bàn bạc cùng quốc dân, hoặc lòng nhiệt thành có người cảm, lời bàn ngay có kẻ nghe” [5, số17 ] để giúp “được một phần cho cái quan niệm của quốc dân đối với Tổ quốc vậy” [5, số
10].
Như vậy, mục đích của Phạm Quỳnh khi mở mục du ký trên báo Nam Phong, mà bản
thân ông là người nhiệt tình tham gia sáng tác, không ngoài việc cổ vũ, hô hào, khuyến khích sự ghi chép của những người du lịch với mục đích vừa rèn luyện câu văn quốc ngữ, tập sự cho việc xây dựng những tác phẩm tiểu thuyết qui mô sau này, vừa lĩnh hội và truyền đạt những tri thức văn hóa cho quốc dân trong một thời đại đầy những biến động, đổi thay của đất nước. Có phải vì thế chăng mà trong các thiên du ký của mình, những điều ông phản ánh
đều là những vấn đề thuộc về văn hóa? Mười ngày ở Huế là những hình ảnh về miền đất đế
đô, với những nỗi niềm về lịch sử, văn hóa của dân tộc đã trở thành ám tượng trong tiềm
thức con người. Một tháng ở Nam Kỳ là cảm xúc vui sướng và tin tưởng ở tương lai của tổ quốc về một vùng đất phì nhiêu, giàu có với những con người thuần phác, chân thành. Pháp du hành trình nhật ký là cảm tưởng chân thành về một xứ sở hoa lệ, với những điều mới lạ
của một nền văn minh mà nhiều người dân ta chưa hề biết…
Từ các tác phẩm du ký của ông, ta nhận thấy Phạm Quỳnh có một tư tưởng hết sức tiến bộ về văn hóa. Ông mong mỏi tiếp thu tinh hoa văn minh phương Tây để xây dựng văn hóa mới của nước nhà, nhưng đồng thời tha thiết chủ trương giữ gìn những giá trị truyền
thống của dân tộc, chống sự lai căng, mất gốc. Trong Pháp du hành trình nhật ký, tác giả nói
rất rõ ràng suy nghĩ của ông:
“Nếu dân Việt Nam là một dân mới có, chưa có nền nếp, chưa có lịch sử gì thì quý quốc cứ việc hóa theo Tây cả, dạy cho học chữ Tây hết cả, đồng hóa được đến đâu hay đến đó. Nhưng ngặt thay, dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì vào cũng được; tức là một tập giấy đã có chữ sẵn từ đời nào đến giờ rồi. Nếu bây giờ viết lên thì e thành giấy lộn mất” [2, 191].
Các thiên du ký của Phạm Quỳnh sử dụng đủ các lối văn, từ kể chuyện, tả cảnh, tả tình, đến đối thoại, độc thoại… Nhờ sự phong phú của các lối văn đó, người đọc không chỉ cảm nhận được những điều mới lạ ở xứ người qua lời kể của tác giả, mà còn hiểu được tình cảm cũng như tâm sự đời tư của ông. Như vậy, theo ông, ngôn ngữ ký là loại ngôn ngữ linh hoạt và sinh động; giọng điệu ký không bắt buộc đơn nhất mà có thể tùy thuộc với từng hoàn
cảnh, sự việc tác giả chứng kiến và tái hiện. Trong bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ, khi so
“Lần trước là đi vãn cảnh một nơi đất cũ, còn đầy những dấu tích đời xưa, mỗi bước như động đến tấm lòng hoài cổ, chạnh những nông nỗi cố hương; nghe tiếng chim kêu trên bãi cát mà nỗi thương nước nhớ nhà không thể cầm được, ngắm bức phong cảnh chốn tôn lăng mà lòng cảm hoài về lịch sử như chan như chứa; bao nhiêu những giọng ngậm ngùi ai oán thủa bình sinh không ngờ mà lâm li trên tờ giấy, khiến người đọc cũng phải lạnh lẽo trong lòng.(…) Lần này thì thật khác: cái khí vị lạnh lẽo kia đã đổi ra cái khí vị nồng nàn rồi. Nam Kỳ là một nơi đất mới, mới đủ đường: địa chất, lịch sử, văn hóa đều là mới cả; người ta đương hăm hở về đường tiến thủ, muốn bước cho chóng, lên cho mau, chưa từng bận lòng đến những nỗi thương cũ tiếc xưa, phiền xa buồn muộn. Đất cũng không từng có những dấu vết cũ, như tòa thành cổ, góc miếu xưa, đủ nhắc cho người ta tấm lòng nhớ cũ, mà chỉ mênh mang những đồng rộng không cùng, sức người mở mang không xuể. Lại thêm Tạo vật đãi người quá hậu, cho cái đất kia phì nhiêu có một, cách làm ăn không khó nhọc mà đường sinh hoạt được thảnh thơi; tiền bạc đã nhiều, tiêu dùng càng lắm, đời người như lấy sự khoái lạc làm cái mục đích không hai. Khoái lạc lại khoái lạc mà suốt năm như bữa tiệc một ngày! Cho nên cái cảm giác của người mới bước chân tới đây là cái cảm giác vui, vui mà tin cậy ở cái tương lai, chớ không phải buồn mà thương tiếc cho sự ký vãng.
