SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁNH XE LUÂN HỒI VÀ BÁNH XE PHÁP LUÂN

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các bieur tượng tôn giáo (Trang 39 - 55)

Chương 2: PHÂN LOẠI CÁC BIỂU TƯỢNG

SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁNH XE LUÂN HỒI VÀ BÁNH XE PHÁP LUÂN

Đối

tượng Bánh xe luân hồi Bánh xe pháp luân

Hình ảnh

Lí giải

Bánh xe luân hồi là mô hình phức tạp mô tả mối quan hệ biện chứng của 12 nhân duyên. Bao gồm một vòng tròn theo hai chiều: ngược và xuôi. Nói về quá trình luân hồi: con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải gánh lấy kết quả do cái nghiệp mà mình đã tạo.

Bánh xe pháp có hình tròn như chiếc bánh xe có nhiều căm: 6, 8 hoặc 12. Bánh xe Pháp đưa chúng sanh ra khỏi cảnh luân hồi thoát cảnh trầm luân. Chúng sanh nương nhờ Pháp Phật mà tiến về giác ngộ và giải thoát.

2.2.1.3. Tăng

Trong Phật giáo, Tam bảo bao gồm: Phật (Đức Phật), Pháp (lời dạy của Đức Phật) và Tăng (tăng đoàn: đoàn thể tăng già từ bốn người trở lên sống theo nguyên tắc hòa hợp, thanh tịnh) cũng giống như các thánh đồ trong Cơ đốc giáo. Như vậy chúng ta thấy bộ ba trong Cơ đốc giáo và Phật giáo có điểm khác biệt. Thế nên trong Cơ đốc giáo sử dụng nhiều biểu tượng chỉ 12 tông đồ (tông đồ có vị trí riêng không đứng cùng bộ 3), còn trong Phật giáo các tông đồ nằm trong bộ 3 (Tăng).

Chữ Vạn trong tiếng Anh (swastika) có nguồn gốc từ tiếng Sancrit, hình chữ thập với bốn cạnh bằng nhau có ý nghĩa: phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng. Biểu tượng này được dùng rộng rãi trong Hindu giáo, Phật giáo và đạo Jain (trong Hin đu giáo thì biểu tượng chữ Vạn có bốn chấm ở bốn góc ).

Từ swastika có nguồn gốc từ tiếng Sancrit được sử dụng trong tiếng Anh từ năm 1871 thay cho từ Gammadition trong tiếng Hy Lạp, ngoài ra trong tiếng Hy Lạp nó còn được gọi theo tên khác là Tetraskele (bốn cạnh bằng nhau).

Chữ Vạn có hai cách viết:

 Xoay phải theo chiều kim đồng hồ (swastika) nó đại diện cho năng lượng vũ trụ, sức mạnh và trí thông minh.

 Xoay trái ngược chiều kim đồng hồ (suavastika) nó đại diện cho sự từ bi.

Chữ Vạn xuất hiện vào khoảng 16 000 đến 14 000 năm trước công nguyên. Chữ Vạn được coi là biểu tượng của Phật giáo, hàm chứa Phật tính. Đây là một trong 80 vẻ đẹp của Phật. Trong truyền thống đạo Bon bản địa của Tây Tạng, chữ Vạn là biểu tượng của sự vĩnh hằng, bất biến. Chữ swastika của đạo này quay ngược chiều kim đồng hồ, hoặc cùng chiều kim đồng hồ. Chữ Vạn được xuất hiện trên ngực hoặc trên lòng bàn tay và gót chân của Phật. Nó còn được dùng làm hoa văn trang trí trên vải, tạo thành đường viền cho mẫu thiết kế. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar (http://vi.wikipedia.org/).

Người theo Phật giáo ở các quốc gia ngoài Ấn Độ hay sử dụng chữ Vạn xoay về phía phải theo chiều kim đồng hồ.

