Mối quan hệ giữa thị trường với hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Da Giầy HN giai đoạn (1996-2001) và dự báo năm 2002 potx (Trang 26 - 33)

Thị trường sản phẩm và hoạt động tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ với nhau. Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gắn với thị trường, sản phẩm phải được tiêu thụ trên thị trường thì doanh nghiệp mới thuhồi được vốn và thực hiện được quá trình tái sản xuất.

Trước đây, trong kỳ bao cấp thì mối quan hệ này không quan trọng, bởi vì các sản phẩm sản xuất ra đã có nơi tiêu thụ, doanh nghiệp không cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì mối quan hệ giữa thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường cần những mặt hàng nà, số lượng bao nhiêu để xem khả năng của mình có sản xuất để đáp ứng nhu cầu này hay không?

Doanh nghiệp phải xem chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, giá cả hàng hóa mà doanh nghiệp dưa ra có phù hợp với thị trường hay không. Nếu sản phẩm được thị trường chấp nhận thì công tác tiêu thụ sẽ được thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và ngược lại.

Thị trường là nơi đánh giá thế và lực của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là thị phần của doanh nghiệp, được tính bằng tỷ số và lượng cầu của doanh nghiệp với lượng cầu của thị trường về sản phẩm đó. Sức mạnh của doanh nghiệp là khả năng tác động vào thị trường làm thay đổi giá cả, hành vi mua hàng, có khi thôn tính cả đối thủ cạnh tranh. Người nắm được thị trường, phát triển được thị trường là người ở thế thắng. Thị trường càng mở rộng và ổn định, khả năng tiêu thụ càng tăng, sức cạnh tranh càng lớn. Mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lơị nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư hiện đại hoá sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, mở rộng thị trường còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.

Chương II

hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê nghiên cưú tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

I.Những và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu

1.Những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê.

Không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống, mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu thập thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ. Vì vậy để xây dựng hệ thống chỉ tiêu có khoa học và hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh danh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

-Phản ánh tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Về không gian là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan đến doanh nghiệp.

Về thời gian thường là tháng,quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh được quy luật, tín hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu so sánh thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế, yêu cầu lưu trử số liệu thống kê.

Số liệu thu thập được hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân ích toàn diện, sâu sát tình hình và quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép dự đoán xu thế phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh.

Đảm bảo hiện đại hoá nhu cầu thông tin trong việc quản lý và xử lý thông tin phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê.

Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng khái niệm cơ bản, trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình .

Chỉ cần nói đếm khái niệm cơ bản của hiện tượng, người ta đã hình dung được các đường nét cơ bản của hiện tượng đó. Tuy nhiên, chỉ những tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu thống (về cơ bản là các chỉ tiêu số lượng) lúc này ta có ngay sự mô tả trực tiếp cuả hiện tượng nghiên cứu. Còn các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thì phải trải qua cácbước cụ thể hoá dần dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê chẳng hạn như hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch trình độ thành thạo của lao động…các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được:trước hết bằng khái niệm cơ bản sau đó người ta chia nhỏ các khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành phần. Mỗi khái niệm này lại chia thành các khái niệm cụ thể dần cho đến lúc chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản.

Quá trình này được gọi là tháo tác hoa khái niệm, trong đó các khái niệm được cụ thể hoá cho đến lúc thành các chỉ tiêu cụ thể.

Nhìn chung các hiện tượng chỉ tiêu nghiên thường rất phức tạp. Để phản ánh chính xác chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các chỉ tiêu sau:

-Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

-Hiện tượng càng phức tạp (nhất là các hiện tượng trừu tượng) số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn với các hiện tượng đơn giản.

-Để thực hiện thu thập thông tin chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẳn có ở cơ sở nhưng cần hình dung số chỉ tiêu sẻ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích, dự báo ở các bước sau.

