Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 68)

của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ:

♦ Nguồn vốn dùng để cho vay trung và dài hạn lớn

Trong các năm qua, Ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhất trong các ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Trong đó, nguồn vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Đặc biệt, trong năm 2005 và năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương phát hành một lượng lớn giấy tờ có giá, đem lại một lượng vốn trung và dài hạn cho ngân hàng.

♦ Các chỉ tiêu đều diễn biến theo hướng tích cực

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Theo bản công bố thông tin năm của

ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng dự tính dư nợ tín dụng tăng trung bình 26%, theo đó, dư nợ tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự gia tăng về mặt tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước: tăng cường đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án cơ sở hạ tầng...

Tổng dư nợ tăng qua các năm, tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng tăng vào các năm và nợ quá hạn giảm xuống. Nợ quá hạn cao chứng tỏ rủi ro của ngân hàng trong việc không thu hồi được nợ là cao. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương giảm trong các năm qua. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài han trên tổng dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương giảm mạnh trong năm 2006 và giảm trong năm 2007. Trong hai năm, năm 2006 và năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn trên nợ dư nợ tín dụng trung và dài hạn đều nhỏ hơn 3%, đây là mức có thể chấp nhận được đối với các Ngân hàng thương mại. Cho thấy, công tác thẩm định, khả năng thu hồi nợ, sử lý nợ... của Ngân hàng tương đối tốt.

Lợi nhuận từ cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên theo từng năm. Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn trong năm 2006 tăng nhanh, và cũng tăng trong năm 2007. Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng cũng tăng đều trong ba năm và chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng.

Lợi nhuận tăng cao và dư nợ tín dụng trung dài hạn ở mức hợp lý là do Ngân hàng vận dụng chính sách tín dụng sau: Thứ nhất, Ngân hàng đã chủ động mở rộng cho vay các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với những nhóm hàng hoạt động kinh doanh có rủi ro lớn. Thứ hai, Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có

môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Thứ ba, Mở rộng cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

♦ Chính sách cho vay linh hoạt, chặt chẽ

Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương rất linh hoạt, quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ, khách quan, theo chuẩn quốc tế. Từ chính sách về đối tượng vay vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay...Tính chặt chẽ thể hiện ngay trong từng chính sách. Chẳng hạn, trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, việc phân chia thẩm quyền quyết định hoạt động tín dụng thể hiện sự chặt chẽ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

♦ Rủi ro về tín dụng được giảm thiểu

Rủi ro tín dụng bao hàm những tổn thất mà Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có thể gánh chịu khi khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã được Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương bảo lãnh, hoặc không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản tiền vay theo hợp đồng. Trong đó, các khoản cho vay trung và dài hạn, do thời gian thu hồi vốn dài nên thường chứa đựng rủi ro cao. Trong các năm qua, để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra: Thứ nhất, Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành áp dụng quy trình Quản trị rủi ro mới với những nội dung cơ bản: tách bạch chức năng của ba bộ phận: (i) Quản lý quan hệ khách hàng, (ii) Quản lý rủi ro tín dụng – tái thẩm định đề xuất; và tác nghiệp (Quản trị hạn mức/tín dụng...) xử lý giao dịch cho khách hàng. Thứ hai, phân định tách bạch trách nhiệm và quyền hạn của các Phòng ban chuyên môn. Với cơ chế trách nhiệm được phân định và tách bạch rõ ràng cho từng phòng ban chuyên môn/bộ phận sẽ tạo điều kiện cho xử lý một cách minh bạch kho sảy ra say sót; Thứ ba, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng hệ thống chấm điểm phân

loại khách hàng, phân bổ hạn mức phù hợp giữa các cấp, các chi nhánh. Thứ tư, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.

Những thành tựu trên đây phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ngày càng cao, tạo ra cho ngân hàng nguồn lợi nhuận lớn, tăng sức cạnh tranh cho Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã được cải thiện, không ngừng nâng cao, song chất lượng tín dụng vẫn chưa cao, chưa xứng với tiến năng của ngân hàng.

