Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 105)

R = max {0, ( A C)} x r

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Thứ nhất, cần xây dựng các kế hoạch đào tạo cán bộ quản trị rủi ro và triển khai mô hình quản trị rủi ro tại hội sở sau đó tổ chức hội thảo để truyền tải kinh nghiệm cũng như hướng dẫn các chi nhánh thực hiện.

Thứ hai, thường xuyên có sự kiểm tra và hỗ trợ chi nhánh về công tác quản trị rủi ro, có thể cử cán bộ chuyên môn xuống chi nhánh trực tiếp giúp đỡ, tư vấn hoặc cung cấp kinh phí cũng như các điều kiện khác hỗ trợ chi nhánh.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ thực sự hiệu quả để giữa các chi nhánh cũng như giữa chi nhánh với hội sở có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trên cả mạng lưới chi nhánh

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây cũng là tất yếu chung khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển. Với vai trò là một trung gian tài chính mà thường được các chuyên gia ví von bằng hình tượng “mượn đầu heo nấu cháo”, các ngân hàng có hoạt động hiệu quả thì các thành viên khác trong nền kinh tế mới có điều kiện phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng lại chứa đựng quá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Vì lẽ đó, quản trị rủi ro tín dụng là việc làm tất yếu nếu các ngân hàng muốn phát triển bền vững, an toàn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung. Thế nhưng tại ngân hàng hiện nay lại chưa có sự đầu tư đầy đủ cho nghiên cứu và triển khai công tác này. Đây là một khó khăn rất lớn cho các ngân hàng nói chung khi hiện nay hệ thống ngân hàng phát triển rộng khắp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài “quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp”em nhận thấy rằng tại ngân hàng chưa có một bộ phận nào thực hiện việc nghiên cứu QTRR một cách hệ thống, những gì ngân hàng làm mới chỉ là cố gắng phòng tránh và hạn chế rủi ro xảy ra mà thôi. Vì lẽ đó mà rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng tại ngân hàng chưa thực sự được “quản trị” một cách hiệu quả, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện đề tài, em thực sự gặp nhiều khó khăn vì lĩnh vực tài chính - ngân hàng không phải là chuyên môn em được đào tạo. Vì lẽ đó em đã cố gắng trình bày các vấn đề lý thuyết theo hướng QTRR trong kinh doanh thương mại nói chung, vận dụng cho một tổ chức kinh doanh cụ thể là NHNo&PTNT Bắc Hà Nội (trên cơ sở xem xét ngân hàng như một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt). Việc thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này của em hắc chắn còn nhiều thiếu sót, em kính mong các thầy cố trong Khoa Thương mại góp ý, hướng dẫn cho em có thể hoàn thiện chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Quản trị ngân hàng thương mại – Lê Văn Tề

2) Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh - Nguyễn Văn Tiến

3) Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Lê Văn Tư

4) Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. - Nguyễn Văn Tiến

5) Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại – GS.TS. Hoàng Minh Đường 6) Các trang web: http/www/vnexpress.com.vn http/www/hvnhedu.com.vn/e-learning http/www/doanhnghiep24g.com.vn http/www/24h.com.vn

PHỤ LỤC

1) Kết quả kinh doanh chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2004 2) Kết quả kinh doanh chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2005 3) Kết quả kinh doanh chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2006

4) Kết quả kinh doanh chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2007 (tài liệu hội nghị tổng kết kết quả kinh doanh 2007 – mục tiêu và giải pháp kinh doanh năm 2008)

---

1. Kết quả kinh doanh năm 2004. 1.1. Nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2004 đạt 3.422 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2003. Trong đó nguồn vốn nội tệ là 2.683 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,4% tổng nguồn, nguồn vốn ngoại tệ đạt 739 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,6% tổng nguồn vốn.

1.2. Sử dụng vốn.

1.2.1. Doanh số cho vay thu nợ.

- Doanh số cho vay: 1463 tỷ đồng - Doanh số thu nợ :1322 tỷ đồng

4.1.2.2. Dư nợ

Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2004 đạt 1027,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% tổng nguồn vốn ( tăng 127 tỷ đồng so với 2003). Trong đó nội tệ là 711,09 tỷ chiếm tỷ trọng 69,2%, ngoại tệ quy đổi 316,51 tỷ chiếm tỷ trọng 30,82%.

