Nhân cách hoá – Sự huyền diệu hoá thế giới trẻ thơ

Một phần của tài liệu Thế giới trẻ thơ trong Trăng Non của R.Tagore (Trang 55 - 63)

V ềm ặt lí luận, trong thi pháp thơ cổ điển Ấn, ngoa dụ và so sánh là hai biện pháp nghệ thuật được đề cao đặc biệt Thế nhưng, khi đi vào trong các tác phẩm thơ ca cổđiển

3.3. Nhân cách hoá – Sự huyền diệu hoá thế giới trẻ thơ

Theo Tđin văn hc, nhân cách hoá ( personify ) là khái niệm chỉ một dạng đặc biệt của ẩn dụ, chuyển những đặc điểm của con người sang những đối tương và hiện tượng không phải người hoặc không có đặc tính của cơ thể sống. Dựa vào chức năng của biện pháp nhân cách hoá trong ngôn từ nghệ thuật và sáng tác văn học, có thể phân chia các loại nhân cách hoá như sau:

+ Nhân cách hoá “ như một kiểu tu từ, gắn với khả năng nhân cách hoá như là bẩm sinh, vốn có ở mọi sinh ngữ đồng thời cũng gắn với truyền thống từ chương, truyền thống của lời văn diễn thuyết, ở cấp độ này, nhân cách hoá vốn có trong mọi lời nói biểu cảm, ví dụ như: gió thổi, con tim thì thầm…”[ 64, tr. 1252]

+ nhân cách hoá là “ loại ẩn dụ gần với lối tạo ra sự song hành, đối sánh về tâm lí: sự sống của thế giới tự nhiên xung quanh bị cuốn vào và trở nên đồng cảm với đời sống tâm hồn của nhân vật, được gán cho những dấu hiệu giống con người”[ 64, tr. 1252]. Cơ sở của loại nhân cách hoá này bắt nguồn từ tư duy của thần thoại và cổ tích : thông qua sự “đồng chủng” với thế giới người để khám phá bộ mặt của thiên nhiên. Còn ở thơ ca dân gian trữ

tình và thành văn, thông qua những biểu hiện nhân cách hoá của thiên nhiên để phát hiện diện mạo và những vận động tâm hồn của con người.

Ví dụ:

Sốt ruột, nóng lòng vì chờ đợi, các em đã phá ngục tù thoát mình trước khi mùa Đông ra đi. Người vô hình đứng nhìn đã bắt gặp tầm mắt các em đang đứng bên vệđường, ôi các em nõn nà, nhí nhảnh, hoa hồng, hoa nhài từng toán đổ ra vừa chạy vừa thở hổn hển. Các em là người đầu tiên dẫn mình đến vùng đất tử thần, màu sắc, hương thơm nơi các em náo động không gian. Các em cười, xô đẩy, chen, lấn, ưỡn ngực, vươn mình rồi gục ngã, thân chất thành đống cao”.

( Bài 52, Tng phm ca người yêu )

+ nhân cách hoá “với tư cách là tượng trưng, gắn trực tiếp với tư tưởng chính của tác phẩm và được tạo nên từ hệ thống những nhân cách hoá cục bộ” [64, tr. 1252]

Ví dụ:

Sương mù, cũng như tình yêu Chơi đùa trên lòng những quảđồi

Và đem lại những vẻđẹp huy hoàng đột ngột

( Bài 74, Nhngcon chim bay lc)

Trong thi pháp thơ ca cổ điển Ấn Độ, biện pháp nhân cách hoá không hề tồn tại. Với người Ấn Độ, vốn dĩ thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó. Mang trong mình tất cả những đặc tính người, thiên nhiên là người bạn thân thiết luôn song hành cùng con người

Ấn Độ. Thế nhưng, với Trăng non, một tác phẩm văn học thiếu nhi, nhân cách hóa lại là một thủ pháp nghệ thuật thể hiện thành công tính thích tưởng tượng của trẻ thơ. Bằng tưởng tượng, mọi vật trong mắt trẻđều có linh hồn, đều diệu kì, sống động. Ở đây, chúng tôi xin

được giải mã một số hình ảnh thiên nhiên được nhân cách hóa một cách cao độ, trở thành những hình ảnh tượng trưng nhiều ý nghĩa trong cả tập thơ.

* Hoa ( hương hoa, trường hoa)

Từ xưa đến nay, hoa có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của con người. Ngôn ngữ biểu tượng nói rằng: “ bông hoa thường hiện ra như một khuôn mặt hình mẫu gốc tâm hồn, một trung tâm tinh thần [3, tr.417], ” là những đức tính của tâm hồn, bó hoa là sự hoàn hảo của tinh thần”[ 3, tr.427].

Với thi nhân, hoa là hiện thân của vẻ đẹp thanh khiết và tao nhã nhất, là ngôn ngữ của tình yêu.

M. Basho, thi hào vĩ đại của quần đảo hoa anh đào ( Nhật Bản), đã nhìn thấy ở

loài hoa dại nazuna nhỏ bé một vẻđẹp giản đơn và cao nhã. Trong tâm hồn Basho, hoa là tặng vật của tình yêu, là kết tinh kì diệu của đất trời:

Ôi đóa nazuna Đôi mắt tôi nhìn kĩ

Bên hàng giậu nở hoa [7, tr.165]

Nhà thơ trữ tình Batu7, S. Sadi với kiệt tác Vườn hng, lại nhìn thấy ở hoa sự

cao quý, bình an. Hoa là tình yêu và sự bất tử:

Nhiều lần ta đã vượt qua sựđau đớn

Và cười với những hoa hồng trong vườn ta [6, tr. 114]

Trong Trăng non của R. Tagore, hoa tượng trưng cho vẻđẹp trong sáng của trẻ

thơ. Ở bài Trường hoa ( The flower school) , hoa là người bạn cùng trang lứa với trẻ, cũng biết đến trường, cũng học hành vui chơi:

Gió đông thổi tới lững thững trên dãi đất hoang trổi kèn trong rặng tre

Khi ấy, từng bầy hoa không biết từ đâu chợt nảy sinh, đến nhảy múa say mê trong cỏ

Mẹạ, con nghĩ rằng thực bụng hoa cũng đi học trong lòng đất

Lớp của chúng kín cửa và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.

Mùa mưa tới là kì nghỉ hè của chúng

Cành chen nhau trong rừng, lá xào xạt trong gió dại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra với áo hồng, vàng hay trắng toát.

Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời xiết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?

Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai, chúng cũng có mẹ như con có vậy.

Bằng nghệ thuật nhân cách hoá, trẻđã thổi hồn vào cỏ cây, hoa lá, khiến thế giới cỏ cây cũng rộn ràng sự sống. Không chỉ một hai sinh linh mà từng bầy hoa cũng biết đến trường, cũng học hành vui chơi như trẻ ( Mother, I really think the flower go to school underground. They do their lesson with doors shut, and if they want to come out to play before it is time, their master makes them stand in a corner) [66, tr. 45] . Điều kì diệu nhất là hoa cũng có mẹ, mẹ hoa cũng đón hoa mỗi lúc tan trường, cũng yêu thương hoa chân thành, tha thiết ( I can guess to whom they raise their arms: they have their mother as I have my own)[ 66, tr. 46] . Ở bài thơ này , với thủ pháp nhân cách hóa, hình ảnh hoa đã trở thành hiện thân của trẻ: hoa là trẻ thơ và trẻ thơ cũng là những bông hoa đẹp nhất. Tưởng tượng mình là một đóa Chămpa, trẻđã thể hiện tình thương của mình dành cho mẹ:

Giá con trở thành một đoá hoa Chămpa Chỉđể chơi thôi

Và mọc trên một cành cây cao nọ Và reo cười đung đưa trong gió

Và nhảy múa trên những lá non vừa mới nhú ra Thì mẹ sẽ nhận được ra con không hở mẹ

Mẹ sẽ gọi: bé ơi, con đâu rồi?

Và con sẽ cười thầm, lặng im không nói

Con sẽ len lén mở cánh cửa rình xem mẹđang làm… ( Hoa Chămpa )

Vừa là một hình ảnh tượng trưng, hoa Chămpa còn được nhân cách hoá như một

đứa trẻđùa vui cùng mẹ ( Supposing I became a champa flower, just for fun, and grew on a branch high up that tree, and shook in the wind with laughter and danced upon the newly budded leaves, would you know me, mother?[66, tr. 29]). Bằng mùi hương dịu ngọt và cái bóng nhỏ xíu của mình, trẻđã đến bên mẹ trong một dung mạo mới ( When after the midday meal you sat at the window reading Ramayana , and the tree`s shadow fell over your hair and your lap, I should fling my wee little shadow on to the page of your book, just where you were reading [66, tr. 29]):

Khi sau buổi cơm trưa mẹ ngồi bên cửa sổ Đọc bộ Ramayana

Và bóng cây toả xuống tóc, xuống đầu gối mẹ Con sẽ rủ cái bóng nhỏ xíu của con lên trang sách Đúng vào nơi mẹđang đọc

Nhưng mẹ có đoán ra đó là cái bóng tí hon của con không mẹ?

