Tìm tập hợp các kết hợp danh mục trên đường danh mục hiệu quả kết

Một phần của tài liệu 46209_1 (Trang 53 - 58)

Xây dựng danh mục và đồ thị.

Nhưđã trình bày trong phần tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam thì thị trường chứng khoán Việt Nam không cho bán khống, vì vậy quyền số của các kết hợp phải là lớn hơn hoặc bằng 0.

Chứng khoán phi rủi ro có độ lệch chuẩn là bằng 0 (δ = 0), hiệp phương sai của chứng khoán phi rủi ro với bất kỳ chứng khoán nào thì bằng 0 (CovTP,i=0).

Tập hợp các kết hợp chứng khoán phi rủi ro và danh mục hiệu quả trên thị trường chứng khoán là đường thẳng có điểm khởi đầu là chứng khoán lãi suất phi rủi ro, độ lệch chuẩn bằng 0. Tại điểm này nhà đầu tư đầu tư toàn bộ (100%) tiền họ có vào chứng khoán phi rủi ro và không đầu tư (0%) vào danh mục hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam; và cắt đường danh mục hiệu quả tại điểm mà nhà đầu tư không đầu tư (0%) vào chứng khoán phi rủi ro và dành toàn bộ (100%) số tiền mà họ có đầu tư vào danh mục hiệu quả.

Đường thẳng tập hợp kết hợp danh mục chứng khoán phi rủi ro và danh mục hiệu quả là một đường thẳng mà sau khi cắt đường danh mục hiệu quả sẽ phát triển tiếp về phía bên phải, phần đường thẳng phát triển về phía bên phải sau khi cắt đường danh mục hiệu quả cho thấy nhà đầu tư sau khi đầu tư hết toàn bộ số tiền mà họ có được vào danh mục hiệu quả thì họ bán khống chứng khoán phi rủi ro và tiếp tục đầu tư vào danh mục thị trường, càng bán khống chứng khoán và tiếp tục đầu tư vào danh mục hiệu quả thì nhà đầu tư sẽđạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn và tương ứng là rủi ro (độ lệch chuẩn) cao hơn.

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005 trên thị trường chứng khoán Việt Nam (trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) tồn tại nhiều trái phiếu chính phủ, trong đó trái phiếu mang mã số CP1_0200 do kho bạc nhà nước trung ương phát hành có lãi suất 6,6%/năm tương đương 0,55%/tháng có kỳ hạn 5 năm (từ ngày phát hành 17/08/2000 đến ngày đáo hạn 17/08/2005).

Xây dựng đồ thị minh họa nhà đầu tư kết hợp chứng khoán phi rủi ro có tỷ suất sinh lợi là 0,55%/tháng; độ lệch chuẩn bằng 0 và danh mục có tỷ suất sinh lợi là 1,38%; độ lệch chuẩn là 0,05018 trên đường danh mục đầu tư hiệu quả (hình 2.3).

DANH MỤC HIỆU QUẢ KHÔNG BÁN KHỐNG 0,00% 0,10% 0,20% 0,30% 0,40% 0,50% 0,60% 0,70% 0,80% 0,90% 1,00% 1,10% 1,20% 1,30% 1,40% 1,50% 1,60% 1,70% 1,80% 1,90% 2,00% 2,10% 2,20% 2,30% 2,40% 2,50% 2,60% 2,70% 2,80% 0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,1 Độ lệch chuẩn Tỷ suất sinh lợi

Hình 2.3: Đồ thị kết hợp chứng khoán phi rủi ro và danh mục trên đường đầu tư hiệu quả. Tại điểm B nhà đầu tưđầu tư toàn bộ (100%) số tiền mà họ có vào chứng khoán phi rủi ro (trái phiếu kho bạc nhà nước trung ương mã số CP1_0200) có tỷ suất sinh lợi 0,55%, độ lệch chuẩn bằng 0; từ sau điểm B đến trước điểm C cho thấy nhà đầu tư mong muốn tăng dần tỷ suất sinh lợi và độ rủi ro bằng cách giảm mức độ đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro (wf%: quyền số đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro) và tăng dần đầu tư vào danh mục hiệu quả với tỷ trọng (1-wf%). Tại điểm C, nhà đầu tư đầu tư toàn bộ (100%) số tiền mà họ có vào danh mục đầu tư hiệu quả để đạt được tỷ suất sinh lợi là 1,38%, độ lệch chuẩn là 0,05018 và không đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro (wf=0%).

