Những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41)

5. Cơ cấu của đề tài

3.3 Những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ

Hiện nay, trình trạng tham nhũng, hối lộ đã trở thành “quốc nạn”, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, làm cản trở sự phát triển của đất nước. Chúng ta coi tham nhũng, hối lộ là một trong bốn nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Vậy đứng trước một kẻ thù nguy hiểm như thế thì không còn sự lựa chọn nào là phải tiêu diệt, phải làm thật nghiêm minh. Song hãy thử nhìn lại xem những phương thuốc đưa ra để tiêu diệt trừ nạn tham nhũng, hối lộ chưa trị đã “nhờn”! Tại sao như vậy? Cũng không có gì mà khó hiểu, bởi vì có nhiều vụ việc dư luận cho rằng chúng ta chỉ “tắm từ vai trở xuống”, chưa dám làm mạnh, làm đến cùng vì e ngại sợ mất uy tín

của Đảng, mất “ổn định chính trị” hoặc mất hết cán bộ…Như vậy vô hình dung chúng ta đã chấp nhận sống chung với tham nhũng, hối lộ và kẻ phạm tội cũng không còn sợ bị trừng phạt.

Chúng ta điều biết, đặc trưng cơ bản của tham nhũng chỉ xảy ra ở đối tượng có

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 45 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

chức, có quyền. Nhưng trong quá trình chống tham nhũng, hối lộ chúng ta mới mạnh về hô hào chứ chưa mạnh về biện pháp, bước đi, cách làm cụ thể. Thậm chí, còn có trình trạng áp dụng đấu tranh không đúng đối tượng, khiến dư luận xã hội cho rằng việc chống tham nhũng chỉ là hình thức. Ví dụ trong luật phòng chống tham nhũng việc buộc các Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phường, xã phải kê khai tài sản. Hãy thử nhìn vào cơ cấu của cơ quan quyền lực ở địa phương thì đa số trong số họ là những cán bộ đã nghĩ hưu, tham gia công tác địa phương, vậy thì làm gì nảy sinh quyền lực mà tham nhũng, hối lộ để phải áp dụng biện pháp kê khai tài sản.

Khi nói về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhiều cán bộ lão thành cách mạng đã đặt lại câu hỏi: “Chống tham nhũng – ai sẽ chống ai?”. Cán bộ địa phương hô hào chống tham nhũng; cán bộ tỉnh, thành phố cũng kêu gọi chống tham nhũng; cán bộ ngành, Trung ương cũng vậy! Nhưng cụ thể ai là người “chống”, ai là đối tượng phải tập trung “chống” và ai phải chịu trách nhiệm về trình trạng chống tham nhũng ở ngành mình, cấp mình? Tham nhũng xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền, nếu không có cơ chế giám sát minh bạch thì chính những cán bộ hô hào ấy lại “chống” chính mình hay sao?

Kết quả điều tra xã hội học do tổ chức Sida và ban nội chính Trung ương tiến

hành năm 2006 cho thấy: có 41% số người dân được hỏi cho rằng việc đưa quà cáp chỉ là “món quà nhỏ” cảm ơn người đã giúp mình giải quyết công việc; 39,1% người dân tự nguyện hoặc chấp nhận việc đưa tiền mỗi khi đến cơ quan công quyền để được thực hiện ngay cả những quyền lợi chính đáng nhất của mình; nhóm cán bộ doanh nghiệp, những người có quan hệ làm ăn thì lại cho rằng, đây chính là cách giải quyết công việc nhanh nhất và dễ thực hiện nhất (48,9%) hoặc chi phí đó rất nhỏ hơn so với lợi ích công việc mang lại (46,4%) và nhận thức việc gì cũng cần mang lại lợi ích cho cả hai bên (24,2%).

Trước thực trạng tham nhũng, hối lộ ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất

lượng, nghiêm trọng về tính chất, hàng loạt những vụ án bị bỏ soát, những dự án bị xà xẻo, một phần lớn tiền của nhân dân đang chảy vào túi một bộ phận người quan trọng trong xã hội. Tham nhũng, hối lộ xảy ra mọi lúc, mọi nơi, nhười ta tìm mọi cách để tham nhũng, hối lộ. Trước tình hình đó, việc tìm ra những bất cập trong công tác phát hiện loại tội phạm này để từ đó tìm ra giải pháp đấu tranh sao cho có hiệu quả là điều hết sức cần thiết.

Nhìn chung, hiện nay việc đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng ở nước ta còn gặp phải những bất cập sau:

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 46 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

- Những bất cập trong việc thực hiện cơ chế kinh tế - Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ - Những bất cập trong việc thanh tra, giám sát.

3.3.1 Những bất cập trong việc phát hiện và xử lý tội phạm

Trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm của tội nhận hối lộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém do thái độ không nghiêm túc và thiếu kiên quyết trong việc xử lý những cán bộ Đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật nên tội phạm về nhận hối lộ, tham nhũng hiện nay vẫn chưa được ngăn chặn, thậm chí còn có chiều hướng phát triển. Sự hạn chế trong công tác phát hiện xử lý tội phạm làm cho bọn tội phạm coi thường pháp luật; không phát huy được tác dụng trừng trị, ngăn chặn, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Những thiếu sót trong việc xử lý tội phạm đã góp phần làm trầm trọng thêm tình hình tham nhũng.

Thực tế xét xử cho thấy không ít trường hợp vụ án mang tính chất nghiêm trọng

lẽ ra phải áp dụng hình phạt nặng hơn theo đúng trách nhiệm hình sự, song kẻ phạm tội được áp dụng hình phạt nhẹ hơn không tương xứng với hành vi phạm tội. Mức hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện nay chưa thật sự chặt chẽ và chưa được hợp lý. Nhìn chung còn hai khuynh hướng: xử quá nhẹ và quá nặng, nhưng trong đó thì khuynh hướng xử nhẹ hơn so với tội thì nhiều hơn. Trong nhiều vụ án lẽ ra tính nguy hiểm của hành vi, theo yêu cầu của luật thì phạt tù giam nhưng lại cho hưởng án treo hoặc đáng lẽ phải chịu 10 năm tù thì lại xử chỉ còn 5 năm hay 7 năm. Nhiều vụ án có đủ những tình tiết để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lại bị xử phạt hành chính. Nhiều nơi đã cố tình chia nhỏ vụ án lớn ra thành nhiều vụ án nhỏ nhằm giảm trách nhiệm cho bị can, áp dụng hình phạt nhẹ hơn, hoặc khắc phục hậu quả bồi thường một ít thì có thể miễn truy tố trước pháp luật. Dẫn đến trình trạng người dân mất lòng tin vì xử lý không nghiêm minh, không công bằng. Nhiều vụ tham nhũng, hối lộ ở nước ta bị phanh phui nhưng việc xử phạt còn quá nhẹ, việc xử lý chưa đi tới cùng, chỉ cảnh cáo nhắc nhở thiếu tinh thần trách nhiệm thôi thì chưa đủ vì đối tượng tham nhũng, hối lộ là những người có chức quyền, nếu Đảng và Nhà nước không trừng trị thẳng tay họ sẽ như “con bệnh nhờn thuốc” từ đó nhân dân mất niềm tin, Đảng và Nhà nước mất uy tín trong lãnh đạo.

Những hạn chế, thiếu sót của cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh với các

tội tham nhũng, hối lộ hiệu quả còn thấp và gặp nhiều khó khăn, chưa được như mong muốn. Trình trạng trên là do các cơ quan bảo vệ pháp luật còn những hạn chế sau: GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 47 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

- Sự phối hợp giữa cơ quan bảo vệ pháp luật với nhau (cùng ngành nhưng khác cấp, cùng cấp nhưng khác ngành) và với cơ quan tổ chức khác còn thiếu chặt chẽ - Tinh thần quyết tâm đấu tranh với tham nhũng của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa cao

- Cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực về trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn chưa theo kịp trình độ của bọn tham nhũng, hối lộ, điều kiện vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu.

Việc hướng dẫn, giải thích pháp luật để xác định đúng các tội danh vi phạm pháp luật cũng chưa thống nhất, thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, cho nên các ngành, các địa phương gặp nhiều lúng túng trong việc xác định tội danh và

hình thức xử lý. Trong quá trình xử lý còn có sự can thiệp, bao che của một số cơ quan, cá nhân, nhất là cán bộ sai phạm là cán bộ Đảng viên.

Hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án có

nhiều khó khăn về lực lượng cán bộ và phương tiện hoạt động nhất là ở cấp cơ sở quận, huyện, thị xã. Trình trạng phổ biến là thiếu cán bộ được đào tạo có hệ thống pháp lý, trình độ năng lực của một số Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán lại không đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Giữa các cơ quan nội chính còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu, do đó thời gian giải quyết kéo dài, chậm trễ, vẫn còn trình trạng phổ biến là hồ sơ trả đi trả lại, có những vụ Công an bắt rồi hồ sơ mới chuyển qua.

Việc phát hiện tội phạm còn quá ít so với thực tế xảy ra. Vấn đề đặt ra là tại sao

tội phạm tham nhũng, hối lộ bị bỏ lọt nhiều. Để trả lời cho câu hỏi này phải nghiên cứu nguyên nhân của trình trạng này. Tội phạm tham nhũng, hối lộ ẩn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể khái quát một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do chủ thể của tội tham nhũng, hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn. Những

chủ thể này vì vụ lợi đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện tội phạm cũng như để che giấu tội phạm. Đây chính là yếu tố gây khó khăn, cản trở cho việc phát hiện, điều tra khám phá tội phạm tham nhũng.

