Một số vấn đề khác về tình thái giảm nhẹ trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt (Trang 37 - 48)

Trong quá trình xử lý đề tài, chúng tôi xét thấy vấn đề lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ có liên quan rõ nét đến TTGN trong diễn ngôn. Không thể xem xét ngôn ngữ như một yếu tố tĩnh tại mà phải là một hoạt động mang tính liên cá nhân. Trong hoạt động ấy thì yêu cầu giao tiếp như thế nào để đạt được hiệu quả giao tiếp và hơn thế nữa giao tiếp như thế nào để thể hiện nét văn hóa, lịch sự là một điều quan trọng. Rõ ràng, những kiến thức về TTGN mà cụ thể là việc nắm bắt và biết sử dụng các phương tiện biểu thị TTGN sẽ giúp cho hoạt động giao tiếp đạt được những yêu cầu này.

Hay cũng có thể nói rằng phần lớn các phát ngôn biểu lộ phép lịch sự, sự tế nhị cũng đều là các phát ngôn biểu thị TTGN. Vì thế việc nghiên cứu về lịch sự trong hội thoại sẽ giúp chúng ta nắm được các nguyên tắc cần thiết, từ đó hiểu sâu sắc việc sử dụng các phương tiện biểu thị TTGN.

Do đó, ở đề mục này, chúng tôi muốn làm rõ một vài nội dung cơ bản về lịch sự - lịch sự ngôn ngữ cũng như cho thấy vai trò của TTGN trong giao tiếp.

1.3.1 Về lịch sự và lịch sự ngôn ngữ

1.3.1.1 Khái niệm lịch sự - lịch sự ngôn ngữ

Lịch sự (politeness) là một thuộc tính thuộc phạm trù ứng xử của con người trong giao tiếp. Nó là một nhân tố quan trọng có tính chất điều hòa các quan hệ liên nhân. Nó không chỉ chi phối quá trình vận động hội thoại mà còn chi phối hiệu quả giao tiếp. Vì thế, nó được xem là thuộc

tính của diễn ngôn. C. K. Orecchioni đã khẳng định: “Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn.” [theo 9; 256]

Đã có nhiều công trình của các tác giả nước ngoài về lịch sự như R. Lakoff, G. Leech, S. Levinson & P. Brown, G.Yule, G. Green, C. K. Orecchioni….Các tác giả đã khảo sát ứng xử lịch sự trong ngôn ngữ trên nhiều hướng và đã xây dựng mô hình lịch sự chung cho các ngôn ngữ. Có thể điểm qua một số tác giả với những quan điểm nổi bật sau:

R. Lakoff là người mở đầu cho việc nghiên cứu phép lịch sự dưới cái nhìn ngôn ngữ học. R.

Lakoff đã đánh giá rất cao quan điểm “nguyên tắc cộng tác” trong hội thoại của H.P. Grice, tuy nhiên ông đã mở rộng một số khái niệm gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp. Theo R. Lakoff lịch sự là tôn trọng nhau. Nó là biện pháp được sử dụng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giữa các cá

thể. Ông định nghĩa: “Lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…); Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi.” [theo 9; 256]

G. Leech đã xây dựng mô hình lịch sự trên cơ sở cho rằng lịch sự là chiến lược hay phương

tiện tránh đụng độ trong giao tiếp. Ông cho rằng phép lịch sự liên quan chặt chẽ tới lợi ích hay tổn thất gây ra cho người nghe cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là: “tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những lối nói lịch sự”. Theo ông, lịch sự có chức năng:

“gìn giữ sự cân bằng xã hội và quan hệ bè bạn, những quan hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta.” [theo 9; 256]

S. Levinson & P. Brown được xem là hai chiến lược gia về lịch sự. Hai ông xây dựng lý

thuyết lịch sự trên khái niệm thể diện mượn của E.Goffman. S. Levinson & P. Brown cho rằng để đạt được mục đích lịch sự, bên cạnh những quy ước chung, mỗi cộng đồng còn tạo dựng cho mình những quy ước chuẩn mực riêng, sao cho các hành động ngôn ngữ tự thân khi sử dụng

không làm thương tổn đến thể diện âm tính (negative face) (là sự mong muốn về việc hành động của mình không bị người khác ép buộc, mong muốn được tự do hành động, trù tính) và thể diện dương tính (positive face) (là sự mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực ủng hộ). S. Levinson & P. Brown định nghĩa về lịch sự như sau: “Lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm (feelings) hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế nào”

Lý thuyết của S. Levinson & P. Brown là lý thuyết được giới nghiên cứu ở phương Tây cũng như Việt ngữ học đánh giá rất cao.