B

Sau điểm C, nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào danh mục hiệu quả, tuy nhiên để có tiền tài trợ cho việc đầu tư danh mục hiệu quả, nhà đầu tư thực hiện bán khống chứng khoán phi rủi ro (wf%<0) và đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn và độ lệch chuẩn tăng theo tương ứng.

Tỷ suất sinh lợi khi kết hợp chứng khoán rủi ro và danh mục C (trên đường danh mục hiệu quả) như sau:

E(Rp) = wf x rf + (1- wf) x E(RC) = wf x 0,55% + (1-wf) x 1,38%

Phương sai của danh mục kết hợp tài sản phi rủi ro và danh mục C (danh mục trên đường danh mục hiệu quả) như sau:

Độ lệch chuẩn của danh mục kết hợp tài sản phi rủi ro và danh mục C (danh mục trên đường danh mục hiệu quả) như sau:

σP = (1-wf) x σC = (1-wf) x 0,05018

Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam không cho phép bán khống chứng khoán và vì vậy đường thẳng tập hợp các kết hợp chứng khoán phi rủi ro và danh mục đầu tư hiệu quả là đoạn thẳng BC, quyền số đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro và danh mục đầu tư là lớn hơn hoặc bằng 0.

Thời gian gần đây, việc nhà đầu tư cầm cố chứng khoán đi vay để tiếp tục đầu tư cổ phiếu được các ngân hàng kết hợp với công ty chứng khoán thực hiện với các ràng buộc thoáng hơn thời gian trước đó. Thời kỳ từ tháng 05 năm 2002 đến tháng 06 năm 2005 không có nghiệp vụ cầm cố chứng khoán vay tiền tiếp tục đầu tư vào chứng khoán. Như vậy có thể xem như nghiệp vụ này không thực hiện phù hợp với các điều kiện thời kỳ nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên có thể nói rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên con đường phát triển trong giai đoạn khởi đầu, khi thị trường chứng khoán đã hội đủ các điều kiện thì việc mở rộng nghiệp vụ bán khống chứng

(1 w ) x 2 (1 wf)2x0,002518 C 2 f 2 P = − σ = − σ

khoán, cầm cố chứng khoán vay vốn để tiếp tục đầu tư vào thị trường giúp cho thị trường sôi động thu hút các nhà đầu tư.

Chúng ta lần lượt thực hiện các kết hợp chứng khoán phi rủi ro và danh mục trên đường hiệu quả cho ta được vô số các đường thẳng xuất phát từ chứng khoán phi rủi ro có độ lệch chuẩn bằng 0 và cắt đường danh mục đầu tư hiệu quả như hình vẽ minh họa.

DANH MỤC HIỆU QUẢ KHÔNG BÁN KHỐNG 0,00% 0,10% 0,20% 0,30% 0,40% 0,50% 0,60% 0,70% 0,80% 0,90% 1,00% 1,10% 1,20% 1,30% 1,40% 1,50% 1,60% 1,70% 1,80% 1,90% 2,00% 2,10% 2,20% 2,30% 2,40% 2,50% 2,60% 2,70% 2,80% 0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,1 Độ lệch chuẩn Tỷ suất sinh lợi

Hình 2.4: Đường kết hợp chứng khoán phi rủi ro tiếp tuyến danh mục trên đường cong đầu tư hiệu quả.

Tập hợp các đường thẳng xuất phát từ chứng khoán phi rủi ro có lãi suất 0,55%; độ lệch chuẩn bằng 0 cho đến khi không còn cắt đường danh mục đầu tư hiệu quả mà là tiếp tuyến với đường danh mục đầu tư hiệu quả. Điểm tiếp xúc của đường thẳng tiếp tuyến với đường cong danh mục đầu tư hiệu quả là danh mục tối ưu cho các kết hợp chứng khoán phi rủi ro và danh mục trên đường cong danh mục đầu tư hiệu quả. Đây là danh mục chuẩn mà

B

C D

các nhà đầu tư bình thường (ngại rủi ro) có khả năng đạt được cũng như các nhà đầu tư năng động xác định làm chuẩn cho việc đầu tư thích hợp với thái độ rủi ro của họ.

Một phần của tài liệu 46209_1 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)