Mô hình nhân tố và danh mục mô phỏng:

Một phần của tài liệu 46209_1 (Trang 35 - 38)

Thiết kế một danh mục hướng tới mẫu hình beta nhân tố cụ thể để quản lý rủi ro của chứng khoán hoặc danh mục, phòng ngừa rủi ro, xác định mối liên hệ giữa tỷ suất

sinh lợi và rủi ro trong điều kiện không tồn tại nghiệp vụ mua bán song hành arbitrage. Các bước tiến hành như sau:

- Xác định số lượng các nhân tố thích hợp.

- Nhận diện các nhân tố và tính toán beta nhân tố.

- Thiết lập phương trình cho mỗi beta nhân tố. Vế bên trái của phương trình là beta nhân tố của danh mục mô phỏng như là một hàm số của trọng lượng danh mục và bên phải của phương trình là beta nhân tố mục tiêu.

- Giải phương trình để tìm ra tỷ trọng danh mục mô phỏng có tổng là 1.

Danh mục nhân tố thuần nhất: là danh mục có độ nhạy cảm bằng 1 đối với một trong số các nhân tố và các nhân tố còn lại trong danh mục có mức độ nhạy cảm bằng 0.

Danh mục mô phỏng và kinh doanh mua bán song hành: Một số lượng lớn các chứng khoán trong danh mục có khả năng sẽ làm cho danh mục không tồn tại rủi ro đặc thù của công ty. Điều này được thực hiện bằng cách hình thành nên một danh mục nhân tố thuần nhất có beta nhân tố như nhau khi mô phỏng dự án đầu tư. Phương trình nhân tố mô phỏng và dự án đầu tư được mô phỏng sẽ giống nhau ngoại trừ các epsilon. Bằng cách giảđịnh không có các epsilon trong các phương trình nhân tố này, chúng ta sẽ có tỷ suất sinh lợi cùa danh mục mô phỏng và dự án đầu tư được mô phỏng có khả năng là hầu như chỉ còn khác nhau một hằng số là chênh lệch giữa các epsilon của chúng (chênh lệch thể hiện sự khác nhau trong tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chúng). Nếu beta nhân tố của danh mục mô phỏng và dự án đầu tưđược mô phỏng là như nhau nhưng tỷ suất sinh lợi của chúng là khác nhau thì khi đó sẽ có một cơ hội thực hiện kinh doanh arbitrage.

Các giảđịnh của lý thuyết chênh lệch giá APT (Arbitrage Pricing Theory):

- Tỷ suất sinh lợi có thểđược mô tả bằng một mô hình nhân tố. - Không có các cơ hội kinh doanh chênh lệch.

- Tồn tại một số lượng lớn các chứng khoán để thiết lập các danh mục đầu tư có khả năng đa dạng hóa rủi ro đặc thù của công ty của từng loại cổ phiếu riêng lẻ.

APT là một mô hình của tỷ suất sinh lợi mong đợi, việc ứng dụng APT là một nghệ thuật do mô hình này mang tính chất tùy hứng của mỗi cá nhân. Những nỗ lực ứng dụng khác nhau của mỗi cá nhân sẽ dẫn đến các hình thức khác nhau. Tính linh hoạt của APT làm cho mô hình này không thích hợp đối với tỷ suất sinh lợi thuần nhất, nó thích hợp đối với một nhà quản trị năng động, nếu các nhà quản trị năng động có thông tin như nhau thì APT không còn giá trị.

Kết luận chương 1

Tổng quan các lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại cho chúng ta những suy nghĩ ban đầu về thị trường chứng khoán và các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại về phương diện lý thuyết làm nền tản để từ đó chúng ta liên hệ với thực tiễn tìm hiểu hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trong mối quan hệ thị trường chứng khoán được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn. Chúng ta mô tả thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng nhà đầu tư có ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị trường trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ

TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu 46209_1 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)