Ở Việt Nam, các tác giả như Nguyễn Đức Dân (1998) (Ngữ dụng học), Đỗ Hữu Châu (2001) (Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 – Ngữ dụng học), Nguyễn Thiện Giáp (2007) (Dụng học Việt ngữ)…đã mở đường cho việc giới thiệu và nghiên cứu lý thuyết lịch sự ngôn ngữ.

1.3.1.2 Các phương châm lịch sự

Để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, những người tham gia vào quá trình giao tiếp cần phải

tuân thủ những nguyên tắc nhất định. G. Leech đưa ra một nguyên tắc, như đã nêu ở trên, là: “tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những lối nói lịch sự”. Dựa trên bốn phương

châm hội thoại của P.Grice (gồm có: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm về sự thích hợp, phương châm về cách thức), G. Leech đã cụ thể hóa nguyên tắc trên thành sáu phương châm sau:

- Phương châm khéo léo (tact maxim): giảm đến mức tối thiểu những điều thiệt và tăng đến mức

tối đa những điều lợi cho người.

- Phương châm hào hiệp (generosity maxim): giảm đến mức tối thiểu những điều lợi và tăng đến

mức tối đa những điều thiệt cho ta.

- Phương châm tán thưởng (approbation maxim): giảm đến mức tối thiểu những lời chê và tăng

đến mức tối đa những lời khen cho người.

- Phương châm khiêm tốn (modesty maxim): giảm đến mức tối thiểu việc khen ta và tăng đến

mức tối đa sự chê bai ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương châm tán đồng (agreement maxim): giảm đến mức tối thiểu sự bất đồng và tăng đến

mức tối đa sự đồng ý giữa ta và người.

- Phương châm cảm thông (sympathy maxim): giảm đến mức tối thiểu ác cảm và tăng đến mức

tối đa thiện cảm giữa ta và người.

Theo G. Leech, những phương châm trên có tính chuyên dụng đối với những hành động ở lời nhất định. Phương châm khéo léo, hào hiệp chuyên dùng cho hành động cầu khiến và cam kết; phương châm tán thưởng chuyên dụng cho hành động biểu cảm và xác tín; phương châm khiêm tốn, tán đồng và cảm thông đều chuyên dụng cho hành động xác tín.

Tuy nhiên trên thực tế, trong hoạt động giao tiếp khó có thể tuân thủ trọn vẹn tất cả các phương châm này. Trong trường hợp ấy, sẽ phải sử dụng các chiến lược lịch sự dương tính và lịch sự âm tính để đảm bảo hiệu quả của hoạt động giao tiếp.

Trước khi đi vào tìm hiểu về các chiến lược lịch sự, chúng ta cần hiểu về thể diện.

Có thể nói thể diện là hình ảnh “cái tôi” trước công chúng của một con người, nó liên quan

đến tình cảm và ý thức xã hội của bản thân mà ai cũng có mong muốn mọi người nhận ra.

Thể diện được S. Levinson & P. Brown định nghĩa: “hình ảnh – về - ta – công cộng mà mỗi thành viên (trong xã hội) muốn mình có được”. Và J. Thomas cho rằng “cái hình ảnh này có thể bị làm tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác.” [theo 9; 264]

Bởi thế, trong hoạt động giao tiếp, con người cần có ý thức giữ thể diện cho mọi người kể cả chính mình. Thực tế, ý thức bảo toàn thể diện, sự lo ngại mất thể diện luôn là đặc trưng tâm lý chung của tất cả mọi người. Cách thức giữ thể diện hữu hiệu nhất là lịch sự, là trong giao tiếp ngôn ngữ phải biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thích hợp để vừa đạt hiệu quả giao tiếp tối

ưu vừa tạo dựng quan hệ liên nhân thân thiện.

Theo S. Levinson & P. Brown, thể diện gồm hai phương diện:

- Thể diện âm tính: là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được hành động tự do theo

cách mình đã chọn, là nhu cầu được độc lập, tự do trong hành động, không bị người khác áp đặt.

- Thể diện dương tính: là cái được phản ánh trong ý muốn mình được ưa thích, tán thưởng, tôn

trọng, đánh giá cao. [theo 9; 264]

G. Yule giải thích đơn giản rằng: “thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thông với người khác.” [theo 9; 264]

Như vậy, giữ thể diện là một yêu cầu có tính chất nguyên tắc trong hội thoại. Thế nhưng trong giao tiếp có những hành động, những nghi thức về bản chất đi ngược lại mong muốn thể

diện của người nói và/hoặc người nghe, tức có nguy cơ đe dọa thể diện, cả thể diện âm tính cũng

như dương tính.

