NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 74 - 101)

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.1. Ngôn ngữ

Tác phẩm văn học là bức tranh hiện thực đa dạng và phong phú về cuộc sống do các nhà văn vẽ nên thông qua chất liệu ngôn từ. Ngôn từ là chất liệu, là vỏ bọc vật chất của tác phẩm văn học qua đó chứa đựng nội dung mà nó muốn thể hiện.

Qua quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn, chất liệu ngôn ngữ chung ấy lại trở thành hệ thống ngôn từ riêng, độc đáo của mỗi người. Khi tìm hiểu, đánh giá một hiện tượng văn học nào đó, chúng ta không thể không phân tích yếu tố ngôn từ nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có sở trường sử dụng ngôn từ khác nhau. Vì vậy ngôn từ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách của nhà văn.

Để phản ánh hiện thực muôn màu muôn vẻ của đời sống, nhà văn phải có vốn từ vựng phong phú, khả năng biến hóa từ vựng sẵn có thành những hiện tượng đa nghĩa, mới mẻ, đầy sáng tạo. Muốn được như thế, nhà văn phải không ngừng học hỏi, trau dồi ngôn ngữ của nhân dân. Mỗi nhà văn lớn là tấm gương sáng về sự hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, và luôn có ý thức trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Không chỉ tiếp thu vốn từ ngữ phổ thông sẵn có, nhà văn còn phải luôn sáng tạo thêm những lớp từ, lớp nghĩa, hay cách diễn đạt riêng, góp phần làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.

Chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ ngôn ngữ, cách diễn đạt của dân gian, ngôn ngữ truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang những đặc điểm sau: sử dụng nhuần nhị ngôn ngữ đời

thường, tục ngữ, thành ngữ; lời kể chuyện bằng văn xuôi xen kẽ với văn vần.

3.1.1. Sử dụng nhuần nhị ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ

Trong truyện ngắn có nhan đề Mưa Nhã Nam, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết rằng:

“Tôi biết một thứ ngôn ngữ giản dị như đất Thứ ngôn ngữ mộc mạc thẳng băng

Tựa như tiếng tù và Như tiếng kèn đồng Như tiếng chuông vọng”

Và cũng có:

Buộc họ soi vào lòng mình

như soi mặt xuống lòng hồ Có thứ ngôn ngữ của người anh hùng,

của người chính trực”

Từ đó, ông bày tỏ quan niệm về thứ ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng phải là:

“Thứ ngôn ngữ không hề phù phiếm cũng chẳng tân kì Thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền lại

Thứ ngôn ngữ của lương tri không bao giờ mất…”

Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của ông phảng phất sắc thái của ngôn ngữ dân gian bình dị, mộc mạc, “thư ngôn ngữ của giống nòi truyền lại”, song không kém phần sâu sắc của sự suy nghiệm. Nhờ đó góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ khá độc đáo của nhà văn.

“Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” (W. Humboldt). Nhìn vào tiếng Việt, ta thấy nhận

định trên chính xác hơn bao giờ hết với tính cách, tâm hồn người Việt và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc. Người Việt Nam ta trong giao tiếp hàng ngày vốn chuộng cách

nói ví von, bình dân, nôm na, dễ hiểu. Lối tư duy của người Việt thiên về “các thủ pháp ước

lệ” [9, tr.288] như nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Chu Xuân Diên từng nhận định. Trần Ngọc

Thêm cũng xuất phát từ “tính biểu trưng, tính biểu cảm và tính linh hoạt” [85, tr.287] trong

nghệ thuật ngôn từ của người Việt để chứng minh lối biểu đạt nhịp nhàng cân đối trong tục ngữ, thành ngữ, và cả những “bài chửi” trong tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.

Tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy ông đã chịu ảnh hưởng, và vận dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống hàng ngày vào văn chương nghệ thuật. Văn phong Nguyễn Huy Thiệp giản dị, mộc mạc như chính lời ăn tiếng nói hàng ngày. Để tăng thêm

tính tự nhiên, nhà văn đã sử dụng nhiều lớp từ khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ rất phù hợp với

ngữ cảnh.