Ấy hai cuộc du lịch khác nhau như thế, lời kỹ thuật tất cũng không in một giọng”
[5, số 17].
Tóm lại là về truyện ngắn cũng như ký, quan niệm của Phạm Quỳnh còn có phần đơn giản. Ông coi chúng là những dạng sơ thảo, bước đầu của tiểu thuyết. Sáng tác truyện ngắn và ký là nhằm luyện tập câu văn quốc ngữ và là bước đầu để tiến đến xây dựng tiểu thuyết.
3.2. Quan niệm về thơ.
Thơ là hình thức sáng tác văn học, phản ánh đời sống bằng tâm trạng, cảm xúc thông qua ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.
Tuy không phải là một nhà thơ nhưng quan niệm của Phạm Quỳnh về thể loại văn học
này được thể hiện khá rõ ràng qua những bài khảo cứu hết sức tỉ mỉ và có giá trị như: Thơ Baudelaire, Thơ ta thơ Tây, Thơ là gì? Đăng lần lượt trên tạp chí Nam Phong. Quan niệm
3.2.1. Sự khác nhau trong quan niệm về thơ giữa phương Đông và phương Tây.
Thơ ta thơ Tây là bài khảo luận thể hiện tập trung nhất kiến giải của Phạm Quỳnh về sự
khác nhau giữa thơ phương Đông và thơ phương Tây.
So sánh sự khác nhau trong quan niệm về thơ giữa phương Đông và phương Tây, Phạm Quỳnh cho rằng với phương Đông, mà cụ thể là Trung Hoa và Việt Nam, thơ là một thú chơi tao nhã, là sự thể hiện những tình cảm, ý tưởng cao cả bằng những ngôn từ đẹp đẽ, có âm hưởng, tiết tấu nhằm tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ cho người thưởng thức. Quan niệm
về thơ của người Trung Hoa và Việt Nam được ông nhận xét như sau: “Ta coi thơ tức là vẽ, mà vẽ tức là thơ; thơ là vẽ bằng lời, bằng thanh âm, vẽ là thơ bằng hình, bằng màu sắc. Nên bức tranh sơn thủy tức là bài thơ tả cảnh hiển hiện ra cho mắt ta trông; mà bài thơ tả cảnh tức là bức tranh sơn thuỷ cất tiếng lên cho tai ta nghe vậy [3, 50].
Với quan niệm thơ là “vô hình họa”, “hữu thanh họa”, nên trong thơ Trung Hoa và thơ
của ta thời Trung đại, mà nhất là lối thơ Đường luật, đòi hỏi phải tuân theo qui tắc nghệ thuật hết sức chặt chẽ, chú trọng làm thế nào chỉ với một khuôn khổ câu chữ tối thiểu nhưng truyền thần được cái hồn của cảnh, cái tình của người một cách tối đa. Thơ là tiếng nói tự
nhiên của tâm hồn con người, “là tiếng kêu tự nhiên của con tâm” [4, 50]. Người Trung Hoa
định luật nghiêm cho thơ là muốn gia công cho tiếng kêu ấy hay hơn, nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều khi làm cho thơ mất đi cái vẻ tự nhiên đáng ra phải có.
Thơ, đối với người phương Tây là nghệ thuật lại cũng vừa là triết lý, đề cao hình thức nhưng càng coi trọng nội dung, bởi thế mà hình thức của thơ cốt làm sao thể hiện nội dung cảm xúc, nội dung triết lý cho hết sức tự do, phóng khoáng. Cùng một đối tượng phản ánh, một đề tài thể hiện, thơ Trung Hoa, thơ ta sẽ có những nét bút phong nhã, thanh tao, rất khéo nhưng kém sinh động, thiếu tự nhiên vì nặng về phần gia công gọt dũa. Trong khi đó, thơ phương Tây tuy có thể không được khéo bằng nhưng lại có nét bút đậm đà, lời lẽ thắm thiết, hùng hồn, sinh động.