♦ Quy mô tín dụng trung và dài hạn nhỏ

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn còn thấp trên tổng dư nợ tín dụng. Tín dụng ngắn hạn vẫn là hoạt động chiếm ưu thế trong hoạt động tín dụng của Ngân hang, với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ từ 70% - 80%, trong khi đó tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn lại chiếm quá thấp. Điều này là chưa hợp lý, và tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cần tăng hơn nữa.

♦ Số lượng khách hàng vay vốn chưa nhiều

Nguồn vốn trung và dài hạn thường được tài trợ cho việc các khoản vay trung và dài hạn. Theo lý thuyết, nguồn vốn có thể dùng để cho vay trung và dài hạn là nguồn tự có của ngân hàng, vốn vay trung và dài hạn, vốn huy động trung và dài hạn, và một bộ phận nhất định vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ sử dụng từ 30% - 40% trên tổng nguồn vốn trung và dài hạn (chưa kể nguồn ngắn hạn) để cho vay trung và dài hạn. Điều này cho thấy, số lượng khách hàng xin sử dụng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng chưa nhiều.

Một lượng lớn vốn trung và dài hạn được ngân hàng sử dụng vào các mục đích đầu tư khác.

♦ Thu hồi nợ trung và dài hạn còn yếu

Nợ quá hạn và nợ quá hạn trung và dài hạn tuy rằng ở mức dưới 3% trên tổng dư nợ và trên tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn khá cao (trên 2%) và số tuyệt đối của khoản này là rất lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cần giảm xuống dưới 2% trong những năm tới.

Mặt khác, nếu so với công tác thu hồi nợ ngắn hạn thì công tác thu hồi nợ trung và dài hạn kém hơn. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên nợ quá hạn của Ngân hàng là cao, trung bình là 60%, trong khi, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm 20% – 30%, còn dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tới 70% - 80% trên tổng dư nợ.

♦ Cơ cấu khách hàng chưa phù hợp

Đối tượng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh. Mặc dù hiện nay, quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều, và mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh được cổ phần hóa thì lối làm việc trây ì vẫn khó chấm dứt, chưa chủ động sáng tạo. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang làm ăn hiệu quả, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các thành phần kinh tế, thì lại khó tiếp cận với tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.

♦ Thu lãi từ tín dụng trung và dài hạn chưa nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn tăng trong ba năm qua, song con số này chưa lớn. Trong năm 2007, dư nợ tín dụng lên tới 90.774.288 triệu VNĐ, mà lợi nhuận chỉ là 3.120.112 triệu VNĐ. Và trong khi, dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2007 là 26.860.112 triệu VNĐ, song thu lãi từ tín dụng trung và dài hạn chỉ là 946.642 triệu VNĐ. Thu lãi từ tín dụng trung và

dài hạn chưa cao, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa tốt, vì một khoản tín dụng có chất lượng tốt thì nó phải đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và không phát sinh nợ quá hạn.

2.3.2.2. Nguyên nhân

♦ Nguyên nhân khách quan

● Trình độ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp:

Trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp di quản lý, sử dụng vốn vay không hợp lý làm cho hiệu quả dự án giảm xút, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

● Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gay gắt

Trong điều kiện hội nhập, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Sự cạnh tranh găy gắt giữa hàng hóa nội địa với hàng nội địa, hàng nội địa với hàng ngoại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với tình trạng: hàng hóa nhập lậu, trốn thuế, làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút, thu nhập không đảm bảo trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô nên không điều chỉnh hoạt động sản xuất – kinh doanh cho phù hợp, nguy cơ thua lỗ cao.

● Công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp chưa tốt

Công tác hạch toán kế toán đối với với các doanh nghiệp còn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Nhiều doanh nghiệp sổ sách kế toán ghi chép rất lộn xộn, trình độ của người làm công tác kế toán còn thấp nên các số liệu không đủ tính tin cậy. Khả năng lập dự án của các doanh nghiệp đa số vẫn chưa đạt yêu cầu. Các số liệu thu thập của doanh nghiệp về khả năng thị trường nhiều khi là những số liệu lạc hậu và không có thực.

