Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp thực chất là hoạt động bán hàng cho người dùng hoặc thông qua các trung gian tiêu thụ. Trong cơ chế thị trường, có các hình thức trung gian sau:
+ Người bán buôn: Là những trung gian hàng hoá- dịch vụ cho các trung gian khác, cho người bán lẻ hoặc cho nhà sử dụng công nghiệp khác.
+ Người bán lẻ: Là những người trung gian, bán hàng trực tiếp cho người tiêu đùng cuối cùng.
+Đại lý và môi giới: Là những người trung gian, có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất.
Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp và các trung gian cùng ký hợp đồng mua bán, quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình tiêu thụ. Để đảm bảo quá trình tiêu thụ có hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn đúng đắn người làm trung gian cho mình, đồng thời phải thiết lập các kênh phối.
Các kênh phân phối:
+Người sản xuất người tiêu dùng.
+Người sản xuất người bán buôn-người bán lẻ người tiêu dùng. +Người sản xuất đại lý bán buôn bán lẻ người tiêu dùng.
4.5.Công tác hỗ trợ và xúc tiến bán hàng.
Hoạt động này trong nền kinh tế thị trường đã trở thành một công cụ cần thiết đảm bảo sự gắn chặt giữa sản xuất và tiêu dùng. Công tác xúc tiến bán hàng bao gồm nhiều hoạt động như:
+ Quản cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, đề cao những sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
+Xúc tiến bán: Là biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm.
+Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá-dịch vụ hay tăng uy tính của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những cách có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí.
+Bán hàng các nhân: Là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá-dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng.
Trong mỗi loạ trên lại bao gồm một tập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông thích hợp trong những thị trường cụ thể như: Quảng cáo đặc biệt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ, catalog, pano apphich, quà tặng, phiếu dự xổ số,...
Ngoài ra, cac doanh nghiệp có các hình thức hổ trợ khác nhau như: hổ trợ về phương tiện vận chuyển cho khách, về phương thức thanh toán (có thể thanh toán chậm, bán trả góp,...) để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ.