Một trong những nguyên lí cơ bản của thi pháp học cổđiển Ấn Độ là thi pháp thơ cổ điển – Alankara. Người đặt nền móng cho hướng nghiên cứu này ( từ thế kỉ II )là Bharata, một tu sĩ Bàlamôn sùng kính và thông thái trong giáo trình kịch Natyasastra. Nhưng phải
đến khoảng thế kỉ V – VI, hướng nghiên cứu này mới thực sựđược khởi đầu chính thức với công trình Kavyalankara – Vẻđẹp của thơ ca của Bhamaha. Đây được xem là công trình lí luận về thơ có hệ thống đầu tiên quan trọng nhất trong kho tàng thi pháp học cổđiển Ấn Độ. Alankara có nghĩa từ nguyên là “ sự trang sức, trang điểm”, về sau được dùng với nghĩa là “vẻ đẹp” để chỉ tất cả những gì đóng góp cho vẻđẹp của thơ ca. Trong nghĩa hẹp,
Alankara chỉ các biện pháp tu sức ngôn từ, trong nghĩa rộng, nó bao gồm tất cả những thủ
pháp nghệ thuật, phong cách văn chương… Ởđây, trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu Alankara một cách khái quát nhấtdưới góc độ là những hình thức tu sức về ngữ
nghĩa.
Khi nghiên cứu Alankara dưới góc độ những hình thức tu sức về ngữ nghĩa, các nhà lí luận Ấn Độ đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung lại họ cho rằng so sánh và ngoa dụ tạo nên nòng cốt thơ ca. Theo Bharata, so sánh là tài sản chính của nhà thơ. Ông khẳng định mọi Alankara đều dựa trên nền tảng sự tương đồng và khác biệt giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh. Để so sánh khuôn mặt người tình với vầng trăng, văn học Ấn có thể có đến hai mươi hình thức tu từ trên nền tảng so sánh ( trong đó, ngoài những hình thức so sánh khác nhau như: so sánh điển hình, so sánh trùng điệp, so sánh với chính nó…còn có các hình thức ẩn dụ, ngoa dụ, minh hoa, phủđịnh…). Chẳng hạn như, khi miêu tả vẻ đẹp người thiếu nữ, nhà thơ Bhartrihari ( sống vào khoảng thế kỉ V ) đã dùng hình thức tu từ phủđịnh để so sánh vẻđẹp của nàng với những hình ảnh thiên nhiên:
Gương mặt nàng đâu phải là trăng Đôi mắt nàng không hạt sen huyền Và cánh tay không là ngọc thạch Nàng chỉ là xương thịt làm nên Các nhà thơ chỉ là dối trá
Nhưng ta yêu nàng, dối trá ta tin
( Nhật Chiêu dịch) [ 6, tr. 133]
Và một nhà thơ khác, Jayadeva, sống vào khoảng cuối thế kỉ XII, cũng dùng hình thức so sánh đơn để miêu tả vẻđẹp của các nữ mục tử: Ta muốn nghe em nói Dù chỉ một đôi lời Và khi răng hé sáng Hoá một làn trăng soi Thì bóng đêm tối ám Rồi cũng sẽ tan thôi Gương mặt em sẽ mọc Như một vầng trăng ngà Trong mắt ta lấp lánh Đôi mắt nàng Radha …Hãy cho ta được uống Khuôn mặt em sen hồng Trong đại dương hiện hữu Của đời ta vô cùng
Em là viên ngọc sáng Từ sâu thẳm mênh mông …Hãy cho ta đuợc uống Gương mặt em sen hồng
( Nhật Chiêu dịch)[ 6, tr. 135]
Bên cạnh hình thức tu từ so sánh, các nhà lí luận còn chú ý đặc biệt đến ngoa dụ. Nếu Bharata cho rằng ngoa dụ chỉ là một dạng của so sánh được đẩy tới nói quá thì ngược lại, Bhamaha khẳng định so sánh chỉ là một dạng của ngoa dụ vì hàm ẩn trong mọi so sánh
đều có khoa trương, phóng đại. Ví dụ, trong bi ca Sứ mây, thành tố ngoa dụ xuất hiện trong hình thức so sánh, nỗi khao khát, nhớ thương người yêu cao đầy như ngọn núi:
Khát khao say đắm người yêu dấu
ngày càng chồng chất thành một núi tình [ 34, tr.197]
Như vậy, dù ý kiến có trái ngược nhau, các nhà lí luận Ấn đều coi trọng vai trò của so sánh và ngoa dụ trong vấn đề sáng tạo thơ ca. Với ngươi Ấn, giữa con người và
thiên nhiên luôn có mối quan hệ hoà hợp, bình đẳng với nhau. Trong tư tưởng tôn giáo của họ, thiên nhiên cũng có linh hồn. Vì thế, khi sáng tác thơ ca, họ thường so sánh thiên nhiên cũng giống con người. Trong ý niệm của họ, biện pháp nhân hoá không hề tồn tại. Họ mặc nhiên xem thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó, và vì thế trong thơ ca, những hình
ảnh thiên nhiên có phẩm chất, hành động, cảm nghĩ… như con người đều được xếp vào một nhóm miêu tả khách quan nhưbản chất nó là như thế và nhóm khác là ngoa dụ. Sau đây là một ví dụ về hình thức tu từ dựa trên nền tảng ngoa du và so sánh: Trong bi ca Sứ mây, khi miêu tả đám mây Kalidasa đã dùng những hình ảnh ngoa dụ sau:
- “ Những đám mây và những đấng minh quân vĩ đại được thế gian yêu quý, tụng ca vì đều khoan dung ban phát mưa móc, cởi bỏ sự nóng nực ngột ngạt khắp mọi nơi”[34, tr. 161]
- “ Da người ( đám mây) tuy đen tối, nhưng linh hồn cao thượng của người vằng vặc sáng trong”[34, tr. 197]
Và khi miêu tả nỗi nhớ thương của người vợ trẻ xa chồng, nhà thơ đã dùng hình ảnh dòng sông mùa cạn để so sánh:
“ Và chỉ mình người thôi, đám mây mưa như người tình hạnh phúc
Có thể làm tươi tắn lại nàng sông sầu thương do xa cách với người Những khúc chảy quanh co là bím tóc rối bời
Cô dâu trẻ vắng chồng không thiết chải Đợt đợt lá vàng khô trút trên dòng nước chảy khuôn mặt nàng thêm xơ xác héo hon” [34, tr. 193]
Về mặt lí luận, trong thi pháp thơ cổđiển Ấn, ngoa dụ và so sánh là hai biện pháp nghệ thuật được đề cao đặc biệt. Thế nhưng, khi đi vào trong các tác phẩm thơ ca cổ điển