CHỮ VẠN

Chiều quay của chữ Vạn Các tôn giáo sử dụng chữ Vạn Xoay về phía

phải

Xoay về phía trái

Đạo Phật Đạo Hindu Đạo Jain

Về hệ thống biểu tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo, người ta thường sử dụng các phương thức biểu đạt sau:

- Dùng các hình ảnh tượng trưng

- Dùng các hình ảnh tượng trưng kèm chữ viết - Có sự kết hợp giữa màu sắc và các con số - Các cử chỉ cũng mang ý nghĩa biểu tượng 2.3.1. Biểu đạt thông qua hình ảnh tượng trưng

Theo Nguyễn Thị Ngân Hoa “biểu tượng (theo nghĩa rộng nhất) là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tất yếu” [7]. Chính vì thế mà mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tượng nhất là biểu tượng tôn giáo có lí do. Khi sử dụng một hình ảnh để chỉ một đối tượng nào đấy người ta dựa vào các nguyên tắc sau: sự giống nhau, liên tưởng hay qui ước, thế nên khi giải thích ý nghĩa của một biểu tượng chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ phương thức biểu đạt của chúng. Dựa vào nội dung mà hình ảnh biểu thị chúng tôi nhận thấy có các kiểu loại như sau:

2.3.1.1. Hình ảnh biểu thị con người và sự vật

 Hình ảnh biểu thị một bộ phận của con người: bàn tay (tay phải), bàn chân, mắt (lấy bộ phận để chỉ toàn thể). Tay phải thường liên quan đến sự trung thực (đối với một số dân tộc khi ăn cơm bằng tay người ta luôn ăn bằng tay phải) và tay trái thường liên quan đến sự không thành thật. Cử chỉ của bàn tay thường mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ: ngón tay cái giơ lên cao là dấu hiệu của sự chiến thắng, kiên cường. Trong Hindu giáo và Phật giáo và cả Cơ đốc giáo sử dụng hơn năm trăm cử chỉ (mudras) trong các lễ nghi và trong các điệu nhảy (mỗi cử chỉ mang ý nghĩa khác nhau). Bàn chân là biểu tượng của sự kiên định và sự tự do. Người ta tin rằng chúng có thể để lại năng lượng trên mặt đất. Những dấu vết tìm thấy trên đá có hình bàn chân, người ta tin rằng đó là dấu chân của Thượng đế. Dấu chân Phật là biểu tượng thần thánh: theo bước chân của Ngài thì nhân loại sẽ tự tìm được con đường khai sáng.

Trong tôn giáo, ban đầu người ta hay dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể, ít khi vẽ chân dung của các vị thánh thần. Sau này việc vẽ chân dung trở nên phổ biến người ta mới dùng

các hình ảnh cụ thể như hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên cậy thập tự, Chúa Jesus tại vườn Ghết sê ma nê hay các tranh ảnh, tượng của Đức Phật.

 Hình ảnh biểu thị sự vật

+ Động vật: dựa vào đặc tính của các con vật mà người ta dùng nó làm các đối tượng mang ý nghĩa tượng trưng. Bao gồm những con vật mang tính huyền thoại và các con vật có thật trong đời sống:

- Những con vật mang tính huyền thoại: sư tử trắng, chim garuda, rồng, quái vật đầu chim, con kì lân…

- Những con vật có thật trong đời sống: chim bồ câu, chim đại bàng, chim bồ nông, thiên nga, bướm, voi, khỉ, ngựa, cá, rắn…

