MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 55)

3.1Đối với Nhà nước

Hoạt động xuất nhập khẩu nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy để thúc đẩy hoạt động này một cách có hiệu quả nhất đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng cho xuất nhập khẩu không chỉ là mối quan tâm của các Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu nói trên theo tôi trong giai đoạn trước mắt Nhà nước cần phải :

3.1.1 Thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu và quỹ tín dụng xuất khẩu:

Về quỹ bảo hiểm xuất khẩu: xuất phát về tính rủi ro cao về giá cả thị

trường quốc tế. Để các nhà xuất khẩu yên tâm ổn định sản xuất và một phần giúp đỡ họ khi gặp rủi ro bất lợi, Nhà nước nên sớm thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Khi giá thị trường thế giới thuận lợi, giá xuất khẩu cao hơn giá bảo hiểm. Nhà nước sẽ thu phần chênh lệch bổ sung vào quỹ. Ngược lại khi giá thị trường thế giới thay đổi, giá xuất khẩu thấp hơn giá bảo hiểm, Quỹ sẽ trích tiền hỗ trợ cho nhà xuất khẩu để họ có sản phẩm tại mức giá bảo hiểm.

Như vậy, với quỹ bảo hiểm xuất khẩu, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định thu nhập, từ đó gián tiếp tác động đến khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng thì điều này là hết sức có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.

Về quỹ tín dụng xuất khẩu: Với mục đích hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, bảo

hiểm tín dụng cho các NHTM tham gia tài trợ xuất khẩu, hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan tài trợ và bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu như EXIM bank Nhật, EXIM bank Hàn quốc, EXIM bank Thái Lan, EXIM bank Mỹ... Vì vậy, Chính phủ cần nhanh chóng cho ra đời Quỹ tín dụng xuất khẩu để cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu và hạn chế rủi ro cho các NHTM

3.1.2 Quản lí nghiêm việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đây là việc làm hết sức quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp và ngân hàng mà còn cả với các cơ quan quản lí của Chính phủ.

Việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng : các Ngân hàng sẽ giảm bớt được gánh nặng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời có những thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó hạn chế được rủi ro và nâng cao được chất lượng tín dụng của mình.

Đối với các cơ quan quản lí của Nhà nước việc làm này sẽ giúp cho họ có thể phát hiện ra được những yếu kém trong hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp khắc phục.

3.2Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.2.1 Xây dựng các văn bản pháp lí về tín dụng xuất nhập khẩu

Hiện nay các văn bản pháp lí về tín dụng xuất nhập khẩu còn sơ sài. Các Ngân hàng chỉ được hướng dẫn theo định hướng chung mà chưa có hệ thống văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể. Do vậy NHNN cần sớm ban hành các văn bản pháp lí và hướng dẫn thực hiện về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu để các ngân hàng có cơ sở hoạt động, tránh được sự vi phạm pháp luật đồng thời hạn chế được rủi ro và nâng cao được chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của mình.

3.2.2 Đẩy mạnh việc nghiên cứu để nâng cao vai trò thanh toán của VND.

Hiện nay, quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt nam và các nước trên thế giới khá chặt chẽ. Tuy vậy, hoạt động thanh tóan quốc tế vẫn chỉ thông qua 2 đồng tiền chủ yếu là USD và EUR. Bởi vậy, để cho sự hợp tác này diễn ra được thuận lợi hơn nữa, NHNN cần sớm triển khai việc nghiên cứu và sử dụng đồng VND và các đồng tiền khác trong khu vực trong giao dịch thanh toán quốc tế của Việt nam với các nước nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào đồng USD và EUR, đồng thời nâng cao vị trí của đồng VND.

3.2.3 Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, các diễn đàn trao đổi giữa các ngân hàng Việt nam và với các Ngân hàng quốc tế hàng Việt nam và với các Ngân hàng quốc tế

Với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN nên đứng ra mở các lớp đào tạo nghiệp vụ và tổ chức các diễn đàn trao đổi giữa các ngân hàng Việt nam với các ngân hàng quốc tế để tạo điều kiện cho các NHTM Việt nam có điều kiện nâng cao trình độ nhận thức và học hỏi kinh nghiệm hoạt động của

các Ngân hàng bạn. Qua đó nâng cao được chất lượng trong hoạt động của mình. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế cho ngành ngân hàng Việt nam

3.3 Đối với Hội sở Trung ương

Để mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu, đề nghị Hội sở Trung ương nên có các biện pháp thích hợp điều hòa vốn trong toàn hệ thống một cách có hiệu quả nhất, nên tập trung vốn cho chi nhánh có triển vọng làm ăn hiệu quả mà đang cần vốn.

Từng bước cải thiện các thủ tục vay vốn nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đối với các cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống, đặc biệt là đối với cán bộ làm công tác cho vay xuất nhập khẩu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ tốt hơn cho họat động của ngân hàng.

Cần có các chính sách đãi ngộ hợp lý khuyến khích đối với các cán bộ làm công tác tín dụng, chủ động tìm các phương án khả thi để mở rộng tín dụng.

Cần tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, cơ quan pháp luật nhà nước để tạo ra sự thuận lợi trong công tác thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ khó đòi.

KẾT LUẬN

Năm 2006 đã qua đi với nhiều thời cơ và thách thức, đặc biệt cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển và trưởng thành của nền kinh tế đất nước khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có những bước chuyển mình rất lớn và cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đòi hỏi sự đầu tư ngày càng sâu và rộng để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Trong những năm vừa qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng phát triển và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới kinh tế. Tín dụng của Ngân hàng đã giúp nhiều doanh nghiệp tồn tại và phát triển, kinh doanh có lãi trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và góp phần không nhỏ làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng, đa dạng và năng động, Ngân hàng đã và đang phải khắc phục những tồn tại trong hoạt động tín dụng.

Bài viết trên đây là những đánh giá về các kết quả đạt được và chưa đạt được của ngân hàng Eximbank Hà Nội trong công tác tín dụng xuất nhập khẩu, qua đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc nhằm hoàn thiện hơn các hoạt động của Ngân hàng.

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới ThS. Lê Phong Châu - Giảng viên Khoa Ngân hàng Tài chính đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè và đồng nhiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w