Chương 3: GIẢI MÃ CÁC BIỂU TƯỢNG

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các bieur tượng tôn giáo (Trang 55 - 81)

3.1. So sánh hệ thống biểu tượng Phật giáo và Cơ đốc giáo

Mỗi tôn giáo đều có hệ thống biểu tượng riêng, nếu nghiên cứu từng hệ thống biểu tượng của mỗi tôn giáo chúng ta có thể dựa và nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại. Trong luận văn này ngoài việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của các biểu tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo chúng tôi còn so sánh điểm tương đồng và khác biệt của hai hệ thống biểu tượng nói trên. Vì thế chúng ta không thể dựa vào cái được biểu đạt để làm tiêu chí phân loại và tiến hành so sánh. Thế nên khi so sánh chúng tôi chủ yếu dựa vào cái biểu đạt để làm làm căn cứ.

Nhìn chung trong Cơ đốc giáo các biểu tượng chủ yếu biểu thị các nội dung cơ bản sau: tam vị nhất thể (Chúa cha, Chúa con, Chúa Thánh linh), các tông đồ, các vị thánh đồ. Còn trong Phật giáo bao gồm các nội dung chính như: tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thông qua những nội dung chính này người ta sử dụng rất nhiều phương tiện hình thức để biểu thị như đã trình bày ở chương hai.

Qua hai bảng phân loại ở chương 2 về hệ thống các phương thức chủ yếu trong tôn giáo dùng làm biểu tượng, chúng ta nhận thấy để chỉ về một nội dung, người ta sử dụng rất nhiều các phương tiện hình thức. Như vậy không chỉ cái được biểu đạt mang tính đa trị mà ngay cả cái biểu đạt cũng phong phú không kém.

3.1.1. Những hình ảnh chỉ “Đấng tối cao”

Cụ thể khi chỉ về Đấng tối cao (trong Phật giáo Đức Phật – Đấng giác ngộ - là người thầy hướng dẫn chúng sinh tìm thấy con đường tự giải thoát, Đức Phật không phải là Thượng Đế) người ta dùng “cái biểu đạt” như sau:

Cái được biểu đạt

Thiên chúa

(ba ngôi) Đức Phật

Cái biểu đạt

Bộ phận cơ thể Mắt, bàn tay Mắt, bàn tay, bàn chân

Sự vật liên quan đến vương quyền

Ngai để trống, mão

triều thiên Ngai để trống

Con vật

Chim bồ câu, bướm, cá, chiên con, chim

bồ nông, kì lân, bò

Sư tử

Chữ viết Alpha và omega, PX,

IC XC, IHS, Ichthys

Om, Om Mani Padme Hum, Kalachakra

Hoa lá

Mão gai, nhánh nho, hoa iris, hoa hồng,

cỏ ba lá

Cây bồ đề, hoa sen

Các sự vật khác Thánh giá, mỏ neo,

ngôi sao

Bánh xe pháp, bảo tháp

Nhận xét: Để chỉ “Đấng tối cao” (Thiên Chúa, Đức Phật), trong tôn giáo sử dụng nhiều phương thức biểu đạt từ những bộ phận liên quan đến cơ thể cho đến những hình ảnh và sự vật khác. Những biểu tượng này chủ yếu dựa vào các Kinh sách (Kinh Phật và Kinh Thánh). Ví như vì sao người ta dùng hình ảnh mão gai để chỉ Chúa Jesus? Vì biểu tượng này liên quan đến việc Chúa Jesus chịu thương khó. Điều này có chép trong Kinh Thánh Mathiơ 27:29 “Đoạn họ đương một cái mão gai mà đội trên đầu, và để một cây sậy trong tay hữa Ngài”.

Trong Phật giáo, hình ảnh cây bồ đề trở thành biểu tượng tiêu biểu. Trong kinh Phật có dạy rằng: “Này các Tỳ - kheo, sau khi ta diệt độ tất cả thiện nam, tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta chuyền pháp luân và đây là Kushinagar nơi ta nhập niết bàn”.

Một trong 4 thánh tích mà Đức Phật đề cập ở trên là Bodhgaya nơi mà Phật giác ngộ. Ngày nay nơi này trở thành địa điểm hành hương của những tín đồ Phật giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Những hình ảnh biểu thị bộ 3

Để chỉ về bộ 3 trong Phật giáo và Cơ đốc giáo người ta sử dụng các hình ảnh sau: - Trong Cơ đốc giáo:

 Hoa lá: cỏ ba lá, hoa iris  Con số: con số 3

 Hình học: hình tam giác, hình tròn - Trong Phật giáo:

 Con số: con số 3 (ba viên ngọc quý)

 Hình học: hình dáng của biểu tượng trinity có 3 nhánh Đối tượng so

sánh

Hình thức Nội dung

Cơ đốc giáo Phật giáo

Bộ 3 , , ,

Để diễn tả bộ 3 cả hai tôn giáo đều sử dụng hình ảnh gần tương tự nhau.