Cũng theo S. Levinson & P. Brown, những hành động như mệnh lệnh, cầu khiến, gợi ý, nhắc nhở, khuyên nhủ, dặn dò…có nguy cơ đe dọa thể diện âm tính của người nghe; những hành động như phê bình, chê, chửi…có nguy cơ đe dọa thể diện dương tính của người nghe; những hành động như tặng, biếu, hứa hẹn…có nguy cơ đe dọa thể diện âm tính của người nói; và những hành động như xin lỗi, cảm ơn, tự phê bình…luôn tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện dương tính của người nói.

Mức độ đe dọa thể diện được đánh giá bằng ba thông số: tương quan quyền lực, khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe và mức độ áp đặt của các hành vi ở lời trong phát ngôn của

người nói. Một khi đánh giá đúng mức độ đe dọa thể diện, người nói sẽ dùng các chiến lược lịch sự phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Nhìn chung có hai chiến lược lịch sự là: chiến lược lịch sự âm tính (negative politeness strategy) và chiến lược lịch sự dương tính (positive politeness strategy).

Chiến lược lịch sự âm tính: hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của người tiếp nhận.

Có thể nói rằng đây là chiến lược có tính né tránh, không dùng những hành vi làm phương hại

tới thể diện của người khác hoặc bù đắp, giảm nhẹ mức độ của các hành vi này. Khi sử dụng

chiến lược lịch sự âm tính, người nói có khuynh hướng tỏ rõ sự tôn trọng, nhấn mạnh quyền tự do của người nghe. Theo S. Levinson & P. Brown có 10 chiến lược lịch sự âm tính, cụ thể như

sau: (một số ví dụ chúng tôi trích dẫn từ ngữ liệu do chúng tôi khảo sát, có nêu rõ nguồn.) (1) Dùng cách nói gián tiếp

Ví dụ: (24) Như thế thì tao còn biết từ chối người ta thế nào cho tiện? [2; 127] (2) Dùng các yếu tố rào đón (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: (25) Thôi thì mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến kêu với ông để cho các cháu được lễ các cụ……[2; 136]

(3) Tỏ rõ sự bi quan

Ví dụ: (26) Biết là không hy vọng gì nữa nhưng anh thử cố giúp tôi một lần nữa được không? (4) Giảm thiểu sự áp đặt

Ví dụ: (27) Hình như chị không đồng ý hẳn những ý kiến của Trọng. [23; 300] (5) Tỏ rõ sự kính trọng

Ví dụ: (28) Bẩm chúng con thấy cụ lớn cũng dễ dàng, lại hay tiếp người bản xứ nên con sang thăm và hầu chuyện, và xem cụ lớn có điều gì chỉ bảo không, thế thôi ạ. [17; 44]

(6) Xin lỗi

Ví dụ: (29) Xin lỗi cô, cô cho tôi gặp năm phút được không? [14; 35] (7) Dùng phát ngôn phiếm chỉ

Ví dụ: (30) Dậy đi cả phòng ơi!

(8) Trình bày hành vi đe dọa thể diện như một quy tắc Ví dụ: (31) Dậy sớm tập thể dục là có lợi cho sức khỏe. Dậy đi!

(9) Sử dụng thủ pháp danh hóa

Ví dụ: (32) Sự từ chối của anh làm tôi thất vọng.

(10) Sử dụng lối nói trắng để bày tỏ sự biết ơn của người nói đối với người nghe. Ví dụ: (33) Tôi vô cùng biết ơn anh nếu anh giúp tôi tìm ra cháu bé

Hoặc sử dụng lối nói trắng để thể hiện người nghe không phải chịu ơn người nói về việc người nói đã giúp đỡ người nghe làm việc gì đó.

Ví dụ: (34) Mày ngại không có tiền à? Cái đó không hề gì. Tao cho mày vay. Mấy hột mà sợ. [6;

Chiến lược lịch sự dương tính: hướng vào thể diện dương tính của người nghe nhằm thực

hiện những hành vi tôn vinh thể diện, là những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của người nghe. Khi sử dụng chiến lược lịch sự dương tính người nói cũng đồng thời làm gia tăng thể diện của mình bằng cách cố ý nhấn mạnh mục đích phát ngôn, để người nghe nhận thấy người nói có cùng mong muốn, mục đích như mình. Chiến lược lịch sự dương tính được hiện thực hóa bằng 15 chiến lược giao tiếp cụ thể:

(1) Bày tỏ sự chú ý của ngưới nói đối với người nghe Ví dụ: (35) Chắc là bạn đói lắm rồi!