- Do chủ thể của tội tham nhũng, hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn cho nên

nạn nhân và những người khác có biết thông tin về tham nhũng cũng không dám tố cáo vì sợ trả thù.

- Do chủ thể của tội tham nhũng, hối lộ là người có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao do đó ở loại tội phạm này thường có phương thức thực hiện và che giấu tội phạm rất tinh vi, xảo quyệt nên khó phát hiện.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 48 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

- Do buông lỏng công tác thanh tra cho nên nhiều hành vi tham nhũng xảy ra

không được phát hiện kịp thời hoặc tuy có phát hiện vì nhiều lý do khác nhau trong đó có hiện tượng bao che nên tham nhũng bị bỏ qua hoặc chỉ bị xử lý kỷ luật, trong số này có không ít hành vi tham nhũng, hối lộ đã cấu thành tội phạm.

3.3.2 Nhũng bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu quan

trọng, như tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ tương đối cao, đưa đất nước ta thoát khỏi nạn lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đã xảy ra hàng loạt những biến động xấu về kinh tế xã hội làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội, văn hóa…Tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt các tội về tham nhũng, hối lộ đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Sỡ dĩ tham nhung, hối lộ có điều kiện phát triển và gia tăng đáng kể là do nguyên nhân khách quan chủ yếu sau:

Kinh tế bị mất căn đối nặng, nghèo nàn, lạc hậu chưa thoát khỏi hậu quả của

chiến tranh, xã hội có nhiều vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết cấp bách cũng bị kéo dài và ngày càng phức tạp. Nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, kết cấu hạ tầng cho sản xuất và sinh hoạt như phương tiện đi lại, bệnh viện, trường học…còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ ở các vùng như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, thành thị, nông thôn còn

chênh lệch quá nhiều, hiện tượng mất dân chủ, vi phạm trật trự kỷ cương, pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng gia tăng, xã hội chưa ổn định…thêm vào đó chúng ta đang đứng trước một xã hội còn thấp kém với nhiều nhược điểm do xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu cũ. Mặc dù cơ chế quãn lý xã hội kiểu cũ đã dần dần bỏ nhưng cơ chế quản lý mới chưa được hình thành một ách đồng bộ, đặc biệt là vấn đề phân phối thu nhập giữa những người lao động, giữa cơ sở này với cơ sở khác, giữa ngành này với ngành khác, giữa Trung ương với địa phương có sự chênh lệch quá mức. Có những ngành có mức thu nhập quá cao trong khi có những ngành có mức thu nhập lại quá thấp. Thu nhập của người lao động khác nhau do năng lực và trình độ cao hay thấp. Người lao động trí óc, lao động có trình độ tay nghề cao thì thu nhập cao hơn so với lao động chân tay, lao động đơn giản. Người có chức vụ thu nhập cao hơn nhân viên, người lao động ở các ngành nghề, các thành phần kinh tế, vùng, miền và các tỉnh, thành phố khác nhau thì cũng có thu nhập khác nhau. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh các loại tham vọng ích kỷ khác nhau nhằm có được những thu nhập, phúc lợi vật chất không tương xứng với năng lực và công sức của bản thân vào công việc của xã hội nên tìm đủ mọi cách bòn rút lao động của người khác trong xã hội. Chính vì sự bất GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 49 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

hợp lý trong việc phân phối thu nhập đã tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội lợi dụng sơ hở đó để hối lộ, tham ô, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của nhân dân…

Trong công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp kinh tế xã hội còn lúng túng

trong giai đoạn chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường khi cơ chế quản lý mới chưa kịp hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, sơ hở, hệ thống chính sách pháp luật, các công cụ quản lý kinh tế- xã hội cần thiết lại chưa được xây dựng đầy đủ, còn nhiều chồng chéo, thiếu đồng bộ đã làm cho tham nhũng, hối lộ có điều kiện phát sinh. Hệ thống pháp luật còn nhiều khe hở, thiếu sót, chưa chặt chẽ, nhiều chính sách đã ban hành nhưng việc thể chế hoá thành luật lại quá chậm chạp, có khi trong cùng một điều luật lại có trình trạng mâu thuẫn đã gây khó khăn cho việc áp dụng để xử lý các hành vi phạm tội.

3.3.3 Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ

Mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho các tàn dư của xã hội cũ phát triển khá nhanh chóng, trước hết là tâm lý tư hữu, thói tham lam, ích kỷ, tham vọng làm giàu nhanh bằng mọi giá ở một bộ phận công nhân viên chức. Những cán bộ, công chức thoái hóa biến chất đã lợi dụng, sử dụng quyền lực Nhà nước không vì thực thi công vụ mà vì mưu cầu lợi ích cá nhân đã vơ vét tiền và tài sản của người khác để cho bản thân họ. Những người phạm tội hối lộ, tham ô và những tội có tính chất vụ lợi phần lớn chịu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41)