Người ta dùng hình ảnh hoa lá có hình 3 cánh, hoặc con số 3, hay 3 sự vật…Như vậy để chỉ cùng nội dung người ta sử dụng cùng hình thức.

3.2. Giải thích ý nghĩa một số biểu tượng cơ bản 3.2.1. Bộ 3 thần thánh

Trên thế giới người ta quan niệm, ba là con số cơ bản. Nó là kết quả của 1 + 2. Nó biểu hiện cho sự hợp nhất, là biểu hiện của sự toàn thể, sự hoàn thành. Vì không thể thêm cái gì vào đây được nữa. Số 1 chỉ Trời, số 2 chỉ Đất và số 3 chỉ người.

Có nhiều tôn giáo sử dụng bộ 3 thần thánh. Như trong đạo Hinđu, thần linh tối thượng cũng hiện hình thành 3: Brahma, Vishnu, Civa. Trong Phật giáo đó là hệ thống tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Hay Cơ đốc giáo là ba ngôi của Đức Chúa Trời (Chúa Trời là một song có 3 ngôi). Trong nhiều truyền thuyết tôn giáo người ta đều thấy những bộ tam phân, bộ ba tương ứng với ba sức mạnh nguyên khởi, được tách rời thành ba thần linh. Và rất khó phân tích mối quan hệ giữa các phần của những bộ ba này. Có thể nói bộ 3 Tam vị nhất thể của Cơ đốc giáo được nhận định một cách chính xác và vững chắc. Ở Pê Ru, vào thời xa xưa người Pê Ru thừa nhận có một vị thần tối thượng (thần Sét) phân ra ba ngôi: thần cha nắm quyền công lý, thần con trưởng và thần con út, thần út là thần Mưa, tạo nên sự phì nhiêu và do đó đây là vị thần nuôi dưỡng loài người [1;864]. Thời gian phân ba: quá khứ, hiện tại, tương lai; thế giới có ba thành phần: Bhu (đất), Bhuvas (khí quyển), Swar (trời).

Người xưa quan niệm rằng: tất cả mọi vật trong vũ trụ đều có thái cực, thái cực ở trong mọi vật nhưng vẫn chỉ có một.

 Đạo sinh nhất (= Thái Cực),

 Nhất sinh nhị (Âm Dương),

 Tam sinh vạn vật.

Tam tài: là thuật ngữ triết học chỉ Thiên (Trời), Địa (đất), Nhân (người). Người ta dùng Tam tài như một ngữ cố định chỉ các đối tượng khác có đặc tính tam vị nhất thể (tuy ba ngôi vị được phân xuất ra là khác nhau nhưng vốn là một thể).

Tam hình: những hình thể hiện ba thứ thành bộ; động vật, thần thánh đều có thể tạo thành những bộ ba tùy theo tính chất, có thể là ba tầng vũ trụ, ba hoạt động liên quan với nhau: tạo dựng, bảo tồn và phá hủy; hoặc ba phẩm chất liên quan với nhau: sức khỏe, đạo đức, tri thức; sức sống, trí tuệ, tâm hồn…

Tất cả các bộ ba đều thể hiện thông qua hình ảnh. Nhưng cách thể hiện thành ba như thế bao hàm đằng sau nó một sự thống nhất, tuy ba mà là một. Trong biểu tượng điều này không kém phần quan trọng so với sự thể hiện tách rời từng thứ ra.

Ngoài bộ 3 trong tôn giáo chúng tôi cũng xin kể thêm về những tam phân khác đã được nhắc đến khi nói về từ đơn âm tiết thiêng liêng OM đọc thành “ar - oo- mm”.

Trong thần thoại người ta cũng thường nhắc đến bộ ba: ở Trung Quốc, các ông chủ của mặt trời, mặt trăng là ba anh em; trong thần thoại Hy Lạp cũng có ba anh em khác làm chủ thể vũ trụ: Zeus chủ thể trời và đất, Poseidon cai trị biển và Hades cai trị âm phủ.

Ngày nay trong các ngành kinh doanh, hình ảnh biểu trưng gắn liền với con số 3 được sử dụng để thiết kế logo. Các công ty lớn sử dụng hình ảnh này làm logo như: Mitsubishi dùng biểu tượng , Mercedes – Benz …

3.2.2. Thử giải thích ý nghĩa một vài biểu tượng cơ bản khác

Ý nghĩa của biểu tượng tam bảo: Trong Phật giáo để chỉ tam bảo người ta vẽ vòng tròn lửa bên ngoài, bên trong có viên ngọc quý. Ba viên ngọc quý tượng trưng cho 3 ngôi báu ở đời là Phật, Pháp, Tăng. Còn vòng lửa bên ngoài được gọi là vòng lửa sinh tử tượng trưng cho lòng tham, sân, si của thế gian luôn bùng cháy. Tuy nhiên vòng lửa đó không ảnh hưởng đến tam bảo.