Trong Hindu giáo, Phật giáo và Cơ đốc giáo hay dùng các con vật để làm biểu tượng chỉ các vị thần. Thông thường khi sử dụng các con vật làm biểu tượng người ta hay dựa vào một số bản tính của con người như: dục vọng, sự tham lam, tính hung bạo, tuy nhiên những đức tính xấu này luôn bị chế ngự và tiêu diệt đi. Ví dụ như Cơ đốc giáo, bốn tác giả Phúc âm được miêu tả thông qua hình ảnh bốn con vật (PL B5) (thiên thần có cánh, bò, sư tử, chim đại bàng). Thánh Mark dùng hình ảnh sư tử có cánh (loại dã thú nơi đồng vắng), vì sách Tin lành Mark bắt đầu bằng lời rao giảng của Giăng Báp tít (Giăng Bap tít sống trong đồng vắng). Thánh Luke dùng hình ảnh con bò bị tế vì sách Tin lành Luke bắt đầu với lời mời gọi dành cho vị tư tế Dacaria khi vị này đang thi hành nhiệm vụ tại đền thờ. Thánh John dùng hình ảnh con chim đại bàng vì tác giả sách Tin lành Giăng được nhìn thấy những hình ảnh rực rỡ, đẹp đẽ nơi thiên đàng. Còn Satan được miêu tả qua hình ảnh con rắn; Đối với Phật giáo Tây Tạng khi miêu tả bánh xe pháp luân người ta vẽ vòng tròn trong đó có 3 con vật: gà trống, rắn, lợn cắn đuôi nhau tạo thành một vòng tròn, đó chính là tam độc. Con lợn đen tượng trưng cho sự ngu dốt, con rắn xanh tượng trưng cho lòng ghen ghét và thù hận, con gà trống tượng trưng cho sự tham lam và thèm khát. Chúng sinh bị ba độc tố đó lôi kéo nên phải tái sinh vào các cảnh giới khổ đau.

+ Thực vật

- Hoa: sen (Phật Thích Ca Mầu Ni ngự trên tòa sen), hoa huệ tây, hoa iris, hoa hồng đỏ…

- Lá nho, nhành nho, bụi gai cháy, cỏ ba lá (là biểu tượng của Chúa ba ngôi), cây bồ đề …

 Số cánh hoa: cỏ ba lá, hoa huệ tây, hoa iris có ba cánh vì thế trong Cơ đốc giáo người ta hay dùng các loại hoa này để làm biểu tượng cho ba ngôi Đức Chúa Trời; hoa sen có 8 cánh ứng với tám hướng không gian, vì thế sen là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ. Đức Phật Thích Ca ngự trên trục bánh xe tám nan hoa, giữa đóa sen tám cánh không bị môi trường bùn lầy tác động.

 Màu sắc của hoa và hương thơm của hoa:

o Hoa hồng đỏ: trong Cơ đốc giáo, hoa hồng đỏ là biểu tượng của Đức mẹ Mari, nó còn là biểu tượng của máu Chúa Jesus đổ ra trên cây thập tự. Ba hoa hồng sẽ là biểu tượng của: ánh sáng, tình yêu, và sự sống.

o Màu trắng của hoa huệ tây là biểu trưng cho vẻ trong trắng, thơ ngây, trinh bạch.

o Sen trắng: biểu tượng cho đức hạnh, sự tinh khiết, cho trí tuệ tinh khiết. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đặc trưng của các vị Phật.

o Sen hồng: là loại sen tối thượng, biểu tượng của Đấng tối cao: Đức Phật.

o Sen đỏ: biểu tựơng của sự khởi thủy của tự nhiên, sự tinh khiết của tâm hồn, biểu tượng của tình yêu, lòng trắc ẩn, đây là loại sen của Quan Thế Âm.

o Sen xanh: biểu tượng linh thiêng nhất, là biểu tượng của trí tuệ, đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi hiện thân của trí tuệ viên thành.

o Hương thơm của hoa sen mọc từ bùn đen là biểu tượng của sự thăng hoa tinh thần.

