TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 32 - 74)

2.1. Cốt truyện

Là yếu tố hết sức quan trọng của loại hình tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, cốt

truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất

định” [74, tr.99]. Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện của

tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kì văn học, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Truyện cổ dân gian thuộc loại hình tự sự. Khi xem xét thể loại này, cốt truyện là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá. Đặc trưng của cốt truyện tự sự dân gian thường cấu tạo theo đường thẳng nhằm để dễ lưu truyền qua hình thức truyền khẩu. Cốt truyện xây dựng theo trật tự tuyến tính với trình tự thông thường, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau, trình tự không gian cũng tuân thủ theo trình tự thời gian. Cốt truyện phát triển theo một mạch tình tiết: nhân vật chính dẫn dắt từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của truyện. Cốt truyện tự sự dân gian còn được tạo nên bởi nhiều yếu tố kì ảo, siêu nhiên; nhân vật thường được miêu tả rất đơn giản, chú ý vào hành động hơn là chỉ rõ nội tâm, tính cách; sử dụng nhiều môtíp sẵn có,…

Để phân tích cốt truyện của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng thi pháp cốt truyện tự sự dân gian và đã có những sáng tạo như thế nào, chúng tôi sẽ tiến hành làm rõ một số

vần đề cơ bản sau: cốt truyện sử dụng yếu tố kì ảo; cốt truyện sử dụng môtip cổ tích; cách

thức mở đầu và kết thúc của cốt truyện mang dấu ấn của truyện cổ dân gian.

2.1.1. Cốt truyện sử dụng yếu tố kì ảo

Bất cứ thể loại văn học nào ra đời đều có nguồn gốc của nó. Nhà nghiên cứu Bùi Việt

Thắng nhận định: “Nhìn tổng thể ở phương Đông, văn xuôi hình thành dưới ảnh hưởng của

thần thoại, truyền thuyết và cổ tích” [80, tr.10). Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn văn học, mức độ

ảnh hưởng ấy có sự đậm nhạt khác nhau. Biểu hiện cụ thể của sự ảnh hưởng này là cốt truyện mang dáng dấp của những câu chuyện huyền hoặc, kì ảo…

Hầu như trong nền văn học của bất kì một dân tộc nào cũng đều có dòng truyện có yếu tố kì ảo xuất hiện khá sớm, phản ánh nhận thức còn “ngây thơ”, niềm tin lý tưởng của người cổ đại về thế giới. Cái kỳ ảo chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ

thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Kì ảo là yếu tố nghệ thuật giàu sắc thái thẩm mĩ, là thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất giúp các tác giả dân gian sáng tạo nên những truyện cổ. Nó gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Dân gian muốn thông qua những chi tiết kì diệu, siêu phàm ấy để bày tỏ khát vọng giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sống trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muốn. Nó tham gia vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ứng nhận thức, thẩm mĩ mạnh mẽ ở người tiếp nhận.

Ở Việt Nam, văn xuôi bác học sử dụng yếu tố kì ảo từ lâu đã tạo thành một hiện tượng văn học khá đặc biệt bắt nguồn từ những ảnh hưởng của truyền thống folklore dân tộc. Sự có mặt sớm nhất của yếu tố này là trong các tác phẩm văn học dân gian. Từ đó, nó luôn luôn hiện hữu trong các tác phẩm qua các giai đoạn văn học. Tuy vậy tùy vào từng giai đoạn, tần suất xuất hiện của yếu tố này có phần khác nhau. Thời kì văn học trung đại có khá nhiều tác phẩm

mang màu sắc kì ảo như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh tông di thảo, Truyền

kì mạn lục. Trong giai đoạn 1930 – 1945, những truyện dân gian kì lạ, những câu chuyện

truyền kì của các nhà nho trước đây lại được các nhà văn hiện đại tiếp nối. Tiêu biểu là Trại Bồ

Tùng Linh, Vàng và máu của Thế Lữ, Lan rừng, Bóng người trong sương mù của Nhất Linh.

Đến thời kì văn học đổi mới, yếu tố này được đưa vào văn học dày đặc hơn. Có thể kể tên một

số tác phẩm, tác giả tiêu biểu như Sự tích những ngày đẹp trời (Hòa Vang), Nàng tiên cá (Nguyễn Thị Ấm), Mắt ma (Y Ban), Máu của thủy thần (Huy Nam). Trong đó tiêu biểu phải kể đến một loạt truyện của Nguyễn Huy Thiệp như Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy

thần, Chảy đi sông ơi. Trong văn học đương đại, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều thành

công trong sự sáng tạo cái kì ảo qua nhiều thiên truyện ngắn xuất sắc của ông.