Ý nghĩa của biểu tượng “tam vị nhất thể”. Để chỉ biểu tượng tam vị nhất thể, trong Cơ đốc giáo người ta dùng các hình ảnh sau để biểu thị như: hình ảnh hoa iris (số cánh hoa), hình ảnh cỏ 3 lá, hình tam giác đều, hình tròn (ba vòng tròn nối nhau) để nói lên tính vĩnh hằng chung của ba ngôi, hình ba con cá. Những hình ảnh dùng để biểu thị có liên quan đến số ba thần thánh để chỉ ba ngôi. Ý nghĩa chung của biểu tượng này như sau: Đức Chúa Cha,

Đức Chúa con, Đức Thánh Linh đều hoàn toàn là Đức Chúa Trời đời đời (Đức Chúa Trời chỉ có một). Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh đều có một thân vị riêng.

Ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong Phật giáo: hoa sen tượng trưng cho Phật và Phật tính ở mỗi con người. Vì hoa sen là một loài hoa đặc biệt, nó chỉ mọc trong đầm lầy nhưng hoa và hương của nó luôn tinh khiết. Có thể tóm tắt ý nghĩa của biểu tượng hoa sen như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mọc trong bùn nhơ nhưng không bị ô nhiễm. - Hoa chỉ nở khi đã vươn lên khỏi mặt nước. - Trong một hoa có cả nhụy, đài, gương, hạt

Đây chính là ba đặc tính biểu tượng cho Phật tính ở mỗi con người:

- Sự giác ngộ, sự giải thoát không thể thoát ly ngoài con người trần thế và cuộc đời trần thế mà có.

- Tâm Vô thượng Chánh giác chỉ thành tụu khi nào vươn lên khỏi mọi trần cấu, nhiễm ô.

- Trong một bản thể tâm vốn cưu mang đầy đủ mọi đức tính, như tất cả chủng tử nằm im trong chiều sâu tâm thức.

Vì những lẽ trên nên hoa sen trở thành chủ đề trung tâm của toàn bộ kinh Pháp Hoa, cũng như là biểu tượng đặc thù trong kinh điển Phật pháp. Vì thế trong các chùa chiền biểu tượng hoa sen luôn hiện diện, Phật ngự trên tòa sen, hình ảnh chùa Một cột là hình ảnh hoa sen mọc trên hồ…Biểu tượng hoa sen cũng gắn liền với những hình ảnh khác như: khi lễ Phật hai bàn tay chắp lại thành hình hoa sen chưa nở gọi là “liên hoa hợp chưởng”, cõi cực lạc Adiđà gọi là “liên bang: nơi có nhiều hoa sen”.

Chúng ta thấy rằng đối với biểu tượng thì mối liên hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là có lí do. Ở đây có mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của một biểu tượng vì thế chúng ta có thể giải thích được ý nghĩa của các biểu tượng dựa vào cái biểu đạt.

3.3. Những biểu tượng gần gũi trong cuộc sống

Ngày nay có những biểu tượng trong tôn giáo trở nên phổ biến, và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Ở đây chúng tôi xin chọn hai biểu tượng tiêu biểu trong Cơ đốc giáo và Phật giáo để tìm hiểu, đó là biểu tượng Thánh giá và biểu tượng chữ Vạn.

3.3.1. Biểu tượng thánh giá

Thánh giá (hình chữ thập) là một biểu tượng có từ thời thượng cổ, được tìm thấy tại: Ai Cập, Trung Hoa, đảo Cret. Đây là một trong những biểu tượng cơ bản, nó còn là một biểu

tượng mang tính tổng hợp. Nguyên nhân từ mô hình của hình chữ thập chúng ta có thể vẽ ra nhiều hình dáng khác nhau: tâm hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình tròn.

Sự có mặt của cây thánh giá còn được tìm thấy trong thiên nhiên: con người dang hai tay, con chim bay, con tàu với cột buồm, những dụng cụ nhà nông (cày, cái cào)…

Hình chữ thập tượng trưng cho đất, là cơ sở của mọi biểu tượng định hướng (hướng về bốn phương), là biểu tượng hướng thượng. Trong Cơ đốc giáo ý nghĩa của cây thập tự gắn liền với việc Chúa Jesus chịu khổ hình cứu chuộc tội lỗi nhân loại.