Nhằm đi đến tận cùng tính cách của từng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp có khi không ngần ngại để cho họ nói năng trơ trẽn, bộc lộ những toan tính dơ dáng, qua đó thấy rõ sự suy

đồi đạo đức, tha hóa nhân cách của một bộ phận trong xã hội. Ông Bổng trong truyện Tướng về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hưu là một trong những nhân vật như vậy. Ông vốn là kẻ ghê gớm, chỉ biết có tiền. Tính cách

ấy không chỉ thể hiện qua hành động mà còn qua lời nói. Khi chuẩn bị đóng quan tài cho chị,

lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván” [94, tr.26]. Chỉ cần

qua một chi tiết đối thoại nhỏ này, thiết nghĩ không cần phải bình luận thêm bởi tính cách nhân vật đã hiện lên một cách rõ nét nhất.

Ngôn ngữ mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng là thứ ngôn ngữ chân thực của cuộc sống đa

diện, thứ ngôn ngữ “không hề phù phiếm cũng chẳng tân kì”. Đó là thứ ngôn từ ngọt nhạt của

một bà triệu phú buôn vàng vốn xuất thân từ bà bán bún ốc nói với cậu em trong bữa tiệc mừng

sinh nhật con gái khi cậu này dẫn đến nhà một vị khách lạ trong truyện Huyền thoại phố

phường: “Sao lại thế? – Bà Thiều gắt yêu. – Cậu quen cái thói rẻ người từ bao giờ thế? Bạn bè của cậu cũng là bạn bè của chị. Nhà ta xưa nay gia phong giản dị…” [94, tr.253]. Nhưng chỉ

một lát sau, ngay trước mặt khách khứa, bà ta sẵn sàng tát cô con gái cưng nảy đom đóm, kèm

theo đó là những lời chì chiết: “Cha bố cô! Chỉ toàn ăn tàn phá hại! Có đi tìm ngay không bà

lại cho một trận bây giờ!” [94, tr.257] vì cái tội lơ đễnh làm mất cái nhẫn một chỉ vàng.

Hay lối nói trần trụi đến kinh người của bà quận chúa cành vàng lá ngọc với quan Tổng

Cóc (Chút thoáng Xuân Hương) sau khi việc mua hương bán sắc đã xong xuôi: “Ta ngủ với

ông mà cứ kinh hoàng tưởng như ông hiếp dâm ta!”, còn Tổng Cóc thì lạnh lùng đáp lời: “Tâu lạy quận chúa, việc mua bán đã xong rồi!” [94, tr.299].

Cũng có khi là thứ ngôn ngữ thể hiện sự mặc cả trắng trợn của một con buôn sẵn sàng

bán thân với thằng ăn mày dị dạng để có được ba chiếc nhẫn vàng trong truyện Cún: “Thế nào?

Tao mặc cả nhé! – Cô Diệu vừa nói vừa cười, ý nghĩ của cô rạch nhanh như tia chớp trong đầu. – Mày hãy cho tao ba cái nhẫn này, mày không có nó cũng không sao…Mày vẫn là đứa ăn mày…Thế nào? Có đồng ý không? Mày muốn gì tao cũng nghe mày” [94, tr.41].

Bên cạnh những câu văn trần trụi, thô ráp, hiện lên trang văn của Nguyễn Huy Thiệp còn

là thứ ngôn ngữ “giản dị như đất” vì đó là của “giống nòi truyền lại”, vì thế mang đậm sắc

thái ngôn ngữ dân gian. Truyện ngắn của ông sử dụng lời ăn tiếng nói trong đời sống sinh hoạt

hàng ngày với số lượng khá lớn. Chúng được nhà văn góp nhặt từ ngôn ngữ giao tiếp của những người dân quê chịu thương chịu khó nên gần gũi, giản dị hơn bao giờ hết. Đây là cuộc

“cãi vã” của hai ông bà lão nhà quê “rất hợp tính nhau” nhưng phải cái hay khắc khẩu trong

Cánh buồm nâu thuở ấy:

“- Dào ôi…già rồi còn dại, bói với toán gì!

- Thì mặc u con chúng tôi! Bà Hân ra vẻ giận – ông thì biết cái gì, cái đồ gàn dở kia! - Ừ thì tôi gàn! Tiền mất tật mang. Không khéo lại mua lo vào mình.

- Thì ai lấy tiền của ông! Đồ keo kiệt…Mà cái ngữ ấy làm gì có nổi được đồng cắc nào trong người.

- Thì có đồng nào bà đều lột sạch lại còn già mồm nữa.” [94, tr.562].