+ Sự vật cụ thể: thánh giá, lưới, mỏ neo, bánh xe, ngai để trống, ngôi sao, vương miện, chân đèn…Người ta sử dụng các sự vật cụ thể này liên quan đến nghề nghiệp hay chức vụ, địa vị…của các đối tượng trở thành biểu tượng. Ví như hình ảnh chiếc ngai trống là biểu tượng cho vương quyền, sự thông thái và sự thiêng liêng. Chiếc ngai trống đại diện cho mối quan hệ giữa Thượng đế và nhân loại. Vì thế mà Phật giáo và Cơ đốc giáo đều sử dụng hình ảnh này làm biểu tượng cho Đấng tối cao.

Như vậy đối với phương thức biểu hiện của các biểu tượng tôn giáo chúng ta thấy rằng cùng một cái được biểu đạt người ta dùng nhiều cái biểu đạt khác nhau, cụ thể là các biểu tượng về Chúa hay Đức Phật…

2.3.1.2. Hình ảnh biểu thị bằng hình học

Trong Cơ đốc giáo và Phật giáo người ta cũng sử dụng hình học làm biểu tượng, đó là các hình: tròn, tam giác, vuông, hình chữ thập ngoặc (chữ Vạn). Người ta có thề sử dụng riêng lẽ (hình tam giác là biểu tượng của Ba ngôi, được dùng nhiều trong Cơ đốc giáo) hay kết hợp ba loại trên trong cùng một biểu tượng (hình bảo tháp trong Phật giáo Tây Tạng), cũng có trường hợp các hình này khi sử dụng làm biểu tượng thường được trang trí hay kết hợp với các hình ảnh khác (hình ảnh bánh xe luân hồi: vòng ngoài cùng là hình tròn, có con quỷ ôm gọn hình tròn đó, bên trong hình tròn có hình ảnh của ba con vật cắn đuôi nhau tạo thành vòng tròn, hay như người ta vẽ hình tam giác, chính giữa hình tam giác vẽ thêm con mắt…). Hình tròn, hình tam giác, hình vuông được xem là những hình ảnh linh thiêng, được sử dụng làm biểu tượng trong những nền văn hóa khác nhau.

 Hình tròn: Ban đầu nó biểu tượng cho tính nam thần thánh, thường xuất hiện cùng với ánh hào quang xung quanh đầu của các thiên thần. Nó còn mang ý nghĩa cho sự vô tận, sự hoàn hảo, và sự tồn tại vĩnh hằng. Vì thế hình tròn thường được dùng để làm biểu tượng cho Thượng đế.

 Hình vuông: Hình dáng của nó biểu tượng cho sự vững chắc, nguyên do hình dáng không thay đổi. Nó bao hàm các tính chất sau: sự đáng tin cậy, lòng trung thực, sự bảo vệ, sự an toàn. Hình vuông là biểu tượng thường gặp trong đạo Hin đu, nói về vạn vật và sự cân bằng trong thế đối lập nhau.

 Hình tam giác: Số ba thần thánh thường chỉ về Chúa ba ngôi. Hình tam giác chỉ về con đường đến thiên đàng, đại diện cho nguyên tố lửa (thuộc giống đực). Nó còn là biểu tượng về những ơn huệ từ thiên đàng đổ xuống đại diện cho nguyên tố nước (thuộc giống cái).

2.3.2. Biểu đạt thông qua màu sắc

Từ xưa con người đã biết dùng màu sắc để tạo thành các biểu tượng biểu trưng cho những giá trị tâm linh trong đời sống văn hóa xã hội. Màu sắc xuất hiện ở mọi nơi làm bệ đỡ cho biểu tượng.

Cách thức hình thành những màu sắc biểu tượng theo qui luật: dùng một màu hay nhiều màu để biểu trưng cho một điều khái quát trong nhận thức, trong tâm linh.

