Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47)

5. Cơ cấu của đề tài

3.3.4 Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát

Trong lĩnh vực giám sát, trong mỗi cơ quan luôn có tổ chức Đảng, Công đoàn,

Thanh tra nhân dân; về cơ quan dân cử thì có Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội thực hiện vai trò gián sát đối với hoạt động chuyên môn. Nhưng vì những lý do khác nhau nên hiệu lực giám sát của tổ chức này còn nhiều hạn chế. Song, chúng ta có nguồn lực vô tận trong hoạt động giám sát, đó là quần chúng nhân dân. Vấn đề là nếu chúng ta phát huy được dân chủ, có cơ chế công khai minh bạch thì quần chúng sẽ là lực lượng giám sát khách quan và hùng hậu nhất. Nhưng cần phải đưa ra một thực tế đó là: đã có nhiều trường hợp quần chúng phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ, tham ô…đã dũng cảm đứng lên tố cáo, nhưng đơn thư của họ lại được trả về nơi bị tố cáo giải quyết và trở thành nạn nhân của sự trù dập. Hoặc trong nội bộ của chính cơ quan tham nhũng có cán bộ dũng cảm đứng lên tố cáo hành vi phạm tội của những cán bộ khác thì những người bị tố cáo có nhiều hành vi để đe doạ, trấn áp, trả thù, trù dập người tố cáo mình. Có những vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, nếu không có cơ quan báo chí, cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc cơ GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 52 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

quan có cấp trên can thiệp, tiếp sức kịp thời tạo áp lực mạnh mẽ thì những người tố cáo sã bị ảnh hưởng sinh mạng, chính trị và vụ việc sẽ bị “chìm xuồng”.

Có một thực tế là ở những cơ quan, đơn vị thường xảy ra tham nũng, hối lộ

thường mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức, nên không tổ chức hoặc tổ chức một cách hình thức, không tạo điều kiện cho cán bộ, Đảng viên, công chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo đúng phương châm: “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,

giám sát”, dãn đến quyền làm chủ của quần chúng bị triệt tiêu, bị người đứng đầu hoặc một số ít người thâu tóm, điều phối. Vì vậy dân chủ bị vi phạm nghiêm trọng, tham nhũng từ đó ít bị phát hiện, nên không bị xử lý vẫn còn tồn tại.

3.4 Giải pháp cho các bất cập trong công tác xử lý tội nhận hối lộ 3.4.1 Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ

Nếu thống kê các loại tội phạm thì tội tham nhũng, hối lộ được coi là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất. Tính nguy hiểm của nó được thể hiện ở chổ tham nhũng, hối lộ phá từ bên trong của bộ máy Nhà nước, làm tha hoá một số cán bộ, Đảng viên, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho các chính sách, chủ trương bị sai lệch, dẫn đến lệch hướng Chủ nghĩa xã hội. Khi lòng tin của nhân dân bị suy giảm nghiêm trọng thì sẽ gây bất ổn định chính trị - xã hội, từ đó có thể làm thay đổi bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Thấy được sự nguy hại của tham nhũng, hối lộ và thực trạng tình hình nhận hối lộ hiện nay của những người có chức, có quyền đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, thì đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ tiến đến ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ tội phạm tham nhũng, hối lộ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm của tất cả các ngành, các cấp, cùng toàn thể nhân dân.

Thế nhưng đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ không phải là chuyện đơn giản. Do tham nhũng, hối lộ là hiện tượng xã hội tiêu cực ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Cũng giống như những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội, tham nhũng, hối lộ phát sinh, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn nhất định do sự tác động của nhiều hiện tượng khác nhau cùng tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội, như cơ chế quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, quản lý hành chính, quản lý xã hội…

Chống tham nhũng, hối lộ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân nhưng trước hết và chủ yếu là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, của cơ quan pháp luật, Tòa án, Công an, các đội đặc nhiệm chống tham nhũng… Việc chủ động tấn công loại tội phạm này không phải là sự hô hào với chiến dịch, phong trào làm điểm mà cái chính là nhìn vào bản chất của hiện tượng này, nhận diện các mấu chốt để từ đó có chiến lược và sách lược chống tham nhũng có hiệu quả.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 53 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

- Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đặc biệt là sữa đổi, bổ sung hoàn

thiện luật hình sự và luật hành chính nhằm loại bỏ được những sơ hở trong quản lý Nhà nước có thể tạo ra tham nhũng, hối lộ.

