Xu hướng biến đổi của nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pdf (Trang 59 - 62)

c) Tính tích cực xã hội của sinh viên

2.2.2. Xu hướng biến đổi của nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay

Xác định xu hướng biến đổi của nhân cách đạo đức sinh viên là việc làm quan trọng và cần thiết tạo cơ sở cho việc đưa ra hệ các giải pháp nhằm xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên phù hợp với những yêu cầu chung của thời đại, tránh những hiện tượng biến đổi lệch lạc trong định hướng nhân cách đạo đức.

Trong các xu hướng biến đổi theo chiều hướng phát triển, chúng tôi bước đầu có thể khẳng định nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay đã xuất hiện các nhân tố mới, xuất hiện những xu hướng phát triển tích cực trên nhiều mặt của nhân cách đạo đức. Điều này được phản ánh rõ nét ở thế giới quan (lý tưởng, niềm tin, tri thức), ở tình cảm và văn hóa đạo đức cá nhân, ở tính tích cực chính trị xã hội, ở sự rèn luyện tu dưỡng trong bản thân mỗi sinh viên...được biểu hiện ở một số xu hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, đa số niềm tin của sinh viên tin vào thành công của sự nghiệp đổi mới ngày càng tăng.

Nếu đầu những năm 90, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, tư tưởng tiêu cực trong sinh viên còn nhiều, niềm tin vào công cuộc đổi mới chỉ chiếm 7,7% số sinh viên được hỏi, có đến 13,4% thiếu tin tưởng và thậm chí 1,8% có tâm trạng buồn chán [56, tr. 2]. Nhưng chỉ sau 5 năm khi công cuộc đổi mới của đất nước đạt được những thành tựu vượt bậc, niềm tin của sinh viên với sự nghiệp đổi mới

đã được khẳng định 86,2% số sinh viên được hỏi tin tưởng vào đường lối của Đảng, 87,6% trung thành với tổ quốc, 86,2% tôn trọng luật pháp và nền dân chủ xã hội, 87,9 % yêu quí và bảo vệ tổ quốc [20, tr. 161-162]. Đây là một xu hướng phát triển tốt của nhân cách đạo đức sinh viên.

Thứ hai, trong kinh tế thị trường một số những giá trị đạo đức mới cho sinh viên đang được hình thành đáp ứng yêu cầu của thời đại. Xu hướng chấp nhận ganh đua, cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn lên là xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách đạo đức của sinh viên.

Theo điều tra gần đây nhất (2.2000) với tất cả thanh niên sinh viên, trong đó họ thừa nhận sáu giá trị đặc trưng hợp thành hệ giá trị định hướng chung trong phát triển nhân cách, nhân cách đạo đức: 1- Phấn đấu nâng cao đời sống, nhất là mức tiêu dùng hàng ngày 84%; 2- Biết tính toán hiệu quả kinh tế 82%; 3- Chấp nhận ganh đua, cạnh tranh 61%; 4- Quan hệ kinh tế chi phối các quan hệ khác 60%; 5- Có tinh thần trách

nhiệm xã hội 54%;

6- Đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau 54% [17, tr. 59]. Một điểm đáng ghi nhận qua con số điều tra này là họ đã chú ý thỏa đáng tới việc khẳng định vị thế cá nhân và hòa hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp sức mình vào phát triển đất nước. Dù bị ảnh hưởng bởi yếu tố "trội" trong cơ chế thị trường là cạnh tranh, là lợi nhuận nhưng tận sâu trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của họ tinh thần tập thể, tinh thần tương thân, tương ái vẫn được giữ gìn, bảo vệ và phát triển. Đây là một khuynh hướng phát triển tốt của nhân cách đạo đức.

Trong khi mặt giác ngộ lý tưởng, nhận thức chính trị, tính tích cực xã hội của sinh viên biến đổi theo chiều hướng tích cực, thì còn một bộ phận sinh viên có nhân cách đạo đức suy thoái, thể hiện:

- Một bộ phận sinh viên có xu hướng xa rời những giá trị đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc. Họ tiếp nhận ồ ạt, mù quáng những sản phẩm văn hóa không lành mạnh, du nhập lối sống Tây âu. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng họ sống thiếu mục đích lý tưởng, thiếu bản lĩnh, có phần thiếu nhân nghĩa.

- Về nếp sống văn hóa, chấp hành qui chế học tập nhân cách đạo đức sinh viên có những biến động theo chiều hướng tiêu cực. Hiện tượng vi phạm qui chế thi trở lên phổ biến và biểu hiện mới của sự xuống cấp trong đạo đức học tập là hiện tượng thi hộ.

- Số sinh viên quan tâm tìm hiểu các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế. Họ chỉ quan tâm đến những quyền lợi thiết thân của họ như: chế độ học bổng, học phí... Từ việc chỉ quan tâm và tuyệt đối hóa sự quan tâm đến lợi ích bản thân đã làm nảy sinh những tiêu cực, lệch lạc trong định hướng giá trị của sinh viên. ở một bộ phận sinh viên những giá trị về lợi ích cá nhân được coi trọng hơn những giá trị về lợi ích của tập thể, lợi ích của cộng đồng; coi trọng kinh tế hơn đạo đức, tinh thần, coi trọng những giá trị hiện tại hơn những giá trị đạo đức truyền thống...

- Tệ nạn xã hội trong sinh viên ngày một gia tăng. Thời gian gần đây, toàn xã hội bức xúc trước một hiện tượng đau lòng là số sinh viên phạm tội ngày càng tăng, ma túy trở thành tệ nạn học đường.Theo báo cáo của Bộ Giáo dục đào tạo ngày 7.4.1999 thì toàn quốc có 968 sinh viên nghiện hút. Tất nhiên đây là con số còn xa với sự thật, thậm chí sinh viên còn tham gia vào buôn bán "chất trắng" bị lĩnh án tử hình. Hiện tượng hiếp dâm tập thể, hiện tượng nam sinh viên đi mại dâm...là những biểu hiện xuống cấp rõ rệt trong nhân cách đạo đức sinh viên.

Tóm lại, xu hướng biến đổi của nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay là rất phức tạp. Trên những mặt căn bản nhất có thể khẳng định rằng, những xu hướng biến đổi tích cực mang tính chủ đạo và chiếm ưu thế. Những nhân tố tiêu cực dù có, dù là những yếu tố "trội" nhưng chỉ có tác động hạn chế, làm chậm xu thế phát triển của xu hướng biến đổi tích cực.

Việc đấu tranh chống tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực để xây dựng trong sinh viên một nhân cách đạo đức tốt đẹp là việc làm đầy khó khăn, phức tạp. Nó không chỉ cần sự nhận thức đúng đắn của mỗi sinh viên mà quan trọng hơn đó xây dựng một hệ thống đồng bộ các giải pháp. Các giải pháp đó được xây dựng trên cơ sở quán triệt sâu sắc về vấn đề phát triển con người toàn diện, về mối quan hệ biện chứng giữa

tồn tại xã hội và ý thức xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực hiện đúng mục tiêu xây dựng con người mới Việt Nam, mục tiêu đào tạo đại học mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pdf (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)