Chiến lược phát triển thương hiệu thông qua yếu tố marketing mix 1 Sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 49 - 52)

- Quy tắc sử dụng:

2.1.8. Chiến lược phát triển thương hiệu thông qua yếu tố marketing mix 1 Sản phẩm, dịch vụ

2.1.8.1. Sản phẩm, dịch vụ

Với chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh thì ngân hàng không ngừng nỗ lực mở rộng các sản phẩm, dịch vụ.

Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thì hiện nay Maritime Bank có tất cả khoảng gần 200 sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày cành gia tăng của khách hàng: dãy các sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho nhóm khách hàng cá nhân và dãy sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp. Từng thời kỳ Maritime Bank đưa ra các sản phẩm mới phù hợp như: vay trả góp mua nhà, vay mua ô tô, sản phẩm tiết kiệm lãi suất cao nhất...

Cung ứng các dịch vụ ngân hàng tốt nhất luôn là định hướng chủ đạo của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập; dịch vụ ngân quỹ an toàn và thanh toán nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của Maritime Bank. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác. Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của Maritime Bank, giao dịch và kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền thống của Maritime Bank. Dự án

thẻ đang được Maritime Bank khẩn trương triển khai với quy mô lớn. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được triển khai trong toàn hệ thống Maritime Bank. Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động dịch vụ đã góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống Maritime Bank.

Maritime Bank cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc tăng thêm giá trị gia tăng cho khách hàng bằng các mối liên kết với doanh nghiệp trong các ngành nghề khác. Ví dụ, liên kết ngân hàng - bảo hiểm, ngân hàng - hàng không,… tạo nên các sản phẩm liên kết phong phú, đa dạng về tính năng và tiện ích cho khách hàng. Gần đây Maritime Bank đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược với hãng bảo hiểm Prudential đối với các sản phẩm, dịch vụ đem lại tính an toàn cao hơn.

2.1.8.2. Gía

Maritime Bank cũng rất quan tâm và khai thác tâm lý thích giá cả hợp lý của khách hàng. Có những thời điểm, để thu hút nguồn vốn trong dân cư, Maritime Bank đã tăng lãi suất huy động lên mức cao so với các đổi thủ cạnh tranh trên thị trường; giảm lãi suất cho vay để nguồn vốn được sử dụng một cách luân chuyển.

Maritime Bank đã xây dựng chính sách theomức giá cạnh tranh, dựa trên chi phí bình quân, phân tích điểm hoà vốn. Mức giá bao gồm: lãi suất và phí dịch vụ.

* Lãi suất: được quy định cho từng thời kỳ, tuỳ theo biến động của thị trường, mức giá của đổi thủ cạnh tranh, quy định mức lãi sàn (trần) của NHNN.

Bảng 2.3: Biểu lãi suất áp dụng từ ngày 24/03/2010.

Kỳ hạn Lãi suất

VND (%/năm) USD (%/năm)

01 tháng 10.495 3.35 02 tháng 10.496 3.45 03 tháng 10.497 4.25 06 tháng 10.498 4.30 09 tháng 10.499 4.40 12 tháng 10.499 4.50 15 tháng 10.499 4.60 18 tháng 10.499 4.60 24 tháng 10.499 4.60 36 tháng 10.499 4.60

Nguồn: Phòng PR& Marketing

*Quy định mức phí như sau:

- Biểu phí này được áp dụng đối với Khách hàng giao dịch chuyển tiền mặt và dịch vụ ngân quỹ khác tại Maritime Bank. Các khoản phí phải trả cho bên thứ ba tham gia vào dịch vụ theo yêu cầu của Khách hàng sẽ thu thêm theo thực tế phát sinh.

- Phí dịch vụ được tính theo tỷ lệ % của giá trị giao dịch từng lần hoặc mức phí cố định cho mỗi lần giao dịch. Khách hàng thanh toán phí dịch vụ tại nơi phát sinh giao dịch với Maritime Bank.

- Phí dịch vụ chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và được tính bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tuỳ thuộc vào nghiệp vụ phát sinh. Trường hợp phí dịch vụ tính bằng ngoại tệ, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá bán ngoại tệ được niêm yết tại nơi giao dịch. Đồng tiền Đô-la Mỹ (USD) được quy định trong biểu phí là ngoại tệ cơ sở để tính mức phí khi phát sinh bằng các ngoại tệ khác.

- Phí dịch vụ và các khoản phí khác mà Maritime Bank đã thu sẽ không hoàn trả lại nếu khách hàng có yêu cầu huỷ bỏ dịch vụ sau khi Maritime Bank đã thực hiện.

- Mức phí áp dụng được quy định rõ cho từng hạng mục

2.1.8.3. Phân phối

Hiện nay các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP theo chiến lược bán lẻ rất chú trọng việc mở rộng mạng lưới. Trung bình tốc độ mở rộng mạng lưới của các NHTMCPVN trong 1-2 năm trở lại đây rất lớn (Techcombank, ACB và cả các ngân hàng quy mô trung bình và nhỏ như VPBank, mỗi năm mở mới khoảng 40-50 điểm giao dịch). Tính đến thàng 5/2009 thì ACB có 195 chi nhánh và phòng giao dịch với 235 máy ATM;Viêtcombank có tới 269 chi nhánh và phòng giao dịch với 1251 máy ATM. Trong khi đó Maritime Bank chỉ 90 điêmt giao dịch với 25 máy ATM.

Với tình hình trên Maritime Bank cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, chủ yếu ngân hàng sử dụng kênh phân phối truyền thống với các cấp như sau: Hội sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch. Từ đầu năm 2007 đến nay Maritime Bank đã mở mới 7 Chi nhánh với các phòng giao dịch đưa mạng lưới của Maritime Bank lên 39 điểm giao dịch. Trong năm 2008, Maritime Bank đã mở mới 49 điểm giao dịch trên toàn quốc với 03 chi nhánh và 46 phòng giao dịch nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống là 88 điểm nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu trong cộng đồng. Đến năm 2009, toàn hệ thống đã mở mới 3 chi nhánh và 18 phòng Giao dịch đưa tổng số điểm giao dịch MSB lên 109 điểm giao dịch, tại thời .Sang năm 2010, Maritime Bank vẫn tiếp tục lộ trình mở rộng quy mô mạng lưới với hoạch định chiến lược 200 điểm giao dịch; Chính vì vậy, vào năm 2010 dự kiến tăng mở mới 60 điểm giao dịch (9 chi nhánh và 51 phòng Giao dịch) trên địa bàn toàn quốc. Các điểm giao dịch của Maritime Bank đến nay hoạt động có hiệu quả, đã đóng góp cho thành công của ngân hàng trong thời gian qua và được ngân hàng nhà nước các địa phương đánh giá cao về chất lượng hoạt động.

Bên cạnh phát triển các kênh phân phối vật chất qua mở rộng mạng lưới, một số NHTMCP đặc biệt chú trọng đẩy mạnh các kênh thanh toán điện tử. Vietcombank là ngân hàng có mạng lưới máy ATM lớn nhất cả nước hiện nay (khoảng hơn 1.000 máy) Techcombank là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển các hình thức thanh toán qua internet với việc giới thiệu dịch vụ internet banking, cổng thanh toán điện tử. ACB và Techcombank cũng là các ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ cho vay qua mạng. Các ngân hàng quốc doanh mới cổ phần hóa như Vietcombank, Incombank cũng không nằm ngoài xu hướng đẩy mạnh các kênh thanh toán điện tử như phát triển các dịch vụ thanh

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 49 - 52)