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của công chức, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và không được làm những gì mà pháp luật cấm. - Xử lý mọi hành vi tham nhũng, hối lộ theo pháp luật. Trong trường hợp hành vi tham nhũng, hối lộ không cấu thành tội phạm thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi và nhân thân người vi phạm để lựa chọn hình thức kỷ luật cho phù hợp. Trường hợp hành vi tham nhũng, hối lộ cấu thành tội phạm theo các tội danh được quy định trong các điều luật trong Mục A Chương XXI của Bộ luât Hình sự năm 1999. Đối với người phạm tội về tham nhũng thì hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù một năm, người phạm tội tham nhung, hối lộ có thể bị xử phạt với mức cao nhất là tử hình.

Ô Hoàn thiện pháp luật hình sự về Tội nhận hối lộ

Trong Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định quá chi tiết và nghiêm khắc về tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, Bộ luật này cần phải xem xét lại một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, về mặt chủ thể: Điều 279 quy định “người nào lợi dụng chức vụ,

quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận…”. Ở đây chức vụ, quyền hạn được hiểu như thế nào là mới chính xác? Nếu chỉ dựa phần định nghĩa tại Điều 277 thôi thì chưa đủ, vì theo quy định tại Điều này thì “người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thức hiện công vụ” sẽ dễ lẫn lộn với những người tuy có chức vụ, quyền hạn nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 279. Ở phần mặt chủ thể của tội nhận hối lộ thì những người có chức vụ, quyền hạn là những người làm một số công việc nhất định do Nhà nước giao. Như vậy ở Điều 279 đã quy định quá chung chung vì thật ra trong những người có chức vụ, quyền hạn không chỉ có riêng cơ quan Nhà nước mà còn có ở những tổ chức kinh tế, xã hội khác và họ cũng có thể giữ những chức vụ như thành viên Hội đồng quãn trị, Giám đốc, Kế toán

trưởng…Tuy họ có cương vị và có quyền hạn nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được xem là người có chức vụ, quyền hạn nên những người này không phải là chủ thể của tội nhận hối lộ. Do đó, hành vi phạm tội của những người này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 279.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 54 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

Thứ hai, theo khoản 1 Điều 279 Bộ luật hình sự quy định nhười nào nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 500 nghìn đồng đến dưới 10 triệu đồng thì bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Nhưng pháp luật ta chưa quy định giá trị tài sản bao nhiêu là quà biếu, nên trong thực tiễn xét xử không ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được đó là hành vi nhận quà biếu hay nhận hối lộ. Nếu hiểu quà biếu định giá bằng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ 500 nghìn đồng đến dưới 10 triệu đồng là hành vi nhận hối lộ. Nếu hiểu như vậy thì quá máy móc, vì trên thực tế có những món quà có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng nó vẫn là quà biếu.

Thứ ba, theo điểm d khoản 2 Điều 279 quy định “Biết rõ của hối lộ là tài sản

của Nhà nước…”. Quy định này cũng có vẻ chưa được hợp lý lắm, vì “tài sản của Nhà nước” được hiểu như thế nào? vấn đề này đang được tranh cãi rất nhiều. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “tài sản xã hội chủ nghĩa” nhưng đến Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định “tài sản của Nhà nước”. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 thì tài sản xã hội chủ nghĩa có nội hàm rộng hơn tài sản của Nhà nước. Về khái niệm tài sản của Nhà nước đến nay vẫm có những ý kiến khác nhau. Nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Nhà nước thì không nói gì, nhưng nếu tài sản đó chỉ thuộc một phần của Nhà nước thì lúc này vấn đề lại khác, như: Công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp liên doanh Nhà nước đối với nước

ngoài…Trong trường hợp này tài sản có được xem là sở hữu của Nhà nước không? Và người phạm tội trong trường hợp này sẽ bị áp dụng khung hình phạt nào? Nên trong quá trình xét xử ctả cơ quan tiến hành tố tụng gây ra không ít tranh cãi. Vì vậy khi có điều kiện sửa đổi Bộ luật thì các nhà làm luật nên xem xét lại vấn đề này.