Yếu tố nghệ thuật kì ảo, những môtíp cổ tích chiếm một vị trí lớn trong cốt truyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chúng không phải chỉ là những trích đoạn riêng rẽ, hay là sự vay mượn rập khuôn tư liệu văn hóa dân gian của người viết mà là sự ảnh hưởng, cách điệu hóa chúng với ý đồ nghệ thuật rất cụ thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Lấy ánh sáng từ khát vọng nhân bản vĩnh hằng chiếu rọi vào tiến bộ và văn minh, Nguyễn Huy Thiệp tìm được chiếc đũa thần có phép màu biến tất cả những gì vốn dĩ quen thuộc với chúng ta thành một thế giới rất đỗi lạ lùng, vô cùng kỳ ảo. Những tác phẩm ấy mặc dù mang những đặc điểm của thể loại truyền thuyết, cổ tích, song đã có sự xử lí rất sáng tạo của tác giả. Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo khi viết truyện, nhưng Nguyễn Huy Thiệp không mong muốn người đọc tin vào những điều không có thực mà ngược lại muốn nhấn mạnh rằng điều kì diệu chỉ xảy ra trong cổ

tích, thế giới thực phong phú, phức tạp hơn nhiều. Vì thế, truyện của Nguyễn Huy Thiệp “vừa quen”, vì chúng mang màu sắc kì ảo của truyện cổ, “vừa lạ” vì có sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Điều đó sẽ được minh chứng trong quá trình phân tích cốt truyện của ông.

Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp biểu hiện qua những phương diện cụ

thể như sự xuất hiện các sự kiện, chi tiết kì lạ, hoang đường; những tình huống truyện hư ảo;

những con người có khả năng kì lạ; những giấc mơ bí ẩn,…

Sự kiện, chi tiết là những yếu tố quan trọng cấu thành cốt truyện. Hầu như trang sách nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Nguyễn Huy Thiệp cũng có các sự kiện, chi tiết kì ảo. Đặc biệt các sự kiện, chi tiết huyễn

hoặc ken dày trong một số truyện khiến người đọc như đang lạc vào thế giới của huyền thoại, cổ tích. Những sự kiện không bình thường ấy làm thành cái nền, cái phông cho diễn biến của câu chuyện, thúc đẩy hành động của nhân vật, có vai trò tạo nên bước ngoặt trong truyện. Trong một số truyện, những sự việc xảy ra tiếp theo đều xuất phát từ các sự kiện kì lạ. Trong rừng Hua Tát bỗng xuất hiện một con hổ dữ, người ta đồn rằng trái tim của nó chữa được mọi thứ bệnh hiểm nghèo, chàng Khó quyết định giết hổ dữ để cứu nàng Pùa vào một mùa đông thật

khắc nghiệt (Trái tim hổ). Rồi một năm khác, gã thợ săn khao khát hơn bao giờ hết săn được

một con thú lớn ba bốn tạ thịt khi ở Hua Tát xảy ra động rừng, cây cối xác xơ, trong rừng

không còn thấy dấu chân một con thú nào (Con thú lớn nhất). Nàng Bua đào được hũ đầy tiền vàng, tiền bạc vào một năm không hiểu sao củ mài nhiều vô kể trong rừng (Nàng Bua). Nàng E

tìm được người chồng xứng đáng trong lúc trời đang tĩnh lặng bỗng một cơn gió mơ hồ xa xôi

thổi về tạo thành cơn lốc nhỏ (Tiệc xòe vui nhất). Ông già Lò Văn Pành hơn tám mươi tuổi đã

tìm thấy được tình yêu mà ông hằng khao khát mong chờ trong một trận mưa đá kinh hoàng

chưa từng có (Đất quên). Người ta phát hiện ra sự màu nhiệm của chiếc tù và bị bỏ quên trên gác xép trong một năm bỗng dưng rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kì lạ (Chiếc tù và bị

bỏ quên). Sau những tháng ngày phiêu lưu, người chồng mới nhận ra mình bạc bẽo, vô tình với

vợ khi nạn dịch hoành hành khắp núi rừng (Nạn dịch). Mẹ Cả được đồn là do thủy thần để lại

trong trận bão mùa hè năm 1956 ở bãi Nổi trên sông Cái. Lời đồn nửa thực nửa hư ấy đã ám

