2. THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất: Nguyên nhân chủ quan.
♦Các sản phẩm của ACB ra nhập thị trường muộn.
Năm 1994, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ACB mới thực sự đi vào hoạt động, trong khi đó nghiệp vụ này đã thực hiện ở các ngân hàng khác từ trước đó, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế. Chính vì vậy mà khi tham gia vào thị trường thanh toán quốc tế, để cạnh tranh được với các ngân hàng khác là một điều rất khó khăn vì khách hàng đã quen giao dịch với các ngân hàng đó và cũng chưa tin tưởng vào khả năng của ACB.
♦Chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing tại Hội Sở cũng như các quầy giao dịch với khách hàng.
Việc ứng dụng Marketing vào ngân hàng là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của và con người. Vì vậy không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện thành lập phòng Marketing riêng cho các chi nhánh trong điều kiện còn hạn hẹp về nguồn vốn, con người. Tại chi nhánh ACB, hoạt động Marketing đã được quan tâm nhưng chưa sâu.
♦ Công nghệ Ngân hàng chưa theo kịp với ngân hàng bạn.
Mặc dù, ACB đã có kế hoạch triển khai các sản phẩm phần mềm mới nhưng công tác triển khai lại chậm so với kế hoạch đề ra. Do vậy, việc truyền tin và nhận cũng như việc hạch toán còn nhiều chậm trễ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.
Thứ hai: Nguyên nhân khách quan. • Nguyên nhân từ phía Nhà nước. - Do chính sách quản lý của Nhà nước.
Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách về kinh tế tài chính, chính sách kinh tế đối ngoại... Nếu Chính phủ thay đổi một trong các chính
sách này thì ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại cũng chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuỳ từng thời điểm cụ thể, từng mục tiêu phát triển mà các chính sách này có thể tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế một cách khác nhau, có thể là tác động tích cực, khuyến khích sự phát triển hoặc kìm hãm nó.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán L/C chưa hoàn thiện. Thực tiễn cho thấy, đến nay chúng ta chưa có bộ luật ngoại hối, luật séc, luật hối phiếu... một cách hoàn chỉnh. Chúng ta còn thiếu những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu và ngân hàng khi tham gia vào các hình thức thanh toán quốc tế. Và cũng chưa có một văn bản chính thức của Việt Nam đồng ý tham gia vào văn bản quốc tế nào để ACB theo đó tự điều chỉnh hoạt động của mình. Đây là những vướng mắc không thể giải quyết sớm một chiều, tuy vậy lại rất cần thiết, là nền tảng cho hoạt động thanh toán quốc tế.
- Cán cân vãng lai và cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam còn thâm hụt nghiêm trọng, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ, buộc Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để tăng cung, hạn chế cầu về ngoại tệ ảnh hưởng đến hoạt động mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI
NHÁNH ACB