của ngơn ngữ và cĩ trong tất cả các ngơn ngữ của thế giới.
Thành ngữ so sánh gốc Hán cĩ các mơ hình như sau: A như / đẳng /vu B
Trong đĩ yêu tố A chúng tơi gọi là yếu tố biểu hiện thuộc tính chung của thành ngữ so sánh, yếu tố B chúng tơi gọi là yếu tố mang hình ảnh của thành ngữ. Như / đẳng/ vu: liên từ so sánh.
Ví dụ:
Đa nghi như Tào Tháo An (yên) như thạch bàn
Cứu hạn như cứu hỏa Văn như kì nhân Phúc đẳng hà sa
Khinh vu hồng mao
Ngồi mơ hình A như / đẳng B thường gặp nhiều hơn mơ hình khác, cịn cĩ những thành ngữ so sánh gốc Hán cĩ dạng:
Như B Ví dụ:
Như ảnh tuỳ hình
Như hoạch thạch biền
Như hổ thiêm dực
Như ngư đắc thuỷ
Như thủ như túc
Như toạ châm chiên Như ý sở cầu
Mơ hình của thành ngữ so sánh gốc Hán cĩ sơ đồ: AB
Ví dụ:
Mĩ ngọc đãi giá Cao lương mĩ vị Ngọc diệp kim chi
Xét về mặt cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ so sánh gốc Hán, yếu tố A – “mang thuộc tính chung” cĩ thể được biểu hiện bằng:
Tính từ. Ví dụ:
đa nghi trong Đa nghi như Tào Tháo
Động từ. Ví dụ:
cứu hạn trong cứu hạn như cứu hoả an trong an như bàn thạch
Danh từ. Ví dụ:
văn trong văn như kì nhân
Yếu tố B “mang hình ảnh” được biểu hiện bằng danh từ đơn, danh từ riêng, như Trương Phi trong nĩng như Trương Phi, biểu hiện bằng cụm động từ như hoạch thạch điền trong thành ngữ như hoạch thạch điền,toạ
châm chiên trong như toạ châm chiên… Yếu tố B được biểu bằng câu đơn như hổ thiêm dực trong như hổ thiêm dực, đao phá thạch trong như đao phá thạch… Yếu tố B cĩ thể là hai danh từ đơn âm tiết kết hợp lại với nhau nhờ liên từ tuỳ. Ví du: “như ảnh tuyø hình”…
Theo thơng kê của chúng tơi, trong những thành ngữ so sánh gốc Hán, liên từ như chiếm 96% các trường hợp.
Trong thành ngữ so sánh thuần Việt cũng như thành ngữ gốc Hán, yếu tố B “mang hình ảnh” đĩng vai trị quan trọng nhất, khơng cĩ nĩ thì khơng cĩ sự so sánh. Trong các trúc nghĩa của thành ngữ so sánh gốc Hán, yếu tố B biểu hiện màu sắc dân tộc rất rõ ràng, và nhờ nĩ tạo ra sự so sánh chỉ đặc trưng cho dân tộc đĩ thơi. Sự so sánh này cĩ gốc rễ ăn sâu vào đời sống văn hố và vật chất của dân tộc ấy. Cách hiểu cái thiện và cái ác, những nét tính cách đa dạng của con người – xấu cũng tốt, phong tục tập quán của nhân dân cĩ thể tái tạo trên cơ sở nghiên cứu thành ngữ so sánh.