Như vậy, ở góc độ nhân hóa, hoa trong Trăng non mang một sinh mệnh mới, là người bạn song hành thân thiết với trẻ thơ. Bông hoa, trường hoa, hương hoa đều là những hình ảnh gắn liền với kí ức tuổi thơ, thể hiện cao độ tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Với Tagore, trẻ thơ là những đóa hoa đẹp nhất mà Tạo hóa đã ban tặng con người.

*Biển, sông, mây, sóng

Biển, sông, mây, sóng là những hiện tượng thiên nhiên luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ thơ. Hình ảnh biển vô biên, sông nước, mây trời bao la luôn gợi lên trong lòng các em niềm ước mơ khao khát về một thế giới tự do, tươi đẹp. Trong bài Trên b bin ( On the seashore), Tagore đã đối lập sự hồn nhiên vô tư của trẻ em với sự tính toán, khó nhọc của người lớn trước biển – “ bến bờ những thếgiới vô biên”. Như một người bạn song hành cùng trẻ, biển cũng vô tư trước những toan tính của con người:

Biển trào lên với những trận cười giòn giã Và soi những nụ cười trên bãi cát xanh xao. Những con sông đi gieo mầm chết chóc Hát những bài ca vô nghĩa cho các em Chẳng khác nào một người mẹ hát ru Khi đưa đẩy chiếc nôi con nhỏ

Biển đùa chơi với bọn trẻ con

Và soi những nụ cười trên bãi cát xanh xao

( The sea surges up with laughter, and pale gleams the smile of the sea – beach. Death- dealing waves sing meaningless ballads to the children, even like a mother while rocking her baby`s cradle. The sea plays with children and pale gleams the smile of the sea-beach)[ 66, tr.3]

Nụ cười của bờ biển ( the smile of the sea-beach) là hình ảnh tượng trưng cho sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Hòa mình vào biển, trẻ tìm thấy được niềm vui, sự tự

do tuyệt đối. Ở bài Mây và sóng, biển còn là hình ảnh tượng trưng cho mẹ và tình mẫu tử

thiêng liêng:

Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi

Và vỗ vào gối mẹ cười vang

Hình ảnh nhân hóa mẹ là biển, con là sóng thể hiện thành công sự gắn bó, hòa quyện của tình mẹ và con. Sự mời gọi hấp dẫn của bạn mây và sóng không làm em bé quên

được mẹ. Dù cho mây “ chơi với buổi sớm maivàng”, “chơi với vầng trăng bạc” (“we play with the golden dawn, we play with the silver moon” [ 66, tr.27]), “ sóng hát từ sớm mai đến tối” ( “We sing from morning till night” [ 66, tr. 27]) thì em bé vẫn muốn về với mẹ: Mẹơi, những người sống trên mây đang gọi con:

Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.

… Những người sống trong sóng nước gọi con “ Chúng ta hát từ sớm mai đến tối

Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ

Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào

... Con bảo: “ Buổi chiều mẹ tôi luôn muốn tôi ở nhà với mẹ Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được”

Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua.

Là những hiện tượng thiên nhiên được nhân cách hóa, mây và sóng là hình ảnh tượng trưng cho niềm mơ ước của con người: tự do và nguồn vui. Thế nhưng, đối với trẻ

thơ, ởđâu có mẹởđó mới có nguồn vui và sự tự do. Mẹ không chỉ là biển vô biên, là vũ trụ

vĩnh hằng mà mẹ còn là điểm tựa yên bình của cuộc đời con: “Dòng sông vừa chảy xiết vừa ca/ Và đập tan hết những gì ngăn cản/ Nhưng núi thì ở lại nhớ mong/ Và nhìn theo dòng sông với tấm lòng trìu mến” (Món quà ).

Trong Trăng non những hiện tượng thiên nhiên được nhân cách hóa đã làm bật nổi tư tưởng triết lí của Tagore: sự hòa nhập, bình đẳng giữa con người với thiên nhiên. Với Tagore, thiên nhiên là một sinh linh đặc biệt có linh hồn, luôn bên cạnh trẻ như một người mẹ bao dung, vĩ đại:

Mặt trời mỉm cười ngắm con tắm gội

Bầu trời canh chừng khi con ngủ say trong tay mẹ, và ban mai nhón bước tới giường hôn mắt con. Gió mừng mang đi tiếng chuông leng keng nơi vong chân con. Cô tiên chiêm bao đang đến với con bay qua bầu trời hoàng hôn

Bà mẹ đời ngồi bên con trong trái tim mẹ. Kẻ dạo nhạc cho các vì sao đang đứng thổi sáo ở cửa sổ con.

