Thiết bị mạng của SPT hiện nay chủ yếu là các router của hãng Cisco, do vậy các câu lệnh được giới thiệu trong phần này được cung cấp bởi hãng Cisco và được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nâng cấp phần mềm và phần cứng
Các router cần được nâng cấp để hỗ trợ chức năng chuyển mạch nhãn LSR, nhất là đối với tầng truy cập router vừa làm nhiệm vụđịnh tuyến chuyển mạch gói tin Internet, vừa làm nhiệm vụ của mạng MPLS QoS. Các router này đòi hỏi phần cứng, phần mềm tương đối mạnh (đối với hãng Cisco router phiên bản từ 7200 trở lên, bộ nhớ RAM tối thiểu 128Mbyte và phiên bản phần mềm từ 12.2 trở lên).
Bước 2 Kích hoạt router lớp phân phối và lớp lõi đóng vai trò LSR
Router# config terminal
Router(config)# mpls label protocol ldp
Bước 3 Kích hoạt router lớp truy cập đóng vai trò Edge-LSR
Ngoài các lệnh kích hoạt LDP giống nhưở bước 2, router lớp truy cập cần cấu hình thêm các lệnh sau:
Định nghĩa giao diện đóng vai trò là địa chỉ đại diện của router PE Vì router có nhiều địa chỉ IP, nên ta phải định nghĩa một địa chỉ đại diện cho router PE trong các hoạt động trao đổi thông tin định tuyến và nhãn. Thông thường ta hay dùng địa chỉ Loopback làm địa chỉ đại diện:
Router#config terminal
Router(config)# tag-switching tdp router-id INTERFACE
Trong đó thuộc tính INTERFACE là tên của giao diện đại diện.
Kích hoạt MP-BGP trên router PE
Để kích hoạt thủ tục định tuyến MP-BGP trên router PE ta sử dụng lệnh sau:
Router#config terminal
Router(config)#router AS
Router(config-router)#no bgp default ipv4-unicast Trong đó AS là số hiệu mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Bước 4 Định nghĩa MTU
Các router thường có MTU mặc định là 1500 nghĩa là router chỉ cho phép các gói tin có kích thước tối đa 1500 bytes đi qua. Khi triển khai MPLS thì kích thước gói tin có thể tăng thêm tới 16 bytes, do vậy ta phải cấu hình các router có thể hỗ trợ MTU ≥ 1516 bằng câu lệnh sau:
Router# config terminal
Router(config)# interface NAME PORT
Trong đó INTERFACE PORT là tên và số hiệu cổng giao tiếp.
Cấu hình phân lớp trên GW
ip access-list extended BEST_DATA permit ip host ip address
Trong đó ip address Các giá trị địa chỉ IP tương ứng với địa chỉ IP của các gói tin đặc biệt.
dial-peer voice 17702 voip
match ip address BEST_DATA set ip precedence critical
Trong đó ip precedence critical Thiết lập IP Precedence cho lưu lượng thoại
Cấu hình các chính sách (chia sẻ băng thông, cơ chế PQ, WFQ,
WRED) trên GW và router policy-map HPG -HNI class DATA bandwidth percent 50 fair-queue random-detect dscp-based class VOIP priority 1024 random-detect dscp-based 6.4 Kết luận
Để tiến tới xây dựng mạng NGN, việc triển khai ứng dụng tổ hợp dịch vụ
thoại và số liệu trên cơ sở mạng có sẵn là nhiệm vụ quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn tốt nghiệp cao hoc “Vấn đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế
hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng mạng của công ty SPT” thực hiện nghiên cứu và giải quyết những vấn đề sau:
Giới thiệu tổng quan về mạng thế hệ mới (NGN). Tác giả phân tích xu thế
phát triển của mạng viễn thông ngày nay. Các đặc điểm về dịch vụ, công nghệ và kiến trúc mạng NGN triển khai trên hạ tầng các mạng riêng lẻ có sẵn. Phân tích các tham số đánh giá chất lượng dịch vụ mạng và những yêu cầu cần được giải quyết.
Phân tích các nhóm giải pháp về chất lượng dịch vụ trong mạng NGN phát triển trên môi trường mạng IP, cũng như các ưu nhược điểm của từng giải pháp và đưa ra một số ví dụ cấu hình ứng dụng dựa trên các khuyến cáo và thiết bị do hãng Cisco cung cấp.
Phân tích những mặt hạn chế của công nghệ IP và miêu tả kiến trúc của chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS. Giới thiệu cách thức mà công nghệ
MPLS phát triển các kỹ thuật QoS.
Đề xuất giải pháp xây dựng mạng MPLS QoS trên môi trường mạng của công ty SPT.
Tuy mạng NGN đáp ứng được sự hội tụ của nhiều dịch vụ nhưng trên thực tế triển khai các hãng sản xuất thiết bị cũng như nhà cung cấp dịch vụ cần phải nghiên cứu phát triển, nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm, đểđảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Trong khuôn khổ đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu các kỹ thuật QoS cho mạng đường trục IP. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là nghiên cứu phát triển địa chỉ IPv6 thay thếđịa chỉ
IPv4 với mục đích tăng thêm số bit của trường DSCP trong địa chỉ, nhằm mở
công nghệ IP/MPLS là ATOM (Any traffic Over MPLS) với mục đích phát triển các giải pháp mạng đường trục tốt nhất cho mạng thế hệ mới.
Ngoài ra đối với từng mạng riêng lẻ trong một cấu trúc mạng tổ hợp cũng cần có những kỹ thuật QoS dành riêng nhưng chưa được giới thiệu ở đây như: “Wireless IP”, “Mobile IP”,….Do vậy song song với việc hoàn thiện thiết kế
mạng NGN, các giải pháp về chất lượng dịch vụ cũng cần được tiếp tục nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, “Mạng Viễn Thông Thế Hệ
Sau”, Nhà xuất bản Bưu Điện, 12/2002.
[2] Cisco DQOS Exam Certification Guide, Wendell Odom, CCIE No. 1624 Michael J. Cavanaugh, CCIE No. 4516, First Printing July 2003.
[3] Cisco TAC “IP QoS Intrduction” Website http://www.cisco .com [4] Neill Wilkinson, “Next Generation Network Services”, John Wiley & Sons INC, 2002.
[5] Richard D. Gitlin, Next Generation Networks The New Public Network, http://www.cs.columbia.edu/IRT/papers/others/1999/Globecomm_99_Next_ Generation_Networks_Fi.PDF
[6] Cisco[1].Press.Advd.MPLS.Desgn.and.Impl, www.cisco.com/cpress/cc/td/doc/cisintwk/ita/index.htm
[7] MPLS Products & Technologies Page http://www.cisco.com/go/mpls [8] Chuck Semeria, “Multiprotocol Label Switching: Enhancing Routing in the New Public Network” , www.juniper.net
[9] Tiêu chuẩn RFC 2205 “Resource ReSerVation Protocol” Version 1
Functional Specification của IETF, Web site http://www.ietf.org
[10] Tiêu chuẩn RFC 2474 “Definition of the Differentiated Services Field
(DS Field) in the IPv4 and IPv6 Headers” của IETF, Web site
http://www.ietf.org
[11] Quality of Service Solutions Configuration Guide
http://www.cisco.com/univercd/cc/td/doc/product/software/ios121/121cgcr/qo s_c/index.htm