1.2.3. Nợ xấu.

Đến thời điểm 31/12/2004 : 1.747 triệu đồng chiém tỷ trọng 1,7% tổng dư nợ.

1.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

- Thanh toán hàng nhập khẩu: 886 món và tổng trị giá 18.764.749 $. - Thanh toán hàng xuất khẩu: tổng số 21 món và tổng trị giá 869.928 $ - Doanh số mua – bán ngoại tệ: tổng trị giá 75.705.805 $. Trong đó:

+ Doanh số mua ngoại tệ: 37.062.789 $ + Doanh số bán ngoại tệ: 38.051.466 $

4.1.4 Thanh toán trong nước.

- Doanh số chuyển tiền trong nước: tổng số tiền 13.566 tỷ đồng với 5702 món.

- Thu chi tiền mặt ( bao gồm cả ngoại tệ quy đổi): + Doanh số thu tiền mặt: 3.115 tỷ đồng + Doanh số chi tiền măt: 3.127 tỷ đồng

1.5. Kết quả tài chính

- Tổng thu: 216.352 tỷ đồng - Tổng chi: 184.116 tỷ đồng

- Chênh lệch thu chi: 32.236 tỷ đồng

2.Kết quả kinh doanh năm 2005 2.1. Nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 4.046 tỷ đồng, tăng 624 tỷ đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng 18,24%. Trong đó: nguồn vốn nội tệ 3.444 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 761 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 85,12% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi dạt 603 tỷ đồng, giảm 136 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 45,9 % tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn phân ra như sau:

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian:

+ Nguồn vốn không kỳ hạn: 1.121 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn, trong đó ngoại tệ quy đổi đạt 25 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng : 1.856 tỷ đồng chiếm 45,9% tổng nguồn vốn. trong đó ngoại tệ quy đổi đạt 467,4 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng đạt 468 tỷ đồng chiếm 11,6 % tổng nguồn. trong đó ngoại tệ quy đổi đạt 94,8 tỷ đồng

+ Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng đạt 601 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,85% tổng nguồn. trong dó ngoại tệ quy đổi 15,9 tỷ đồng.

2.2.1 Doanh số cho vay thu nợ

- Doanh số cho vay: 1632 tỷ đồng trong đó:

+ Phân theo thời gian cho vay: ngắn hạn 1331 tỷ đồng, trung hạn 301 tỷ đồng

+ Phân theo thành phần kinh tế: DNNN 512 tỷ đồng, DNNQD 839 tỷ đông, HỘ SXKD và tư nhân cá thể và cho vay khác 281 tỷ đồng, riêng cho vay tiêu dùng 121 tỷ dồng

- Doanh số thu nợ: 1498 tỷ đồng. Trong đó:

+ Phân theo thời gian cho vay: ngắn hạn dạt 1239 tỷ đồng; trung hạn 259 tỷ đồng.

+ Phân theo thành phần kinh tế : DNNN 561 tỷ đồng; DNNQD 799 tỷ đồng; tư nhân cá thể và thu nợ khác 138 tỷ đồng, riêng thu nợ cho vay tiêu dùng đạt 111 tỷ đồng.

2.2.2.Dư nợ

Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2005 đạt 1.163,6 tỷ đồng, chiếm 28,75% tổng nguồn vốn, tăng 136 tỷ ( tăng 13%). Trong đó: nội tệ 770,2 tỷ chiếm tỷ trọng 66,19 %. Ngoại tệ ( quy VNĐ) 393,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33, 81% tổng dư nợ.

+ Dư nợ ngắn hạn: 647 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55% trong tổng dư nợ, trong đó ngoại tệ quy đổi 148,8 tỷ đồng.

+ Dư nợ trung, dài hạn: 516,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% tổng dư nợ. trong đó ngoại tệ quy đổi đạt 244,5 tỷ đồng.

- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế.

+ Dư nợ cho vay DNNN: 317,5 tỷ đồng. chiếm tỷ trọng 27.29% + Dư nợ cho vay DNNQD: 712,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,19%

+ Dư nợ cho vay hộ SXKD, tư nhân cá thể và cho vay khác: 134 tỷ dồng, chiếm tỷ trọng 11,5% , trong đó cho vay tiêu dùng là 85,5 tỷ đồng.