-Để tiết kiệm chi phí, khồn thể không để một chi phí tiêu thức nào trong hệ thống.

*Do vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo nhữngyêu cầu và nguyên tắc sau:

-Chỉ tiêu thống kê phải phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

-Các chỉ tiêu thông kê phải đảm bảo tính khả thi tức là phải đảm bảo khả năng nhân tài, vật lực cho phép tiến hành thu thập tổng hợp các chỉ tiêu.

-Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính hệ thống của việc xây dựng hệ thống hỉ tiêu thống kê.

-Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.

-Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế, tiếp cận với nội dung, phương pháp thống kê của các nước trên thế giới.

II.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

1.Chỉ tiêu phản ánh số lượng(hiện vật)

Khái niệm: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ là toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dich vụ được tiêu thụ trong kỳ. Các sản phẩm tiêu thụ ở đây là những sản phẩm đã được thanh toán hay được khách hàng chấp nhận thanh toán.

-Công thức tính: qTT =qđk + qsx - qck

Trong đó:

qTT: khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. qđk: khối lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ. qsx: khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. qck: khối lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ.

2.Chỉ tiêu phản ánh doanh thu(giá trị)

-Khái niệm: Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, toàn bộ gía trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo.

- Nội dung kinh tế của tổng doanh thu (G)

+ Giá trị sản phẩm vật chất và doanh nghiệp hoàn thành; đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo.

+ Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.

+ Giá trị sản phẩm vất chất hoàn thành tong các kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ báo cáo.

Nội dung trên được tính theo giá hiện hành. - Phương pháp tính : G =  p.q

Trong đó :

p : giá bán đơn vị từng loại sản phẩm (giá thực tế)

q : số lượng từng loại sản phẩm doanh nghiệp đã tiêu thụ được trong kỳ.

b. Tổng doanh thu thuần :

Nó là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu (nếu có), các khoản giảm trừ khác phát sinh trong kỳ báo cáo như : chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản đền bù, sửa chữa hư hỏng còn trong thời gian bảo hành.

- Công thức tính :      pi gti qi DT Trong đó :

DT : tổng doanh thu thuần Pi : giá đơn vị sản phẩm i

gti : khoản giảm trừ tính trên đơn vị sản phẩm tiêu thụ gi : khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

- Chiết khấu bán hàng : là số tiền tính trên tổng doanh thu trả lại cho khách hàng do khách hàng đã trả tiền hoặc trừ bớt nợ cho khách hàng mua chịu, bao gồm :

+ Chiết khấu thanh toán : là số tiền thưởng trên phần trăm doanh thu do khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định.

+ Chiết khấu thương mại : là khoản giảm trừ cho khách hàng mua khối lượng lớn hoặc là khách hàng truyền thống.

- Giảm giá hàng bán : là số tiền giảm trừ mà doanh nghiệp phải chấp nhận một cách đặc biệt trên giá bán thoả thuận vì các lý do vi phạm các điều khoản của hợp đồng kinh tế nhưng chưa đến mức bị trả lại.

- Doanh thu hàng hoá bị trả lại : là doanh thu của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại hoặc từ chối thanh toán do không đúng yêu câù hoặc kém phẩm chất... như hợp đồng đăng ký.

- Thuế phải nộp liên quan đến hàng bán bao gồm : thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu (nếu có)

Tổng doanh thu thuần là chỉ tiêu được dùng để tính lỗ lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ rất quan trọng; nó thể hiện kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này khuyến khích doanh nghiệp không những tăng nhanh khối lượng mà còn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến khâu sản suất và tiêu thụ. Một doanh nghiệp, nếu tiêu thụ được nhanh và nhiều sản phẩm, tức là đẩy nhanh được tốc độ quay của vòng vốn và việc sử dụng vốn có hiệu quả.

III. Một số phương pháp thông kê và phục vụ phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm :

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Da Giầy HN giai đoạn (1996-2001) và dự báo năm 2002 potx (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)