4. Nguyên tắc có đi có lạ
3.3.2. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, muốn quản lý xã hội, quản lý nhà nước bằng pháp luật, thì từ nhà quản lý đến mọi cán bộ công chức, công dân phải hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và có những hành vi, xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Đối với hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, cho dù có cơ cấu tổ chức, mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động tốt, nhưng nếu không làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp
tác quốc tế, thì hiệu quả hợp tác quốc tế sẽ không cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự đạt hiệu quả, bởi lẽ khi cán bộ các cơ quan chức năng và nhân dân có nhận thức đúng, hiểu rõ vấn đề, họ sẽ có quyết định, hành động đúng, tôn trọng pháp luật và làm theo các qui định của pháp luật. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là từ cơ sở. Cần tập trung một số việc sau đây:
Thứ nhất, để những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
đi vào cuộc sống, thì các quy định của nó trước hết phải rõ ràng, dễ hiểu và phải được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cũng như người dân được biết, hiểu được theo đúng tinh thần của điều luật.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng một vai trò
quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm chỉ đạo, giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng. Phải coi đây là hoạt động thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Thứ ba, cán bộ các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định rõ
việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật tố tụng hình sự nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng nhằm thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình. Cán bộ các cơ quan này phải là những người gương mẫu trong việc giữ gìn kỷ cương, phép nước và góp phần phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực này trong nhân dân.
Những đối tượng vi phạm pháp luật là người nước ngoài cũng cần được phổ biến những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế để họ nắm, thực hiện những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với họ. Mặt khác, cũng cần
phổ biến kịp thời, đầy đủ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế đến các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu, chấp hành pháp luật nói chung.
Thứ tư, phải xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trình độ dân trí của từng vùng, miền, địa phương, từng đối tượng; bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đồng thời phát huy tính sáng tạo của địa phương, cơ sở.
Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế tập trung vào Phần thứ tám - Hợp tác quốc tế Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước ta đã ký kết với các nước, các Hiệp định mà Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký về hợp tác đấu tranh chống buôn bán ma túy bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức và khủng bố quốc tế với Chính phủ một số nước trên thế giới; các Hiệp định, thỏa thuận mà Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết về hợp tác, hữu nghị và đấu tranh phòng, chống tội phạm với Bộ Nội vụ Liên bang Nga, Bộ Công an Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...
Phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của địa phương, để các cấp các ngành, các cơ quan, đoàn thể có thể hiểu sâu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, qua đó, xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với công dân, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự để mọi người hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, vì đây là nguồn cung cấp thông tin pháp luật quan trọng cho người dân.
Thứ năm, Nhà nước cần quan tâm đầu tư kinh phí, điều kiện bảo đảm cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế nói riêng. Xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử để cán bộ, nhân dân dễ dàng truy cập, tìm hiểu các văn bản pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự. Hình thành trang chủ của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để nhân dân có thể truy cập thông tin về các bản án, quyết định hình sự của Tòa án có hiệu lực thi hành, những thông tin về các bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho thi hành tại Việt Nam...
Thứ sáu, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần lựa chọn các vụ thực hiện tương trợ tư pháp điển hình, những trường hợp dẫn độ người phạm tội, từ chối dẫn độ người phạm tội để nâng cao ý thức của người dân về hợp tác quốc tế trong họat động tố tụng hình sự.