Trong cuộc sống hình ảnh chữ thập là nền tảng cho tất cả các hình tượng định hướng về không gian và thời gian. Có mặt trên kí hiệu giao thông để chỉ một ngã tư, một giao lộ. Có mặt trên bản đồ để chỉ một bệnh viện hay nhà thờ. Thánh giá là hình ảnh quen thuộc được trang trí ở các nhà thờ. Trong các nghĩa trang hình ảnh cây thánh giá được trang trí trên mộ để chỉ về đức tin của người đã khuất. Thánh giá còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nữa, chúng tôi nhận thấy trên các lá cờ của các quốc gia hay các tổ chức tôn giáo người ta cũng sử dụng hình ảnh thánh giá, và trong lĩnh vực y tế hình ảnh cây thập tự trở thành biểu tượng tiêu biểu.

Cross chỉ thập tự giá, có nghĩa chủ yếu chỉ một cây cọc hoặc một cây đòn thẳng đứng, và một cây cọc phụ được dùng như một dụng cụ để trừng phạt và hành hình [24;1735]. Việc hành hình tử tội bằng cách thức đóng đinh trên thập tự được người La Mã sử dụng rộng rãi. Chỉ những tôi phạm thuộc hạng nô lệ, dân tỉnh lẻ và những người thấp kém mới bị đóng đinh [24;1735]. Đế quốc La Mã dùng nó không chỉ như một công cụ tra tấn và hành quyết mà còn như một sự bêu riếu, nhục nhã dành cho kẻ tồi tệ và thấp kém nhất. Đối với người Do Thái thì nó là dấu hiệu của sự nguyền rủa [24;1735]. Vậy thì nguyên nhân do đâu biểu tượng này trở nên phổ biến và trở thành hình ảnh của tình yêu thương? Khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự thì biểu tượng này trở nên phổ biến, vì theo quan niệm của Cơ đốc giáo Chúa chết để cứu chuộc tội lỗi cho cả nhân loại.

3.3.1.1. Thánh giá trang trí trên lá cờ

Thánh giá dùng trên lá cờ gồm các dạng sau (PL B9): - Thánh giá thánh Andrew với hình dạng chữ X.

- Thánh giá Hi Lạp, được trang trí chủ yếu trên các lá cờ của những vùng có liên quan đến nước Anh.

- Thánh giá Bắc Âu: được sử dụng ở những vùng thuộc Đan Mạch và các lá cờ của vùng Scandinavi.

- Thánh giá ở các vùng phía Nam: trên lá cờ của các nước thuộc các vùng nam bán cầu có sự kết hợp giữa thánh giá và hình ảnh ngôi sao.

Tuy hình ảnh thánh giá được trang trí trên lá cờ nhưng không phải chỉ chỉ về đạo Cơ đốc mà còn biểu hiện cho đất nước hay từng vùng lãnh thổ. Khi chào cờ thường thì người ta không “nhớ đến” hình ảnh cây Thánh giá là biểu tượng của đạo Cơ đốc. Khi chào cờ người ta thể hiện sự tôn trọng, lòng tự hào, sự kính trọng… trước lá cờ của tổ quốc. Hình ảnh lá cờ là biểu tượng mang ý nghĩa hết sức lớn lao, vì nó biểu trưng cho một quốc gia.

Cờ của các nước Bắc Âu, hay vùng Scăndinavia đều có hình cây thánh giá. Việc thiết kế hình cây thánh giá trên lá cờ có phần giống nhau giữa các nước, hình ảnh cây thánh giá Latin được thiết kế nằm ngang, các cạnh của thánh giá được kéo dài ra đến mép của lá cờ. Khi kéo cờ lên hình ảnh cây thánh giá sẽ nằm ở vị trí trung tâm. “Dannebrog”, quốc kỳ của Đan Mạch, là lá cờ chính quyền cổ nhất còn tồn tại, tiếp sau đó lá cờ của Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Aixơlen.

Theo truyền thuyết lá cờ của Đan Mạch có nguồn gốc như sau: trong trận đánh tại Lyndanisse vào ngày 15 thang 16 năm 1219, quân Đan Mạch sắp thua thì có một lá cờ có hình thập tự rơi từ trên trời xuống, vua Đan Mạch nhận lấy lá cờ (chưa rơi xuống đất), việc này làm tăng thêm sức mạnh tinh thần cho quân đội Đan Mạch, đem đến chiến thắng cho đội quân Đan Mạch. Từ đó hình ảnh cây thánh giá có mặt trên lá cờ của Đan Mạch cho đến ngày nay. Vì người Đan Mạch cho rằng Chúa đã ban lá cờ chiến thắng cho họ.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các bieur tượng tôn giáo (Trang 55 - 81)