Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quy định về nghiệp vụ thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 68 - 70)

Việc xây dựng, củng cố môi trờng pháp lý là hết sức cần thiết vì chúng ta vẫn cha có hành lang pháp lý đầy đủ cho việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Hiện nay Nghị định 91/CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt ban hành ngày 25/11/1993 đã không còn phù hợp so với thực tế bởi các hình thức thanh toán qua Email, qua Internet không thuộc phạm vi điều chỉnh của nó. Mặc dù Thống đốc NHNNVN đã ban hành quy chứ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng số 371/1/1999/QĐ/NHNN1 ngày 19/1/1999, quy chế này vẫn còn những bất cập về phơng diện kỹ thuật trong thanh toán thẻ mang tính cơ bản, cha đợc cụ thể hoá bằng các văn bản pháp quy.

Về nghị định thanh toán: Nghị định 91/CP về tổ chức thanh toán không

dùng tiền mặt ra đời từ năm 1993 căn cứ vào pháp lệnh ngân hàng Nhà nớc và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Hiện nay luật ngân hàng Nhà nớc và luật các tổ chức tín dụng đã ban hành thay thế các pháp lệnh nói trên. đây chính là cơ sở pháp lý cần thiết để thay đổi lại Nghị định 91, cụ thể là:

- Việc thấu chi trên tài khoản tiền gửi: Nghị định 91/CP nghiêm cấm để d nợ tài khoản tiền gửi. Nhng hiện nay các dịch vụ về ngân hàng đã phát triển hơn nhiều so với trớc, phục vụ khách hàng thuận tiện hơn trong khi vẫn quản lý đợc khách hàng trong chừng mực cho phép nên việc cho phép các đơn vị có tín nhiệm có thể thấu chi trên tài khoản của họ theo thoả thuận ở một mức độ nhất sẽ tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho đơn vị, đồng thời làm cho dòng thanh toán qua ngân hàng không bị ùn tắc, nhất là trong thanh toán điện tử phát triển.

- Về các phơng thức thanh toán trong Nghị định 91/CP đa ra và trong Quyết định 22/QĐ-NH1 hớng dẫn đến nay cha cập nhật một số thể thức thanh toán mới xuất hiện nh: chuyển tiền điện tử...

- Về khuyến khích các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: cần bổ xung các quy định hạn chế sự thanh toán bằng tiền mặt trong nghị định thanh toán. Điều này làm tăng cờng hiệu lực quản lý của Nhà nớc, giữ vững tính định hớng trong quản lý kinh tế của Nhà nớc và góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.

Về Quyết định 371/1/1999/QĐ/NHNN1: việc xử lý các vi phạm có liên

quan đến thẻ sẽ làm cho khách hàng tin tởng và an tâm trong việc sử dụng thẻ, từ đó chiến lợc Marketing thẻ của ngân hàng trở nên có hiệu quả hơn và dịch vụ thẻ trở nên phổ biến và quảng đại quần chúng.

- Trong kinh doanh thẻ ngoài yếu tố rủi ro nh mọi nghiệp vụ khác còn bị các nhóm tội phạm luôn rình rập để có thể khai thác và gây tổn thất cho các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng mới tham ra nghiệp vụ này thông qua việc sử dụng thẻ giả, thẻ bị ăn cắp thông tin,... Hoặc cũng có trờng hợp nhân viên CSCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ. Vấn đề này xảy ra sẽ làm mất uy tín, thiệt hại cho cả ngời sử dụng và ngân hàng. Do vậy Nhà nớc phải có mức độ xử lý đối với những trờng hợp làm thẻ giả và thông qua cơ quan có thẩm quyền thi hành án một cách nghiêm minh. Chẳng hạn nh ở Pháp khi phát hiện làm thẻ giả, tuỳ theo mức nặng nhẹ sẽ phạt tù ở mức cao nhất là 7 năm tù.

- Chúng ta nên tiêu chuẩn hoá các đặc điểm về thẻ giả mạo để tạo điều kiện cho cơ quan hữu quan (nh các cơ quan Interpol Việt Nam, cơ quan điều tra xét hỏi...) giúp cho nghiệp vụ thẻ an toàn.

Ban hành các quy định mới: Dịch vụ rút tiền tự động ATM đã phát triển

khá mạnh và gần nh khá ồ ạt trong vài năm trở lại đây. Nhng cho tới nay, ngân hàng Nhà nớc vẫn cha ban hành Quy chế hay Quy định nào về dịch vụ ATM. Mặc dù các Ngân hàng thơng mại có thể áp dụng theo Quy chế về thẻ ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/NHNN5, nhng dịch vụ ATM liên quan đến vấn đề chấp nhận chứng từ điện tử trong giao dịch mà hiện nay cha có văn bản pháp lý điều chỉnh nào cả.

Bên cạnh đó, trớc sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet giúp mọi ngời có thể dễ dàng mua sắm, trao đổi, giao dịch một cách tiện lợi. Vậy khi ứng dụng việc thanh toán thẻ qua mạng Internet sẽ đòi hỏi phải có quy định về pháp lý và chứng từ điện tử. Điều này đòi hỏi ngân hàng Nhà nớc cần nghiên cứu và sớm ban hành quy chế cụ thể về chứng từ điện tử để các ngân hàng thơng mại có cơ sở thực hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w