3.4.2 Giải pháp trong thực hiện cơ chế quản lý kinh tế

Trong thời kỳ đi sâu tiến trình phát triển nhanh kinh tế thị trường ở chế độ Xã hội chủ nghĩa và xây dựng kinh tế, thì phạm tội tham nhũng, hối lộ lại nghiêm trọng hơn trước đây và có xu hướng ngày càng phát triển. Do đó cần phải trừng trị nghiêm để ngăn chặn loại tội phạm tham nhũng, hối lộ này, nhưng vẫn giữ vững chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phát huy tối đa mọi tiềm năng của đất nước. Đặc biệt quan tâm đến việc cải

cách tiền lương tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công chức để họ có đủ điều kiện yên tâm công tác và chí công, vô tư trong hoạt động công vụ của mình. Do đó, phải có chính sách thỏa đáng về tiền lương và những khoản trợ cấp khác để họ yên tâm công tác và ra sức cống hiến cho Nhà nước, phục vụ nhân dân. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước như Trung Quốc, Singapo, Mỹ…đã cho thấy khi được Nhà nước đãi ngộ thì GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 55 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

họ “sợ mất việc hơn sợ đi tù” và không bao giờ họ có ý định hoặc dám tham nhũng, nhận hối lộ. Tiền lương hợp lý được hiểu là nguồn thu nhập chính của cán bộ, công chức, ít nhất cũng phải bảo đảm đủ cho cuộc sống và đủ chi trả cho những khoản chi cần thiết như: ăn, ở, đi lại, học tập cho bản thân và gia đình…Một cơ chế tiền lương hợp lý không những góp phần hạn chế tham nhũng, hối lộ mà còn góp phần thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước, qua đó năng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Ở nước ta do mặt bằng kinh tế còn thấp so với các nước phát triển và còn nhiều

vấn đề trong đời sống xã hội phải giải quyết, song về lâu dài chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề tăng lương cho cán bộ, công chức Nhà nước. Đi đôi với vấn đề tăng tiền lương chúng ta cũng phải tăng cường chế độ trách nhiệm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của những người đã được Nhà nước đãi ngộ.

3.4.3 Giải pháp về mặt tổ chức cán bộ

Đề nghị Đảng và Nhà nước ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định

không còn phù hợp về công tác quản lý cán bộ, để tạo ra cơ chế nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ bảo đảm vừa dân chủ, công khai, minh bạch, vừa sử dụng được người có đức, có tài; không để những kẻ cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng chui vào nội bộ, giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp…để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực; khắc phục nạn “chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tội”. Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, chính quyền và trách nhiệm của cá nhân., nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ. Đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện kiên quyết quy định về việc thay thế, loại bỏ kịp thời những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện ra khỏi bộ máy Nhà nước.

Về công tác phát hiện xử lý cán bộ sai phạm về tham nhũng, hối lộ cần phải kịp thời, sai phạm đến mức nào phải xử lý đến mức ấy, kiên quyết loại trừ tình trạng để người phạm tội chạy án; xử lý nghiêm minh người có hành vi bao che, dung túng cho việc tham nhũng, hối lộ đó, không phân biệt họ là ai, giữ chức vụ gì…Không nên kéo dài thời gian xem xét, xử lý người vi phạm mà gây dư luận xấu trong nhân dân. Phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ, tức là nếu đã trị thì phải trị

lộ ở phần “ngọn” chưa trị được phần “gốc”. Mà cái “gốc” đó là yếu tố con người cụ thể là những cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước đang nắm giữ những chức vụ, quyền hạn cao.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 56 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

Việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay vẫn còn chưa hợp lý. Có những người có trình độ, chuyên môn thật sự lại không được chọn, còn những người không có trình độ thì lại được chọn vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước do họ là con em của những cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn cao. Hiện nay, cán bộ ở cơ quan các cấp, dặc biệt là cấp cơ sở họ là sai rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực hành chính, kinh tế khi làm bất cứ thủ tuc gì thì cũng phải đưa tiền cho họ thì họ mới giải quyết ngay. Vì vậy Nhà nước cần có những giải pháp tích cực trong khâu tuyển chọn cán bộ, công chức sao cho vừa có năng lực, vừa có đức.

Cần phát huy vai trò công tác tổ chức cán bộ, không nên tập trung trong tay một người giữ nhiều chức vụ như vừa là thủ trưởng cơ quan, vừa là người đứng đầu về

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w