Ngôn ngữ bình dị, gần gũi trong văn của Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện qua cái cách nói ỡm ờ, đầy ngụ ý kiểu như:

“Đêm tân hôn, Móng và cô Hợp gác chân lên nhau trò chuyện. Cô Hợp bảo: - Hôm đầu, em cũng tưởng mình là ông khách đến để mua chim. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông Móng cười:

- Rốt cuộc tớ lại là thằng bán chim cho mình! Cô Hợp mắng yêu:

- Đồ phải gió!

Rồi cô mỉm cười ở trong bóng tối:

- Mình là con chim lớn nhất mà em bẫy được!” (Chuyện bà Móng), [94, tr.534].

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dường như không bị chi phối bởi địa vị, nghề nghiệp xã hội. Từ vua quan cho đến thường dân, từ nhà thơ cho đến những người nông dân đều có cách nói đi đến tận cùng của sự thật, của bản chất người. Vì thế khuôn mặt cuộc sống, con người đích thực hiện ra một cách rõ nét nhất. Ngôn ngữ của nhân vật lịch

sử, văn hóa cũng dân dã, mộc mạc như người bình thường. Khi tức giận, Quang Trung (Phẩm

tiết) cũng có thể quát lớn rằng: “Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ăn ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. Mày nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm, tưởng xênh xang ư?” [94, tr.175]. Nhưng khi biết Khải bị hại uất ức phải treo cổ tự vẫn,

vua thương tiếc mà bảo: “Ta nóng nảy đã đành, ta có lý của ta. Cái lũ nhà giàu khốn nạn, chỉ

biết mỗi thân mình, Khải bị hạn, sao không đứa nào đứng ra kêu hộ một tiếng?” [94, tr.177]. Sắc thái dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện qua việc

truyện ngắn của ông sử dụng khá nhiều ngôn ngữ có yếu tố tục. Nói đến cái tục, đề cập đến yếu

tố tục cũng là cách nói tiếu lâm thường ngày của người bình dân. Đó còn có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực, coi trọng sự sinh sổi nảy nở của cư dân nông nghiệp. Tục ở đây cần phải hiểu không phải là tục tĩu, ngược lại cái tục cũng là một phần của tự nhiên. Bởi nói như nhà

nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì đó là thứ “triết lí dân gian không khô héo xám xịt. Vì nó là

ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm láp bùn đất nhưng cứ tươi rói và giãy nảy lên trên trang sách”

Trong Những bài học nông thôn có những đoạn đoạn truyện nhà văn sử dụng ngôn ngữ

có yếu tố tục khá “đắt”, gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người dân quê chân

lấm tay bùn. “Chị Hiên mời “Các cụ xơi tự nhiên”. Thằng Tiến đòi: “Cho em làm các cụ với!”

Mẹ Lâm gạt đi: ‘Hỗn nào! Chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao?” Cái Khanh bụm miệng cười. Tôi đỏ mặt. Bà Lâm thở dài: “Các cụ toàn chim to…”. Mọi người cười lăn” [94,

tr.134]. Hay cũng trong truyện ngắn này, bà Lâm kể chuyện nghe “rờn rợn”: “Ngày xưa có

ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại”. Nghe thế mẹ Lâm bảo: “Đàn bà thế là bạc”. Bà Lâm nói ngay: “Bạc gì? Có hai hòn dái là cái quý nhất thì mất rồi còn đâu?” [94, tr.134]. Và “Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi một con b…,

mang tiếng thủy chung, đức hạnh, chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu” [94, tr.141]. Tưởng bà cụ tám mươi tuổi thích nói tục nên toàn kể chuyện về “cái ấy”

nhưng nhờ thế mà chân dung cuộc sống hiện lên một cách rõ nét, sống động và chân thực hơn. Tiếng cười thoải mái từ những câu chuyện tiếu lâm vang lên làm xua đi những nhọc nhằn trong cuộc sống một nắng hai sương nơi ruộng đồng của những người nông dân. Qua đó cũng ẩn chứa những triết lí nhân sinh sâu sắc.

