I. Đánh giá thực trạng, ưu nhược điểm và tồn tại.
3. Một số biện pháp đề xuất
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại công ty cổ phần thép Hòa Phát, em nhận thấy: về cơ bản công tác kế toán của công ty đã tuân thủ đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính ban hành đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, công tác tổ chức kế toán bán hàng vẫn không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hợp lý và chưa thật tối ưu. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng ở công ty như sau:
Ý kiến 1:
* TK151 “Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá các loại hàng hoá mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng còn đang trên đường vận chuyển hoặc đang chờ kiểm nghiệm nhập kho
Công ty nên sử dụng TK151 để phản ánh những hàng hoá đã mua nhưng cuối kỳ còn chưa về đến doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi được chi tiết hàng đã về nhập kho và hàng chưa về nhập kho. Trình tự hạch toán hàng mua đang đi đường được thực hiện như sau:
+ Cuối kì kế toán, hàng mua chưa về nhập kho kế toán căn cứ hoá đơn nhận được ghi:
Nợ TK151: Giá trị hàng mua đang đi đường
Nợ TK133: Thuế GTGT của hàng mua còn đang đi đường Có TK331 : Tổng giá thanh toán cho người bán
+Sang kỳ sau hàng về nhập kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT hạch toán như sau:
Nợ TK156: Nếu hàng nhập kho Nợ TK632 :Nếu hàng giao bán thẳng
Có TK151
Ví dụ: Ngày 28/03, công ty mua 3 cây ống kẽm Φ65/75(2,1)HPtrị giá mua cả thuế 692.000. Nhưng đến ngày 31/03 kế toán mới chỉ nhận được hoá đơn còn hàng vẫn chưa về nhập kho
Khi đó, kế toán sẽ phản ánh như sau: Nợ TK151 629.091 Nợ TK133 62.909
Có TK 331 692.000
Sang kỳ sau, khi hàng về nhập kho, kế toán sẽ hạch toán như sau Nợ TK156 629.091
Có TK151 629.091 * TK 632: Giá vốn hàng bán
Khi hàng mua được công ty giao bán thẳng kế toán nên thực hiện hạch toán ngay vào TK 632( nếu được chấp nhận thanh toán ) hoặc TK157 nếu chưa được chấp nhận thanh toán
+Nếu hàng chyển bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán , kế toán ghi:
Nợ TK157
Có TK331,111, 112,… Có TK151
+Khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay thì hạch toán Nợ TK632
Nợ TK133
Có TK331,111,112,..
Ý kiến 2: Về mặt phân bổ chi phí hàng hoá
Chi phí thu mua hàng hoá của công ty được theo dõi trên Tk1562 chi tiết: TK 15621 và TK 15622. Khi chi phí mua hàng phát sinh được hạch toán vào TK1562 ngay, tuy nhiên khi hàng xuất bán, giao bán ngay không qua nhập kho thì phần chi phí này vẫn treo trên TK 1562 mà không thực hiện phân bổ cho trị giá vốn hàng đã bán (TK632). Từ đó, có thể làm cho các nhà quản trị đưa ra các kết luận không hợp lý. Vì vậy khi xác định trị giá vốn của hàng bán, để có thể xác định chính xác kết quả có thể có được của lô hàng xuất bán giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời để quán triệt nguyên tắc phù hợp, kế toán phải thực hiện tính và kết chuyển chi phí mua vào giá trị vốn của từng lô hàng xuất bán. Cụ thể, nếu chi phí mua chỉ liên quan đến một loại hàng hoá và xuất bán trọn lô thì khi phát sinh chi phí ghi:
Nợ TK156(2)
Có TK338(8),111,112… Khi xuất bán trọn lô hàng đó ghi
Nợ TK632
Có TK156(2) Ý kiến 3:
Nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng lớn. Chẳng hạn Công ty có thể giảm trị giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn hoặc thanh toán nhanh. Vào cuối quý, công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của những khách hàng đó để xác định xem khách hàng nào là lớn nhất, để có một hình thức ưu đãi phù hợp. Hoặc đối với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng hay người giới thiệu một tỷ lệ hoa hồng nào đó tuỳ theo giá trị bản hoẹp đồng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh
Ý kiến 4:
Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, nhằm đẩy mạnh khâu bán hàng bằng nhiều hình thức như quảng cáo, bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng, tư vấn tiêu dùng; nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng kinh doanh trên thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều khách hàng, tăng khả năng thu lợi nhuận.
Ý kiến 5:
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện nay vẫn chưa được sử dụng. Vì thế công ty nên tiến hành trích lập dự phòng ; bởi vì khách hàng của công ty hiện nay trả chậm khá nhiều, có các khách hàng mua hàng đã lâu , quá hạn hợp đồng nhưng vì nhiều lý do không thích hợp mà vẫn chưa thanh toán cho công ty. Do đó , để hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác, Kế toán nên mở thêm TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi ” với phương pháp hạch toán cụ thể như sau :
+ Vào cuối niên độ Kế toán sau khi xác định được các khoản phải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được, Kế toán ghi :
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.
+ Vào cuối niên độ Kế toán tiếp theo Kế toán phải hoà nhập toàn bộ các khoản dự phòng đã trích lập cuối niên độ trước và ghi :
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 711 : Thu nhập khác
Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thu phải phù hợp với chi phí, chỉ khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới tiến hành trích lập dự phòng
Ví dụ: Tính đến ngày 31/03 trong tổng số tiền còn phải thu của khách hàng có số tiền 143.683.600 cửa hàng Mạnh Hà được xác định là nợ khó đòi. Khi đó, công ty cần lập dự phòng cho năm tới như sau:
Nợ TK642 143.683.600
Có TK139 143.683.600 Ý kiến 6:
Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thông qua TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. TK này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau:
Bên nợ: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên có: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dư có: dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn
TK 159 được mở chi tíêt theo từng loại hàng tồn kho, cách thức hạch toán như sau:
+ Cuối nỉên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán năm tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán
Nợ TK159 : Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK632: Ghi giảm giá vốn hàng bán
Ngược lại, nếu số dự phòngcòn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn
Nợ TK632 : Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kì
Có TK159 : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá, đã bán thì ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã bán , kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này bằng bút toán.
Nợ TK159 : Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK632 : Ghi giảm giá vốn hàng bán
+ Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số cần lập cho niên độ kế toán mới và ghi các bút toán trích lập hoặc hoàn nhập như trên
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải dựa trên nguyên tắc chỉ trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ
Mức dự phòng cần lập cho năm tới =
Số hàng tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá hàng hoá Trong đó Mức giảm giá
hàng hoá = Đơn giá ghi sổ -
Đơn giá thực tế trên thị trường
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh
nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần thép Hòa Phát, được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán, các cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Kim Chi em đã đi sâu tìm hiểu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các cán bộ phòng kế toán trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Kim Chi cùng các cán bộ phòng kế toán của Công ty cổ phần thép Hòa Phát đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện