IV. CÁCKHO NKÝQ U, KÝC ẢỸ ƯỢCDÀIH NẠ
K TLU NẾ Ậ
2.2.2.2. Hiệu quả sửdụng vốn cốđịnh
Công ty TSC hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nhưng công ty chủ yếu là làm dịch vụ, do đó lượng vốn cốđịnh, lượng vốn mà công ty sử dụng để mua sắm TSCĐ, là không nhiều.
Vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của công ty (năm 2000 là 9%, và giảm còn 4% trong hai năm 2001, 2002).
Do quy mô của công ty rất nhỏ, hơn nữa lại trực thuộc sự quản lý lý của Phòng Thương mại nên tài sản cốđịnh của công ty được đầu tư rất ít. Những tài sản cốđịnh nhưđất đai, nhà cửa, vật kiến trúc hầu như công ty không có. Các trụ sở, văn phòng, kho bãi chứa hàng, công ty đều phải thuêđể sử dụng chứ không thuộc sở hữu của công ty.
Vốn cốđịnh của công ty chủ yếu đầu tư vào các máy móc, thiết bị văn phòng và phương tiện giao thông vận chuyển. Trong năm 2002, do nhu cầu đòi hỏi của việc mở rộng kinh doanh công ty đãđầu tư thêm một số thiết bị làm việc và một ô tô.
Một điều đáng nói về tài sản cốđịnh của công ty đó là giá trị còn lại của các tài sản đó không còn nhiều, thậm chí là rất ít đối với một công ty. Tài sản cốđịnh của công ty hầu hết được đầu tư từ ngày công ty mới thành lập, hầu nhưđã khấu hao gần hết. Nhiều thiết bịđã trở nên lạc hậu, không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của công ty. Hàng năm công ty vẫn tiến hành kiểm kê tài sản cốđịnh và lập báo cáo về tình hình tăng giảm tài sản cốđịnh.
Biểu 7: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1. Nguyên giá - Đầu kỳ 5.826 5.365 2.827 - Tăng trong kỳ 52 96 63 - Giảm trong kỳ 513 2.634 313 - Cuối kỳ 5.365 2.827 2.578 2. Giá trịđã hao mòn - Đầu kỳ 4.839 4.548 2.474 - Tăng trong kỳ 81 384 182 - Giảm trong kỳ 300 2.458 292 - Cuối kỳ 4.458 2.474 2.364 3. Giá trị còn lại - Đầu kỳ 988 818 354 - Cuối kỳ 818 354 214
Số liệu trong bảng cho thấy số giá trị còn lại của tài sản cốđịnh của công ty là rất ít, không đủđểđáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty. Trong thời gian tới để mở rộng quy mô của công ty thì việc đầu tư vào tài sản cốđịnh là một vấn đề rất cấp thiết. Do khả năng về tài chính của công ty có hạn, nên việc đổi mới tài sản cốđịnh rất cần có sự hỗ trợ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh
Trong điều kiện vốn cốđịnh của công ty rất thấp, những tài sản cốđịnh do đó cũng được đầu tư có giới hạn. Nhưng trong khuôn khổ giới hạn về vốn cốđịnh đó, với tinh thần tiết kiệm, tận dụng hết công suất của tài sản cốđịnh vì vậy cũng mang lại hiệu quả nhất định cho công ty. Có thể khái quát về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của công ty qua bảng sau:
Biểu 8: Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002
1. Doanh thu thuần Triệu 58.186 69.816 97.498
2. Nguyên giá TSCĐ ’’ 5.365 2.827 2.578
3. VCĐ bình quân ’’ 903 586 284
4. Lợi nhuận sau thuế ’’ 241,5 404,5 578
Các hệ số
Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 64,4 119,1 343,3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/2) ’’ 10,8 24,7 37,8 Tỷ suất sinh lợi VCĐ (4/3) ’’ 0,267 0,690 2,035
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán.