ảnh, thôi thúc Chương ra đi (Con gái thủy thần). Cậu bé trốn mẹ, xin lên thuyền theo những

người đánh cá mòi đêm bất chấp nguy hiểm đang chực chờ để mong tận mắt chứng kiến con trâu đen có đôi sừng cao vút, có thể phi trên mặt nước như phi trên cạn, sẽ đem lại may mắn cho ai gặp được nó như truyền thuyết còn lưu lại. Biết bao nhiêu chuyện bẽ bàng đã xảy ra từ

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, yếu tố kì ảo đóng vai trò như một tình huống

quan trọng đối với sự chuyển biến của cốt truyện. Nó gắn kết các nhân vật cùng tham gia vào

một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của câu chuyện. Sức hấp dẫn của cốt truyện còn ở cái cách nhà văn xây dựng được những tình huống truyện tiêu biểu. Tình huống là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, qua đó tính cách của nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề đột nhiên được phơi mở. Tình huống là những thời khắc tiêu biểu trong cuộc sống con người. Tại thời khắc đó, nó bộc lộ cái bản chất trong mối quan hệ giữa các tính cách, giữa các nhân vật và thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Nguyễn Huy Thiệp xây dựng cốt truyện bằng những tình huống giả tưởng, mộng ảo để phản ánh cuộc sống nhân gian, đem lại những cuốn hút kì lạ, bất ngờ cho độc giả. Điển hình là

truyện Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt. Truyện kể về nhân vật là một thi sĩ không rõ lai lịch

tìm đường đến bến đò Vân để thực hiện lời ước hẹn với người con gái năm xưa. Chờ đợi, hi vọng…song người xưa không còn nữa, chàng thi sĩ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong không gian trần thế vô định. Chàng biến thành cánh hạc lẻ loi nghiêng lệch góc trời, vừa bay vừa kêu thảng thốt. Truyện kết thúc bằng một tình huống kì lạ là sự hóa thân của nhân vật chàng thi sĩ nọ góp phần nêu bật chủ đề tư tưởng của thiên truyện, đồng thời cũng tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ với người đọc. Chàng thi sĩ ấy bay về trời phải chăng vì sứ mệnh với trần gian đã hết? Hay vì chàng nhận ra rằng cái đẹp, cái tình mà chàng là người đại diện không thể chung sống với cuộc đời phàm tục đầy khổ đau và những hệ lụy khôn cùng đã hóa thành cánh hạc mãi bay đi mà vẫn không nguôi xót xa, thảng thốt, tiếc nuối?

Trong truyện Sang sông, tác giả cũng xây dựng một tình huống truyện mang tính chất

tượng trưng, đậm chất kì ảo có ý nghĩa rất lớn đối với sự hấp dẫn của cốt truyện:

“Chú bé đút tay vào trong miệng bình. Thiếu phụ hốt hoảng:

-Này con! Khéo không rút ta được ra thì khốn!

Có lẽ lời nhắc nhủ của thiếu phụ chính là lời rủa của tạo hóa, ở đấy chứa cả nỗi căm uất quá khứ.

[…]

Chú bé loay hoay. Hình như miệng của chiếc bình bé lại. Chú bé mếu máo […]. Mọi người trong đò rối rít cả lên. Chú bé không sao rút tay ra được miệng bình” [94, tr.336-337]

Tình huống bất ngờ này dẫn đến hành động bộc lộ bản chất của từng nhân vật trên chuyến đò ngày hôm ấy. Nhà sư, nhà thơ, nhà giáo…đành bất lực trước tình huống quá đột ngột, gay cấn trên. Cuối cùng sứ mệnh cứu người lại do tên cướp dáng vẻ hung dữ đảm trách.