Nhằm củng cố luận giải của mình và cũng giúp độc giả có tư liệu để thấy rõ hơn sự khác
nhau giữa hai lối thơ, Phạm Quỳnh đã công phu phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan và Buổi chiều chơi núi (Soir en montagne) của Léonce Depont. Qua sự phân tích của ông, người đọc thấy hiện lên rõ ràng bức tranh trong Qua đèo Ngang là một
tuyệt bút, đủ cả đất trời, mây nước, núi non, cây cỏ, đá hoa, chim kêu vượn hú…lại thêm chút tình của kẻ lữ thứ một mình đối diện với trời cao đất rộng trong cảnh chiều tà. Tất cả
được thể hiện bằng một lối ngôn từ chải chuốt, giọng điệu êm ái trong khuôn khổ nghiêm ngặt của thể thơ Đường luật gồm tám câu thơ với 56 chữ. Nhưng theo ông, đó là bức tranh
gia công trong các lọ sứ Tàu. Ngược lại, bức tranh trong bài thơ Soir en montagne không có
được cái gọt dũa, chải chuốt, gọn ghẽ nhưng tình cảm dồi dào, tư tưởng siêu việt hơn hẳn.
Kết luận về sự khác nhau trong quan niệm, thể thức của “thơ ta” và “thơ Tây”, Phạm
Quỳnh nói một cách đầy hình ảnh như sau:
“Cứ so sánh hai lối thơ ấy thì biết hai cái tinh thần khác nhau là dường nào. Một bên thì vụ bề nhân công, một bên thì chuộng về thiên phú. Vụ bề nhân công thì chủ lấy cực kỳ tinh xảo, làm bài thơ như trạm một hòn ngọc, uốn một cái cây, sửa cái vườn cảnh, thế nào cho trong cái giới hạn nhất định, thêu nên bức gấm trăm hoa. Chuộng vẻ thiên phú thì nhà thơ tự coi mình như cái phong cầm, tùy gió thổi mà nên tiếng:
Tiếng trong như hạc bay qua Tiếng đục như suối mới sa nửa vời
Lời thơ phải tùy theo lớp sóng trong lòng là khi dài khi ngắn, khi thấp khi cao, không thể cầm giữ trong phạm vi nhất định” [3, 56].
3.2.2. Vấn đề tiếp thu và đổi mới của thơ Việt Nam.
Bàn về vấn đề này, Phạm Quỳnh cho rằng thơ Việt Nam đang đứng giữa nơi giao thoa của hai tinh thần phương Đông và phương Tây, nếu ta khéo điều hòa được cái hay của cả hai bên thì thơ ta mới có thể phát triển được.
Về mặt hình thức, thơ thì phải có âm điệu, mà âm điệu là do ngôn ngữ tạo thành; ngôn ngữ khác nhau thì âm điệu cũng khác nhau. Do vậy, ta không thể bắt chước tiếng của nước khác mà phải dựa vào ngôn ngữ của dân tộc để dần dần phá vỡ cái khuôn mẫu chật hẹp của thơ cũ. Trong giai đoạn đầu, thơ ta chưa cần phải sửa lại âm điệu vội. Cái quan trọng cần phải tiếp thu, đổi mới, mà Phạm Quỳnh nhiều lần nhấn mạnh, là cảm hứng, là nội dung cảm xúc của thơ. Bởi vì đã có cảm hứng, có cảm xúc ắt sẽ tìm được âm điệu xứng đáng, nếu không thì âm điệu dẫu hay cũng chưa phải là thơ thực sự. Nói về sự khiếm khuyết của thơ ta, ông viết:
“Nhưng đến tình tứ của thơ Nôm ta thì có lẽ không được dồi dào lắm, cảm hứng không được phong phú bằng thơ các nước; tuy không phải là không có cái thú thanh tao, cái giọng thâm trầm, nhưng dường như “ngắn hơi”, không hô hấp
mạnh lên được, đọc lên có cảm giác như con chim con chưa bay lên đã mỏi cánh, mong sao mà vượt bể lên ngàn được?” [3, 163; 164].
Nguyên nhân của khiếm khuyết trên, theo Phạm Quỳnh là do từ xưa đến nay thơ ta chịu ảnh hưởng quá lâu và quá sâu thơ Trung Hoa, đến nỗi làm mất đi cả cái đặc sắc của mình, biến mình trở thành bản sao của thơ Trung Hoa. Ông cho rằng cảm hứng của thơ phương Tây thật mới lạ, tuyệt thú mà xưa nay chưa từng gặp trong thơ ta. Người phương Tây dùng lời thơ mà diễn tả được hết mọi sự vật, cảm xúc. Thơ ta cần phải tiếp thu học hỏi cách diễn đạt những cảm hứng mới mẽ ấy thay cho những khuôn sáo xưa cũ thì mới phát triển được.