Qua số liệu được tính trong biểu trên ta thấy:
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh cho biết một đồng vốn cốđịnh
bình quân được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2000 chỉ số này đạt 64,4 lần; năm 2001 tăng lên 119,1 lần và năm 2002 là 343,3 lần. Sự tăng mạnh của chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh ngày càng cao, mặc dù lượng vốn không tăng
lên mà còn giảm đi.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh cho biết một đồng nguyên
giá tài sản cốđịnh tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Do tài sản cốđịnh và vốn cốđịnh có quan hệ chặt chẽ với nhau nên hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh cũng phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh. Trong năm 2000, một đồng nguyên giá tài sản cốđịnh của công ty sử dụng vào kinh doanh đem lại 10,8 đồng doanh thu thuần, năm 2001 con số này tăng lên 24,7 và sang năm 2002 là 37,8. Hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh ngày một tăng cho thấy công ty luôn sử dụng hết công suất các tài sản cốđịnh hiện có, mặc dù lượng tài sản này là không nhiều.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi vốn cốđịnh cho biết một đồng vốn vốn cốđịnh
bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận (sau thuế). Tỷ suất sinh lợi vốn cốđịnh của công ty liên tục tăng trong ba năm do lượng vốn cốđịnh sử dụng giảm nhưng lợi nhuận lại tăng đáng kể do đó có thể nói vốn cốđịnh đang được sử dụng có hiệu quả tại công ty TSC.
Qua các số liệu và các chỉ tiêu được tính toán trên ta đều thấy hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của công ty là rất cao. Đóng góp của vốn cốđịnh vào doanh thu là rất lớn. Nhưng liệu điều đó cóý nghĩa thực tế không ? Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh nếu chỉ dựa vào việc đánh giá các chỉ tiêu như vậy có thực sựđúng không ?. Đây là một vấn đề cần xem xét. Chỉ quan sát qua các chỉ tiêu ta cũng có sự không bình thường bởi các chỉ tiêu này đều quá lớn, khó mà có doanh nghiệp nào có thểđạt được. Nhưng sự bất bình thường này hoàn toàn có thể lý giải được.
Thật vậy, việc các chỉ tiêu này đều vượt xa kết quả mong đợi là do các kết quả kinh doanh không phụ thuộc nhiều lắm vào lượng vốn cốđịnh. Nói cách khác, vốn cốđịnh không thực sựđóng góp nhiều trong việc tạo ra doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, tài sản cốđịnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Nhưng ngược lại, đối với các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ,
nhất là hầu như chỉ làm dịch vụ như công ty TSC, với lượng vốn cốđịnh chỉ chiếm vài phần trăm, thì vai trò tạo ra doanh thu, lợi nhuận lại nằm ở vốn lưu động. Do đó, giữa vốn cốđịnh và các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận có mối liên hệ rất lỏng lẻo. Điều này lý giải tại sao khi tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh lại có sự khác thường như vậy. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh quá lớn chủ yếu là do lượng vốn cốđịnh sử dụng quá nhỏ trong khi kết quả kinh doanh lại lớn chứ không hẳn là do hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh cao đến mức như vậy.
Mặc dù các chỉ tiêu được tính không phản ánh thực tế sựđóng góp của vốn cốđịnh vào thu nhập của doanh nghiệp nhưng có thể khẳng định qua các chỉ tiêu trên là vốn cốđịnh của công ty đãđược sử dụng rất có hiệu quả. Với một lượng vốn cốđịnh rất nhỏ, lượng tài sản cốđịnh được đầu tư có hạn nhưng công ty vẫn có thể hoạt động tốt. Mọi công việc kinh doanh của công ty vẫn được hoạt động trôi chảy mà không hề bị gián đoạn vì một lý do nào của việc thiếu tài sản cốđịnh.
Tuy nhiên, việc duy trì một cơ cấu sử dụng mất cân đối như vậy nếu tiếp tục kéo dài thì chắc chắn sẽ gây ra khó khăn không nhỏ cho công ty. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như cũng như xu hướng toàn cầu hoá, hiện đại hoá nền sản xuất kinh doanh thì việc có những máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp công ty có thể giành lợi thế trong cạnh tranh, mở rộng hoạt động một cách dễ dàng hơn. Do đó việc xác định lại cơ cấu sử dụng vốn của công ty là việc làm cần thiết.