Ngân hàng phải đối mặt với sự đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn về lãi suất cho vay, hình thức dịch vụ đi kèm...Đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, ngoài việc đưa ra các hình thức ưu đãi hấp dẫn, các chương trình khuyến mại lớn cho khách hàng, thì tác phong làm việc của các ngân hàng cổ phần chuyên nghiệp, theo cơ chế giao việc nhân viên, tức là mỗi nhân viên phải hoàn thành một khối lượng công việc nhất định được giao, điều này tạo ra tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Dẫn đến khách hàng đến với các ngân hàng này ngày càng đông, một phần giải thích cho việc vốn trung và dài hạn của ngân hàng lớn, song chỉ một lượng ít vốn được sử dụng cho vay trung và dài hạn.

●Sự can thiệp của Chính phủ

Sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng làm cho ngân hàng nhiều khi không chủ động trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của Ngân hàng...Các khoản cho vay theo chỉ thị của chính phủ nhiều khi yếu tố hiệu quả không đặt lên hàng đầu. Các dự án được cấp tín dụng theo kiểu này thường là các dự án có nhu cầu vốn đầu tư lớn. Do đó, khi rủi ro sảy ra, tổn thất cho Ngân hàng là rất lớn.

♦ Nguyên nhân chủ quan

● Chính sách tín dụng chưa phù hợp

Ngân hàng tập trung nhiều hơn cho hoạt động truyền thống, có lợi thế, đặc biệt là lượng vốn dùng để đầu tư chứng khoán (trái phiếu) rất lớn hơn là mở rộng cho vay trung và dài hạn. Trong bản cân đối kế toán của bản công bố thông tin của Ngân hàng Ngoại thương năm 2007, lượng chứng khoán Ngân hàng đầu tư trong năm 2006 và 2007 là hơn 30 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2007 là hơn 26 nghìn tỷ. Trong thời gian tới, ngân hàng cần chú ý hơn vì nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn vốn đắt,

lãi suất cao, chi phí lớn, cần sử dụng cho vay trung và dài hạn nhiều hơn để đem lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư chứng khoán.

● Hiệu quả Marketing còn yếu

Sự không hợp lý trong sử dụng vốn trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương là do hiệu quả marketing của Ngân hàng đối với tín dụng trung và dài hạn chưa tốt. Ngân hàng Ngoại thương là một ngân hàng có thương hiệu mạnh, tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu tín dụng cho thấy, hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động Marketing cho tín dụng trung và hạn của Ngân hàng nhằm thu hút thêm khách hàng, từ đó nâng cao lợi nhuận cho khách hàng.

● Công tác thẩm định chưa hoàn thiện

Nội dung thẩm định các dự án sử dụng vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng tuy đầy đủ nhưng còn nhiều điểm chưa hợp lý, cần phải được nghiên cứu hoàn thiện. Thứ nhất, Các dự án mà Ngân hàng Ngoại thương tài trợ chủ yếu là của Doanh nghiệp Nhà nước, được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức dự toán nên Ngân hàng thường chấp nhận ngay mức vốn chủ dự án trình lên. Cán bộ tín dụng còn xem nhẹ việc xác định tổng vốn đầu tư, kết quả thẩm đinh chưa thực sự độc lập mà thường trùng khớp với ý kiến của chủ dự án. Ngân hàng cũng chưa đề cập cụ thể tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp khi tham gia dự án mới là bao nhiêu thì phù hợp, 30% , 40%...Thứ hai,

Ít quan tâm tới tính chính xác của giá bán dự kiến cũng như các yếu tố tác động tới giá bán như lạm phát, biến động đầu vào, tình hình sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh...trong từng năm. Thứ ba, xác định khả năng tiêu thụ chủ yếu từ thông tin dự báo thị trường chung, và tình hình hiện tại của những đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách cảm tính, thiếu đi sự tham khảo cần thiết của cơ quan chuyên môn, điều này khiến nhận xét mang tính chủ quan, không hợp lý, làm giảm phần nào tính chính xác của kết quả thẩm định; Thứ tư, các

chỉ tiêu đánh giá tính khả thi về mặt tài chính, khả năng trả nợ...của một dự án trung và dài hạn chưa đủ chặt chẽ. Cán bộ thẩm định quá coi trong về mặt đảm bảo tiền vay hơn là hiệu quả tài chính, nhiều dự án cuối cùng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo.

● Trình độ cán bộ ngân hàng chưa cao

Cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định tới chất lượng tín dụng trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 68)