nhiệm vụ của chính bản thân đội ngũ này trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Sinh viên là một "giới xã hội năng động mà mục đích tồn tại của nó là việc đào tạo được tổ chức theo một chương trình nhất định đối với việc thực hiện các vai trò về nghề nghiệp và xã hội cao trong sản xuất vật chất và tinh thần" [46, tr. 55].
Sinh viên có chung một hoạt động cơ bản, đặc thù là học tập có tính nghiên cứu để dần trở thành một tầng lớp xã hội mới - tầng lớp trí thức trong tương lai. Đặc biệt, sinh viên có "vị trí kép" trong cơ cấu xã hội: vị trí, vai trò của thanh niên và của trí thức. Một mặt, họ là những thanh niên trong quá trình đang định hình về nhân cách, nhân cách đạo đức, là lực lượng xã hội đang hình thành và phát triển. Mặt khác, với tư cách sinh viên họ là nguồn dự trữ cơ bản để bổ sung vào đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động trí óc. Họ là nguồn nhân lực có chất lượng rất cao và rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị - xã hội.
Tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt tình, có trình độ nhận thức khá, nhạy bén nên sinh viên nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt với cái mới. Bác Hồ đã nhận xét, óc của những người tuổi trẻ sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Với đặc điểm này lên sinh viên là đối tượng được quan tâm hàng đầu của các đảng phái chính trị và các thế lực xã hội.
Trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn bộc lộ một số yếu kém về chất lượng
giáo dục, đào tạo, nhất là mặt đạo
đức, nhân cách của học sinh, sinh viên hiện nay. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: "Chất lượng đa số học sinh sinh viên còn yếu về kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, ngoại ngữ, thể lực và nhất là phẩm chất đạo đức" [10, tr. 20].
Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ sinh viên về nhận thức chính trị yếu, có xu hướng thực dụng, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, lười học, vi phạm
quy chế thi cử và một số tệ nạn xã hội khác. Vì thế việc giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa công tác "dạy người, dạy chữ và dạy nghề" trong đó "dạy người" là mục tiêu cao nhất để đào tạo ra chất lượng người trí thức mới phục vụ cho mục tiêu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một yêu cầu cấp bách.