Đến bờ, mọi người bước lên, chỉ có một người không sang sông, đó là nhà sư. Nhưng theo ông

thì “Không sao! Muốn đi là được. Ngày xưa đức Bồ Đề Lạt Ma còn sang sông bằng một cọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cỏ cơ mà…” [94, tr.370]. Có lẽ ông nhận ra rằng chiếc đò vẫn đơn thuần là chiếc đò nơi bến bờ

phàm tục, ở đấy cái xấu vẫn còn lẫn lộn với cái tốt, cái đẹp. Việc nhà sư quay trở lại cho thấy lí tưởng Bồ Tát nơi ông sụp đổ, chỉ có điều ông vẫn không ngừng hi vọng. “Sang sông” chính là cuộc hành trình đến bến bờ của Chân – Thiện – Mĩ, cái đích cao nhất mà con người khao khát hướng đến.

Trong truyện Quân âm chỉ lộ có tình huống Pho tượng Quan âm bị đánh cắp, sau đó tìm lại được. Khi nhân vật “tôi” đặt bức tượng Phật lên bàn thờ thì thật kì lạ: “Trên khuôn mặt

Quan Thế Âm Bồ tát hình như có một giọt nước mắt trong veo lăn xuống khóc cho số phận trớ trêu của mỗi con người” [94, tr.593]. Giọt nước mắt của Phật hay chính là nước mắt của tác giả

trước số phận nghiệt ngã của thân phận con người trong cõi nhân sinh này? Cuộc đời vốn không đẹp như trong cổ tích, tình huống hình như có giọt nước mắt trên khuôn mặt Phật ở cuối truyện khiến cho cốt truyện thêm hấp dẫn, tư tưởng của truyện được nêu bật, tạo nên những dư ba day dứt trong lòng người đọc.

Không chỉ hấp dẫn bởi những sự kiện kì ảo và những tình huống bất ngờ, cốt truyện của

Nguyễn Huy Thiệp còn lôi cuốn người đọc thông qua hệ thống những nhân vật được xây dựng

bằng thủ pháp huyền thoại hóa với nhiều chi tiết kì lạ. Trong truyện cổ dân gian, nhân vật được

nhân dân trao cho nhiều phép lạ, khả năng thần kì để cứu nhân độ thế với mong ước họ có thể xoay chuyển vũ trụ, chế ngự được thiên tai, diệt trừ cái ác. Họ thường có nguồn gốc xuất thân cao quí như con của trời ban xuống, ông bụt, cô tiên,…Còn nhân vật trong những thiên truyện của Nguyễn Huy Thiệp lại là những con người rất bình thường, có thực trong cuộc đời, thậm chí là những nhân vật lịch sử. Song điểm gần gũi giữa nhân vật truyện cổ với nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là họ đều có những năng lực lạ kì. Tạo một làn sương huyền ảo quanh nhân vật là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Chân dung, tính cách nhân vật hiện lên rõ nét, vừa hiện thực lại vừa huyền ảo, câu chuyện vì thế mà như được bao trùm bởi một thứ không khí huyền thoại.

Cụ thể như Nguyễn Phúc Ánh (Kiếm sắc) là một nhân vật có thật trong lịch sử nhưng qua hư cấu của nhà văn, nhân vật lại hiện lên với độ nhòe lớn: “Thỉnh thoảng, Ánh vào sâu trong

đất Thuận Quảng, xuất quỷ nhập thần. Người Đàng Trong sợ Ánh hơn là thích Ánh. Ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuộn bay đằng trước, dân hễ cứ thấy có mưa là biết Ánh vừa đi qua” [94, tr.155].

Nhân vật Đặng Phú Lân cũng là một người kì lạ. Khi cha qua đời: “Lân khóc, nước mắt

chảy có máu”, hay khi nghe con gái người chủ quán hát bài ca về tài mệnh trong cuộc đời: “Lân nghe xong, thở dài, máu trào ra từ ngũ khiếu” [94, tr.161]. Không tìm được danh sĩ Bắc

Hà theo lệnh của Nguyễn Phúc Ánh, Lân gặp chúa công xin chịu tội. Song cái chết của Lân cũng thật lạ lùng. Nguyễn Phúc Ánh sai đao phủ dùng thanh kiếm gia truyền của họ Đặng để

chém đầu Lân, “khi chém mạnh, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì

bết lại” [94, tr.162].

Cái làm nên giá trị cho cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trên nhiều

phương diện nghệ thuật đặc sắc và phong phú khác nhau mà yếu tố giấc mơ kì ảo là một đóng

góp không nhỏ. Những sự kiện kì ảo không chỉ xảy ra trong tự nhiên mà còn biểu hiện trong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 32 - 74)