Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 65 - 66)

Nợ quá hạn luôn là vấn đề được các Ngân hàng thương mại quan tâm bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng các khoản tín dụng. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Để đánh giá tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ta xem xét bảng dưới đây:

Bảng 11: Nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ 61.043.981 67.742.519 90.774.288

Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn 15.059.550 17.904.348 26.860.112

Nợ quá hạn 1.145.846 808.721 989.439

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1.88% 1.19% 1.09%

- Nợ quá hạn trung và dài hạn 792.009 491.136 592.575 - Nợ quá hạn trung dài hạn/Nợ quá hạn 69.12% 60.73% 59.89% - Nợ quá hạn trung dài hạn/Tổng dư nợ tín

dụng trung và dài hạn 5.2% 2.74% 2.21%

Nguồn: Báo cáo kiểm toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Nợ quá hạn trong năm 2006 đã giảm đáng kể so với năm 2005 và năm 2007, nợ quá hạn có tăng nhẹ so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm trong năm 2006 và giảm nhẹ trong năm 2007.

Nguyên nhân của việc nợ quá hạn tăng trong năm 2007 mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm một phần là do tổng dư nợ năm 2007 lớn hơn nhiều so với năm 2006 và năm 2005. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng trong cả ba năm đều thấp từ 1% tới 2%, cho hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt, điều này cần được phát huy hơn nữa, để tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngày càng giảm trong các năm tiếp theo.

Nợ quá hạn trung và dài hạn phản ánh số tiền khách hàng sử dụng tín dụng trung dài hạn không trả khi đến hạn trả nợ. Nợ quá hạn trung và dài han giảm đáng kể trong năm 2006 và lại tăng lên năm 2007. Tỷ lệ nợ quá hạn trên nợ quá hạn giảm mạnh trong năm 2006 và giảm nhẹ vào năm 2007. Năm 2005, tỷ lệ này là 69.12%, sang năm 2006 tỷ lệ này là 60.73% (giảm 8.39%) và năm 2007 giảm nhẹ 0.84% xuống còn 59.89%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là cao so với nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy, công tác thu hồi nợ trung và dài hạn của Ngân hàng được cải thiện, nhưng cần rút ngắn hơn nữa.

Nợ quá hạn trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cho biết khả năng thu hồi gốc và lãi của các khoản cho vay trung và dài hạn. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ là không tốt, ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong các khoản cho vay của mình. Trong bảng số liệu, năm 2005, tỷ lệ này còn cao là 5.2 % thì đến năm 2006 và 2007 nó đã hạ thấp xuống dưới 3%. Tỷ lệ này là có thể chấp nhận được trong các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w