(2) Sử dụng lối nói tán dương, cường điệu Ví dụ: (36) Cậu ăn mặc mốt nhất trường đấy.

(3) Gia tăng sự quan tâm của người nói đối với người nghe Ví dụ: (37) Cậu đừng lo lắng, không sao đâu.

(4) Sử dụng những dấu hiệu thể hiện người nói cùng nhóm với người nghe Ví dụ: (38) Em gái ơi sao mà khó tính thế?

(5) Tìm kiếm sự tán đồng bằng những đề tài mà cả người nói và người nghe cùng quan tâm

Ví dụ: (39) Cậu có nhớ Hải “tồ” không? Nó đã đỗ đại học rồi đấy. Tớ mới gặp hôm qua. Cậu ấy hỏi thăm cậu.

(6) Tránh sự bất đồng

Ví dụ: (40) Chúng tôi rất mong các anh hợp tác với chúng tôi để giải quyết chuyện này. (7) Nêu những lẽ thường

Ví dụ: (41) Ai giàu ba họ, ai khó ba đời, anh đừng nản chí! (8) Pha trò, khôi hài

Ví dụ: (42) Em cứ khóc thế này thì nước mắt chảy thành sông thành suối cuốn trôi anh và em đi mất đấy.

(9) Quan tâm đến sở thích của đối tác

Ví dụ: (43) Biết cậu thích nhạc Trịnh, tớ mua ngay giúp cậu CD nhạc Trịnh mới nhất đây này. (10) Mời, hứa hẹn

Ví dụ: (44) Tối thứ bảy đi cà phê nhé? (11) Tỏ ra lạc quan

Ví dụ: (45) Cậu chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn thêm một lần nữa thôi, cậu sẽ làm được ngay. (12) Lôi kéo người nghe cùng làm chung một việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: (46) Chúng mình đi thư viện đi. (13) Nêu lí do của hành động

Ví dụ: (47) Chị phải đi thư viện, em nấu cơm giúp chị nhé. (14) Đòi hỏi sự có đi có lại

Ví dụ: (48) Hôm qua em nấu cơm, hôm nay đến chị đấy nhé.

(15) Trao tặng người nghe một cái gì đó (tặng phẩm, sự cộng tác, sự thông cảm) Ví dụ: (49) Sếp mắng cậu thế thôi. Thương cho voi cho vọt mà. Tớ cũng vẫn hay bị thế.

Trong quá trình khảo sát, xử lý đề tài, chúng tôi nhận thấy chiến lược lịch sự âm tính được vận dụng nhiều hơn trong diễn ngôn tiếng Việt, nhất là khi người nói thực hiện hành động cầu khiến. Những chiến lược lịch sự cụ thể này rất hữu ích cho chúng tôi trong việc xác lập những phương tiện biểu thị TTGN trong diễn ngôn tiếng Việt.

1.3.2 Vai trò của tình thái giảm nhẹ trong giao tiếp

Với những nội dung đã trình bày ở trên, đến đây chúng ta có thể khái quát ngắn gọn vai trò của TTGN trong diễn ngôn, trong giao tiếp.

Trước hết phải thấy rằng trong bất kỳ một phát ngôn nào cũng tồn tại hai yếu tố nghĩa: nghĩa biểu hiện và nghĩa tình thái. Như vậy, cũng có nghĩa là có sự tồn tại của các phát ngôn biểu thị ý nghĩa TTGN.

Có thể nói rằng TTGN có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp, đặc biệt là trong những tình huống giao tiếp có nguy cơ đe dọa thể diện cao, trong những tình huống đòi hỏi sự tế

nhị. S. Levinson & P. Brown đã cho rằng những hành động như mệnh lệnh, cầu khiến, gợi ý, nhắc nhở, khuyên nhủ, dặn dò…có nguy cơ đe dọa thể diện âm tính của người nghe; những hành động như phê bình, chê, chửi, phản bác…có nguy cơ đe dọa thể diện dương tính của người nghe…

Như vậy:

- Làm thế nào để giảm thiểu tối đa việc làm phương hại tới thể diện của người nghe (nhất là ở hành động cầu khiến hay trong các hành động ngôn từ mang nghĩa tiêu cực) trong hoạt động giao tiếp?

- Làm thế nào để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả?

- Làm thế nào để hoạt động giao tiếp trở thành một hoạt động tạo dựng mối quan hệ liên

Một phần của tài liệu Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt (Trang 37 - 48)