2. THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
3.2.1 Những tồn tại
Thứ nhất: Mất cân đối giữa hoạt động thanh toán nhập khẩu với hoạt động thanh toán xuất khẩu.
Trong khi, hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh ACB đã có những kết qủa khả quan, thì hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu lại chưa phát triển tương ứng.
Do mất cân đối trong thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu nên nguồn vốn thanh toán L/C nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn mua bán ngoại tệ và đi vay.
Có thể thấy sự mất cân đối giữa L/C NK và L/C XK thông qua biểu đồ dưới đây. Qua biểu đồ dễ thấy rằng dù lượng L/C XK có tăng lên qua các năm, song sự gia tăng này vẫn chưa tưng xứng với lượng L/C NK. Thanh toán nhập khẩu bằng L/C chiếm 80% đến 90% trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C. Trong khi đó, thanh toán L/C xuất khẩu chỉ chiếm 10% đến 20%.
Biểu đồ thanh toán kim ngạch L/C Đơn vị 1000 USD 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2006 2007 L/C xuÊt L/C nhËp
Thứ hai : Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú.
Hiện nay, L/C mở qua ACB chủ yếu là L/C không huỷ ngang vì đây là loại L/C thông dụng mà các doanh nghiệp thường yêu cầu mở. Nó có tính chất an toàn hơn các loại L/C khác. Chính vì sản phẩm còn chưa phong phú nên khách hàng không có nhiều cơ hội để lựa chọn các hình thức L/C phù hợp nhất với đặc thù kinh doanh của họ. ở một góc độ nào đó thì hạn chế này đã làm gìm sức cạnh tranh của ACB cả ở thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước. Đây cũng là điểm yếu không chỉ của ACB mà còn của các NHTM Việt Nam khác. Chính vì điều này mà ACB phần nào chưa tạo được sự hấp dẫn với khách hàng, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, họ đã quen với các dịch vụ tài chính của các ngân hàng nước ngoài.