2.2.3 Nợ quá hạn

Trích lập quỹ dự phòng: 8 tỷ bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

2.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

2.3.1 Thanh toán hàng nhập khẩu:

Với tổng số món 1055 món và tổng trị giá 88.274.058 $ tăng 169 món ( tăng 19,07 % so với năm 2004) tăng trị giá 27.021.239$ ( tăng 44% năm 2004)

2.3.2. Thanh toán hàng xuất khẩu:

Với tổng số 45 món và tổng trị giá 3.279.628$ ( tăng 277 % so với 2004)

2.3.3. Doanh số mua bán ngoại tệ:

Với tổng trị giá 87.873.792 $ tăng 17% so với 2004, trong đó : Doanh số mua ngoại tệ : 43.734.092 $ tăng 18% so với 2004 Doanh số bán ngoại tệ : 44.139.700 $ tăng 16% so với 2004

2.3.4.Phục vụ dự án:

Rút vốn về TK đặc biệt phục vụ dự án với tổng số 3.772.257 $

2.3.5 Chi trả kiều hối:

- Qua kênh Western Union: 372 món với số tiền 342.527 $ tăng 784 % so với năm 2004

- Qua tài khoản cá nhân: 67 món với số tiền 373.362 $ tăng 4% so với năm 2004

2.3.6.Triển khai thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ

Chi nhánh đã tích cực triển khai công tác Marketing tìm kiếm các cửa hàng vàng để ký kết hợp đồng đại lý thu đổi ngoại tệ góp phần tăng nguồn ngoại tệ phục vụ công tác TTQT. Năm 2005 đã mở thêm 5 bàn tăng tổng số bàn đại lý thu đổi ngoại tệ lên là 10 bàn, với tổng số ngoại tệ mua được từ các bàn thu đổi là gần 3 triệu $.

2.4. Thanh toán trong nước

- Doanh số chuyển tiền điện tử:

+ Số tiền ; 14.923 tỷ đồng

- Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng;

+ Số món: 16: 16.234 món + Số tiền: 31.609 tỷ đồng

- Thu, chi tiền mặt 9 bao gồm cả ngoại tệ quy đổi)

+ Doanh số thu tiền mặt: 3.823 tỷ + Doanh số chi tiền mặt : 3.836 tỷ đồng

+ Công tác ngân quỹ: được đảm bảo an toàn, đúng chế độ,

không để sai sót nhầm lẫn. Trong năm bộ phận ngân quỹ đã phạt hiện được 13.675.000 đồng tiền giả, có 23 lượt cán bộ trả thiền thừa cho khách hàng với tổng số 86 món, số tiền là 232.980.000 đồng, 1000EUR và 300$.

2.5. Kết quả tài chính

Tổng thu: 276.541 triệu đồng Tổng chi: 226.199 triệu đồng

Chênh lệch thu – chi: 50.362 triệu đồng. Tăng 56% so với 2004 Quỹ tiền lương xá lập theo đơn giá cả năm: 7.778 triệu đồng Hệ số lương đạt được binh quân năm 2005:2,32 lần

3. Kết quả kinh doanh năm 2006 3.1.Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 4.558 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 512 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 12,65%. Trong đó nguồn vốn nội tệ 4.096 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 652 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 89,86% tổng nguồn; Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 462 tỷ đồng, giảm 141 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 10,14% tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn phân ra như sau:

- Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian:

+ Nguồn vốn không kỳ hạn 1426 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31,28% so với tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ quy đổi 42 tỷ đồng

+ nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.311 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,74% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ quy đổi 285 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn có kỳ hạn >= 24 tháng đạt 782 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16% tổng nguồn. Trong đó ngoại tê quy đổi đạt 22 tỷ đồng

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế:

+ Nguồn vốn dân cư : 735 tỷ đồng , tăng 167 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 16% tồng nguồn. Trong đó ngoại tệ quy đổi 171 tỷ đồng