( Đám rước không ngờ)

Bằng sự hào phóng của mình, thiên nhiên đã ban tặng mọi yêu thương cho trẻ. Hòa nhập vào thiên nhiên, trẻ tìm thấy được niềm vui, sự bình yên, hạnh phúc. Trong bài

Cây đa, vì mong ước được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, đứa trẻđã để trí tưởng tượng của mình tự do bay bổng:

Hỡi cây đa tóc râu tua tủa đứng bên bờ ao, ngươi có quên đứa bé, như những con chim làm tổ trên cành rồi bỏ ngươi không?

Ngươi không còn nhớ sao, nó ngồi bên cửa sổ trố mắt nhìn đám rễ lòa xòa đâm xuống đất?

Những người đàn bà mang bình ra ao kín nước, và cái bóng đen kếch xù của ngươi đong đưa trên mặt ao như giấc ngủ cựa mình thức dậy.

Anh mặt trời nhảy múa trên những sóng lăn tăn như muôn ngàn con thoi tí hon không ngừng dệt tấm thảm vàng.

Đôi vịt cưỡi bóng bơi bên bờ sậy, và đứa bé ngồi im nghĩ ngợi.

Nó ao ước thành gió thổi qua cành đa lao xao, thành bóng đa theo ngày chạy dài trên mặt nước, thành chim đậu trên cành cao tít, hay thành đôi vịt bồng bềnh giữa bóng đám sậy lung linh.

Ở góc độ so sánh và nhân hóa, những hiện tượng thiên nhiên trong mắt trẻ thơ

vô cùng kì diệu. Hình ảnh cái bóng đen của cây đa “ đong đưa trênmặt ao như giấc ngủ cựa mình thức dậy” ( “your huge black shadow would wriggle on the water like sleep struggling to wake up”[ 66, tr. 72]), hay “ ánh mặt trời nhảy múa trên nhữngsóng lăn tăn như muôn vàn con thoi tí hon không ngừng dệt tấm thảm vàng” ( “Sunlight danced on the ripples like restless tiny shuttles weaving golden tapestry” [ 66, tr. 72]) đã đem đến cho người đọc những liên tưởng bất ngờ, thú vị, thể hiện sự am hiểu tư duy, tâm lí trẻ thơ sâu sắc của Tagore. Trí tưởng tượng phong phú của ông đã làm cho những sự vật, hiện tượng được

nhân hóa trong Trăng non mang vẻ đẹp huyền ảo đậm sắc màu cổ tích:“ Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên đôi mắt bé của ta?/…Ta sẽ chiếm tất cả và mang về nhà/ Ta sẽ buộc đôi cánh hắn thật chặt/ Và sẽđặt hắn lên bờ sông/ Và để hắn chơi trò câu cá/ với một cây sậy giữa đám cói và lùm hoa súng/ Khi chiều xuống và chợđã tan / Và trẻ con trong làng đã ngồi lên đùi mẹ/ thì những con chim đêm hét vào tai hắn, những lời mỉa mai, chế giễu: “ Giờ, ngươi sẽ ăn cắp giấc ngủ của ai nào?”(Who stole sleep from baby`s eyes? …I would plunder it all, and carry it home. I would blind her two wings securely, set her on the bank of the river, and then let her play at fishing with a reed among the rushes and water – lilies.When the marketing is over in the evening, and the village sit in their mother`s laps, then the night birds will mockingly din her ears with: “ Whose sleep will you steal now?” [66, tr.12] Nhiều người cho rằng thơ Tagore hiểu khó do ông sử dụng rất nhiều những hình ảnh tượng trưng. Vì thế, trong một tập thơ viết cho thiếu nhi, nhân cách hóa những sự

vật, hiện tượng cụ thể sẽ giúp cho việc hiểu tư tưởng triết lí của ông được dễ hơn. Chẳng hạn như trong bài Bao gi và vì sao, ý niệm cuộc sống là nguồn vui vì tất cả hương thơm, mật ngọt, màu sắc, âm nhạc và tình yêu đất trời sinh ra là để dâng tặng con người đã được Tagore thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên được nhân hóa cụ thể:

Khi mẹ mang cho con những đồ chơi nhiều màu sắc con ơi Khi mẹ hát cho con nhảy múa

Mẹ mới hiểu vì sao có nhạc trong cành lá Và vì sao nước lại gửi những bản đồng ca

Một phần của tài liệu Thế giới trẻ thơ trong Trăng Non của R.Tagore (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)