Dùng màu sắc để biểu trưng có thể theo hai cách: - Dùng riêng lẽ từng màu

2.3.2.1. Màu sắc trong Cơ đốc giáo

Cơ đốc giáo thường dùng màu sắc để trang hoàng các bức tranh, lá cờ, thánh giá, chủ yếu là hai loại thánh giá chính: thánh giá Latin và thánh giá Hy Lạp và màu sắc còn được sử dụng trong các nghi lễ khác nhau. Trong các nhà thờ Cơ đốc việc sử dụng màu sắc có tính quy ước riêng. Cụ thể, người ta sử dụng các màu sau:

- Màu đen biểu tượng cho sự đau buồn, bệnh tật, sự chết. Màu này được sử dụng trong ngày lễ thương khó.

- Màu xanh: biểu tượng cho thiên đàng, lòng nhân hậu, biểu tượng của Đức mẹ Mari, được sử dụng trong mùa vọng.

- Màu vàng: biểu tượng cho sức khỏe, sự lộng lẫy, vương giả. Màu vàng là biểu tượng của Chúa Jesus.

- Màu xanh lá cây: biểu tựơng cho sự sống, hi vọng, sự trung thực, sự bất tử. Màu xanh lá cây được dùng trong ngày nghỉ lễ vào ngày chủ nhật sau ngày Đức thánh linh giáng lâm.

- Màu hồng: biểu tượng của sự vui mừng, màu của ngọn nến được thắp lên trong mùa vọng.

- Màu tím: biểu tượng của sự ăn năn, sự khổ hình, màu của hoàng gia. Màu tím được dùng trong các ngày lễ: mùa vọng (bốn tuần lễ trước ngày giáng sinh của Chúa), mùa chay, ngày thứ năm trứơc lễ Phục sinh, tuần thánh (tuần trước ngày chủ nhật phục sinh).

- Màu đỏ: biểu tượng của tình yêu, tuổi trẻ, sự nhiệt tình, lòng hăng hái; màu của máu, màu của sự đau đớn; biểu tượng của Đức thánh linh. Màu đỏ được dùng trong các ngày lễ sau: lễ Đức thánh linh giáng lâm, Lễ tạ ơn Chúa sau mùa gặt, lễ kỉ niệm những người tử vì đạo.

- Màu trắng: biểu tượng của ánh sáng, sự tinh khiết, sự vô tội, niềm vui, sự trinh trắng, sự rửa tội. Màu trắng được dùng trong các ngày lễ: giáng sinh, lễ thăng thiên, lễ biến hình, Thánh linh giáng lâm, sự kiện Chúa Jesus hiện ra cùng các môn đồ, lễ thương khó.

2.3.2.2. Màu sắc được dùng trong Phật giáo

Hệ thống màu sắc trong Phật giáo được dùng nhiều trong nghệ thuật Phật giáo và các nghi lễ tôn giáo. Trong Phật giáo, đặc biệt là trong Phật giáo Tây Tạng, năm màu dưới đây

biểu tượng cho suy nghĩ, bản chất thiêng liêng của Đức Phật, là một phần của cơ thể, là một phần trong câu thần chú cầu thần, hay nó còn đại diện cho các nguyên tố.

- Màu xanh: biểu tượng cho sự trầm tĩnh, sự vô cùng, vô tận, sự trong sạch, tinh khiết, đại diện cho nguyên tố không khí.

- Màu đen: biểu tượng của bóng tối, thù địch, đại diện cho nguyên tố không khí.

- Màu xanh lá cây: màu của tự nhiên, của cỏ cây, của sự cân bằng, của sự hài hòa, cân đối, sự mạnh mẽ, của tuổi trẻ.

- Màu đỏ: trong văn hóa Tây Tạng màu đỏ là màu được sử dụng nhiều nhất, màu đỏ là một trong năm màu chính của đạo Phật, màu đỏ còn là màu áo của các tu sĩ. Biểu tượng cho sức mạnh, sự bảo tồn, màu của máu trong trái tim luôn chảy, màu của lửa, của sự linh thiêng. Màu đỏ đại diện cho nguyên tố lửa.

- Màu trắng: biểu tượng của kiến thức, sự hiểu biết, sự trường thọ. Đại diện cho

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các bieur tượng tôn giáo (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)