3.2.3. Ý nghĩa của thơ.
Phạm Quỳnh cho rằng thơ bao giờ cũng gồm hai phần: âm điệu và tình tứ. Âm điệu là phần hình thức, tình tứ chính là nội dung, là tinh thần của thơ. Hình thức là cần nhưng tinh
thần mới là cái cốt lõi của thơ. Trong bài Thơ là gì? lược dịch bài diễn thuyết của Paul
Géraldy, Phạm Quỳnh đã giới thiệu một cách cặn kẽ cho độc giả Việt Nam về ý nghĩa của thơ.
Thơ vốn dĩ có hình thức riêng, đó là có vần, có điệu. Tuy nhiên cái hình thức là cái dễ bắt chước, ai cũng có thể làm được, nếu có sự dụng công. Thể hiện được cái tinh thần của thơ mới là khó. Cho nên cần phải phân biệt hình thức thơ với thơ thực sự, không nên cho
rằng cái gì không được viết bằng hình thức thơ thì không phải là thơ. Bởi “thơ mà mặc áo tản văn không phải là không được, và có nhiều bài văn có thi vị hơn là lắm bài thơ nhiều…”
[4, 951]. Thơ phải luôn là sự tìm tòi, đổi mới, vượt ra khỏi những giới hạn vốn có, như cuộc
sống hồn nhiên và luôn phát triển của đứa trẻ, “thơ là vượt ra ngoài thói quen, mà bước vào một cõi mới lạ, có hứng thú hơn” [4, 953]. Cái instinct poétique, mà Phạm Quỳnh dịch là cái “hồn thơ”, chính là sức mạnh đưa con người vượt ra khỏi cái giới hạn bình thường, nhàm cũ
vốn có trong cuộc sống của mỗi người để khám phá khoảng không vô tận quanh mình. Muốn có thơ, muốn cho cái hồn thơ đến với mình thì con người cần phải có sự đổi mới, không chỉ
bằng hình thức sinh hoạt bề ngoài mà đổi mới chính tâm hồn mình. Theo cái luật lười phấn đấu (La loi du moindre effort), con người ít khi chịu khó mà thường hành động theo thói
quen, do vậy hồn thơ tuy có đó mà diễn ra không được.
Chính vì thơ có sự kén chọn khắt khe như vậy nên nhiệm vụ, thiên chức của nhà thơ là
(type d’avenir). Nhà thơ vĩ đại là người biết tạo ra “cái mô phạm tương lai” toàn vẹn, đẹp đẽ
và phù hợp với con người nhất. Thơ bất tử là thơ phải thể hiện một cách đẹp đẽ và phù hợp
“cái mô phạm tương lai” ấy. Nói tóm lại, “thơ bao giờ cũng là một cuộc thám hiểm về tương lai” (une exploration dans le domaine de l’avenir) [3, 960], “là sự hình dung tưởng tượng ra một cái kiểu làm người về tương lai” [3, 960].
Với ý nghĩa như vậy, nhà làm thơ có hai cách diễn tả khác nhau:
- Không rõ ràng, cụ thể, chỉ gợi lên cảm giác mơ màng, phảng phất. Lối diễn đạt này thường sử dụng nhiều yếu tố nhạc điệu của ngôn ngữ;
- Diễn đạt một cách rõ ràng, trực tiếp. Lối diễn đạt này thuộc về triết lý hơn là âm nhạc.
Tóm lại là thơ xuất phát ở âm nhạc mà mục đích là ở triết lý sáng sủa. “Âm nhạc là thơ còn đục, triết lý là thơ đã sáng trong” [3, 961]. Mỗi thời đại, thơ có sự diễn đạt, thể hiện
khác nhau, nhưng tựu trung, đích thực là thơ chân chính thì nó phải làm cho đời sống con người được phong phú, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, góp phần xây dựng cuộc đời.
Về thơ ca, tuy không đưa ra một hệ thống lý thuyết tương đối đầy đủ như ở thể loại tiểu thuyết và kịch, nhưng Phạm Quỳnh cũng đã thể hiện rõ quan niệm của mình về việc tiếp thu, cải tiến và phát triển thơ ca dân tộc. Quan trọng hơn nữa là tác giả đã thể hiện một quan niệm hết sức tích cực về vai trò, ý nghĩa của thơ đối với cuộc sống con người. Đây là một quan niệm hết sức hiện đại, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa việc kế thừa những tinh hoa của