Ngôn ngữ tục góp phần tạo nên màu sắc hài hước thâm thúy trong văn Nguyễn Huy

Thiệp. “Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Đông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít

cái Lược. Cái Lược bảo: “Làm gì thế?”. Tay này cũng dơ, nói thản nhiên: “Làm chủ nhiệm hợp tác xã”. Cái Lược mắng: “Thôi đi chứ”. Tay này lại bảo: “Nhân dân còn tín nhiệm thì tôi còn làm” (Những bài học nông thôn), [94, tr.139]. Cái tài của Nguyễn Huy Thiệp là sử dụng

lối nói ỡm ờ, những câu đối thoại cố ý không ăn nhập tạo nên tiếng cười đầy ẩn ý. Chuyện nhố

nhăng kệch cỡm của tay thanh niên kia thật không phải là hiếm thấy trong cuộc sống đời

thường.

Người đọc nhiều người có thể rất khó chịu với các cách “văng tục” từ đầu đến cuối của nhân vật Trương Chi trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp. Có người chỉ trích ông làm xấu đi hình ảnh Trương Chi vốn rất hiền lành, tội nghiệp trong truyện cổ tích. Trương Chi là một nghệ sĩ tài hoa nhưng có vẻ bề ngoài xấu xí, si mê nàng Mị Nương đài các. Cùng trong mạch cảm hứng ấy nhưng Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp mạnh mẽ, cá tính và dám

sống thật hơn. Cái khác thể hiện qua hành động ngay ở đoạn mở đầu truyện: “Trương Chi đứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“cứt” thì cứ trở đi trở lại như một điệp khúc đầy ám ảnh và thách thức. Những câu văng tục ấy

không hoàn toàn vô nghĩa. Nó giúp tô đậm thêm bi kịch của Trương Chi. Trương Chi càng văng tục, người ta thấy chàng càng cay đắng, nỗi đau về thân phận, tình yêu của chàng không chỉ còn là nỗi đau của riêng chàng nữa mà đã thành bi kịch chung cho kiếp người, vượt qua giới hạn thời gian và sự chia cắt của không gian.

Sắc thái dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện qua việc

nhà văn sử dụng đắc địa hệ thống thành ngữ, tục ngữ. Đặc biệt là các thành ngữ, tục ngữ ấy

thường hiện lên qua phát ngôn của nhân vật. Nhân vật nói năng mộc mạc bằng chính ngôn ngữ nơi ruộng đồng, thôn xóm, thường ví von bằng những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao quen thuộc. Có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ điển hình minh chứng cho luận điểm này.

Trong truyện Những người thợ xẻ, nhà văn đã vận dụng khá đắc địa các yếu tố ngôn ngữ

dân gian nêu trên. Nhà văn mượn bài hát dỗ em phổ biến trong dân gian làm đề từ cho truyện:

Kéo cưa lừa xẻ / Ông thợ nào khỏe / Thì về cơm vua / Ông thợ nào thua / Thì về bú tí….Nhân

vật Bường vốn là “tay anh chị khét tiếng”. Hãy xem cách nói của anh ta với vợ con khi mình chuẩn bị đi làm ăn xa, ta sẽ phần nào hiểu rõ bản chất của nhân vật này. “Anh Bường bảo:

“Thôi mẹ đĩ về đi, bảo vệ an toàn cái hĩm, chờ tớ một năm sau tớ về. […]. Thôi về đi! Thương anh giấu ở trong lòng. Xin em chớ có lòng thòng với ai” [94, tr.109]. Rồi quay sang bảo các

con: “Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn no ngủ khỏe. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên

đường” [94, tr.109]. Hay khi nói chuyện với vợ chồng chị Thục: khi thì “Bí kế phải nhận thôi, tôi cũng chẳng nhũn gì đâu. Kéo cưa lừa xẻ mà...” [94, tr.111], lúc lại “Các bác yên tâm. Chúng em có cách. Tay Thuyết nó trả công rẻ như thế, chúng em không lừa xẻ mà chỉ kéo cưa thì sống làm sao?” [94, tr.122], với Quy: “Sống dầu đèn, chết kèn trống” [94, tr.113]... Không

chỉ là một tay võ biền, qua cách nói năng của Bường, ta thấy ở nhân vật này còn là người khá hài hước và dễ mến.

Không chỉ những truyện viết về đề tài nông thôn, miền núi, yếu tố ngôn ngữ dân gian mới được nhà văn sử dụng, mà ở cả những truyện viết về đề tài thành thị, yếu tố trên cũng xuất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 74 - 101)