Các hình thức cho vay XNK tại Eximbank Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

2. THỰC TRẠNG CHO VAY XNK Ở EXIMBANK HÀ NỘI 1 Chính sách tín dụng XNK của Eximbank Hà Nộ

2.1.3 Các hình thức cho vay XNK tại Eximbank Hà Nộ

Ngay từ khi mới ra đời, với tư cách là một chi nhánh quan trọng của hệ thống ngân hàng TMCP-XNK Việt Nam, Eximbank Hà Nội đã rất chú trọng trong việc nâng cao chất lượng đa dạng hóa các hình thức cho vay tài trợ XNK nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đông thời góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu của Đảng và Nhà nước trên địa bàn mình hoạt động.

Hiện nay, Eximbank Hà Nội đang áp dụng cho vay trong cả hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

a. Cho vay xuất khẩu

Hiện tại, Eximbank Hà Nội có thể cho vay đối với các nhà xuất khẩu theo các hình thức như sau:

Cho vay sau khi kí hợp đồng xuất khẩu: Sau khi kí hợp đồng xuất khẩu các

doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể được xem xét cho vay để tiếp tục bổ sung vốn lưu động, thu mua sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng.

Cho vay khi L/C đã được mở: sau khi nhận được L/C do ngân hàng nước

ngoài phát hành nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động để thu mua dự trữ sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì ngoài những hồ sơ kể doanh nghiệp cần phải gửi hợp đồng xuất khẩu tới ngân hàng và đáp ứng một số điều kiện: Eximbank phải là ngân hàng thông báo và thanh toán L/C; trong L/C phải qui định rõ bộ chứng từ phải được xuất trình tại Ngân Hàng nếu không thì bản gốc của L/C phải do Ngân hàng nắm giữ.

Mức cho vay tối đa theo hình thức này không vượt quá trị giá L/C.

Trường hợp doanh nghiệp đã được ngân hàng cho vay để thực hiện hợp đồng thì ngân hàng chỉ cho vay bổ sung phần vốn chênh lệch.

Cho vay cầm cố hối phiếu: Sau khi xuất hàng có được hối phiếu nếu nhà

xuất khẩu có nhu cầu vay vốn sẽ được ngân hàng xem xét cho vay theo hình thức cầm cố hối phiếu.

Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% trị giá hối phiếu, trừ một số trường hợp được bảo lãnh khả năng thanh toán hoặc với khách hàng lớn có quan hệ lâu dài mức cho vay có thể đạt tới 90%-95% trị giá hối phiếu.

b. Cho vay nhập khẩu

Hiện nay, việc cho vay nhập khẩu của Eximbank Hà Nội thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu: cho vay thanh tóan bộ chứng từ L/C nhập, D/P nhập và TTA. Các khoản cho vay đa số bằng ngoại tệ, hình thức phổ biến là cho vay thanh tóan bộ chứng từ hàng nhập và cho vay mở L/C.

Cho vay thanh tóan bộ chứng từ hàng nhập: Hình thức cho vay nhập

khẩu này tại Eximbank Hà Nội bao gồm các hình thức chủ yếu sau

Cho vay thanh tóan bộ chứng từ hàng nhập theo L/C do Eximbank phát hành. Đây là hình thức tài trợ nhập khẩu phổ biến nhất tại Eximbank Hà Nội, chiếm tỷ trọng khoảng 80 - 90% tổng dư nợ tài trợ trong nhiều năm qua.

- Cho vay thanh tóan bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do tổ chức tín dụng khác phát hành

- Cho vay thanh tóan bộ chứng từ hàng nhập theo các phương thức thanh tóan khác như D/P và D/A

- Cho vay thanh tóan bộ chứng từ hàng nhập khẩu theo phương thức TTA. Tất cả các hình thức vay trên ngân hàng thường áp dụng cho vay bằng ngoại tệ để nhà nhập khẩu thanh tóan với các đối tác nước ngoài.

Cho vay mở L/C AT SIGHT – Hình thức tín dụng chủ yếu tài trợ cho hoạt động nhập khẩu: Với các doanh nghiệp nhập khẩu, ngân hàng thường áp

dụng các hình thức như sau: cho vay ngắn, trung hoặc dài hạn để nhập khẩu vật tư hàng hoá, thiết bị, và cho vay theo hình thức bảo lãnh hàng trả chậm . Ngoài ra, cho vay mở L/C at sight, là hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu ở Eximbank . Việc mở L/C AT SIGHT phải tuân thủ theo những quy định sau:

Mở L/C at sight: Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư hàng hoá thiết

bị... mà trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay (gọi tắt là L/C AT SIGHT) được ngân hàng xem xét cho mở L/C AT SIGHT.

Trường hợp mở bằng nguồn vốn của khách hàng thì khách hàng phải ký quỹ. Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào khả năng khách hàng trong đó thuộc vào đối tượng nào

Thanh toán L/C at sight: Khi L/C đến hạn Ngân Hàng cho khách hàng vay

vốn để thanh toán L/C với nước ngoài. Mức cho vay bằng chênh lệch giữa số tiền thực tế thanh toán với nước ngoài trừ đi số tiền ký quỹ. Khách hàng phải ký vào giấy nhận nợ để hạch toán vào tài khoản cho vay thích hợp.

Trường hợp đến ngày thanh toán L/C, khách hàng vì một lý do nào đó mà chưa kịp ký vào giấy nhận nợ thì Ngân Hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng cho vay vốn (đã ký kết trước khi mở L/C), chứng từ thanh toán L/C, Ngân Hàng tự động ghi nợ tài khoản cho vay của khách hàng, việc quản lý theo dõi thu nợ, thu lãi thực hiện như khoản vay bình thường

Cho vay theo hình thức bảo lãnh nhập hàng trả chậm: Ngoài các hình

thức neu trên đối với các doanh nghiệp, ngân hàng còn cho vay theo hình thức ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài thông qua sự cam kết với ngân hàng nước ngoài trả nợ đúng hạn bằng việc mở L/C trả chậm cho khách hàng, nếu khách hàng không trả đúng hạn ngân hàng

sẽ đứng ra trả nợ thay cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải nhận nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w