+ Nguồn vốn TCKT: 3.093 tỷ đồng , tăng 895 tỷ đồng .chiếm tỷ trọng 67,8% tổng nguồn. Trong đó ngoại tệ quy đổi 72 tỷ đồng

+ Nguồn vốn tiền gửi, tiền vay TCTD : 731 tỷ đồng ( bao gồm TG NHLD Việt Thái: 200 tỷ đồng , SGDI_NHPT: 130 tỷ đồng ), Trong đó ngoại tệ quy đổi 218 tỷ đồng

3.2 Sử dụng vốn

3.2.1.Doanh số cho vay, thu nợ

- Doanh số cho vay: 1,780 tỷ đồng , trong đó nợ ngắn hạn 1.540 tỷ đồng, trung hạn 170 tỷ đồng và dài hạn 70 tỷ đồng

- Doanh số thu nợ : 1.450 tỷ đồng , trong đó ngắn hạn là 1.292 tỷ đồng , trung hạn là 105 tỷ đồng và dài hạn là 52 tỷ đồng

3.2.2. Dư nợ:

Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2006 đạt 1491 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 32,71 tổng nguồn vốn. Trong đó nội tệ 1.114,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,75%, ngoại tệ quy dổi 376,9 tỷ đồng . chiếm tỷ trọng 25,28% trên tổng dư nợ, cụ thể:

- Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn 923 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 62% trong tổng dư nợ. Trong đó ngoại tệ quy đổi 187 tỷ đồng; dư nợ trung, dài hạn 568 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 38% tổng dư nợ, Trong đó ngoại tệ quy đổi 190 tỷ đồng

- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ cho vay DNNN là 359 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62% trong tổng dư nợ , trong đó ngoại tệ quy đổi là 187 tỷ đồng; dư nợ trung, dài hạn là 568tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38% tổng dư nợ . trong đó ngoại tệ quy đổi đạt 190 tỷ đồng.

3.2.3. Nợ xấu :

Tổng số nợ xấu đến thời điểm 31/12/2006 là 34,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,3% tổng dư nợ.

3.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro: 26.356 triệu đồng. - Dự phòng chung: 2 tỷ đồng

- Dự phòng theo phân loại nợ: 24.356 triệu đồng

3.3 Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế:

3.3.1 Thanh toán hàng nhập khẩu:

Trong năm 2006 chi nhánh Bắc Hà nội đã thanh toán hàng nhập khẩu 1.168 món với tổng trị giá 74.387.355$ và 4.854.403 CNY , tăng 111 món so với 2005.

3.3.2 Thanh toán hàng xuất khẩu:

Tổng số 48 món với tổng trị giá là 2.747.704 $ tăng 3 món so với 2005.

3.3.3.Doanh số mua bán ngoại tệ:

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 76.721.446 $ trong đó doanh số mua 38.313.462 $ và doanh số bán 38.407.984$

4.3.3.4 Phục vụ dự án:

Tổng số vốn rút qua tài khoản đặc biệt phục vụ dự án là 2.548.061 $

3.3.5 Chi trả kiều hối:

Tổng số 728 món với tổng trị giá 1.001.998 $ trong đó qua kênh western union 613 món với số tiền 483.717$ tăng 30% năm 2005 và qua tài khoản cá nhân 115 món với số tiền 518.281$ tăng 38% so với 2005.

3.3.6 Mở các đại lý thu đổi ngoại tệ.

Tổng số bàn đại lý thu đổi ngoại tệ của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2006 là 14 bàn, tăng 4 bàn so với năm 2005. Trong năm 2006 Chi nhánh đã mua từ các bàn đại lý được 3,1 triệu$.

4.3.4.Thanh toán trong nước.

- Doanh số chuyển tiền trong nước: tổng số 61.694 tỷ với 15.840 món - Thu chi tiền mặt( bao gồm cả ngoại tệ quy đổi): doanh số thu tiền mặt 5.917 tỷ đồng và doanh số chi 5.918 tỷ dồng

- Công tác ngân quỹ đảm bảo an toàn đúng chế độ, không đẻ sai sót nhầm lẫn. Trong năm, bộ phận ngân quỹ đã phát hiện được7.590.000đồng tiền giả, 273 lượt cán bộ trả tiền thừa cho khác hàngvới số tiền 99.085.000

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w