Thực hiện các chương trình đảm bảo an ninh lương thực một cách hiệu quả

Một phần của tài liệu CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP CÁC NƯỚC ASEAN. (Trang 53 - 54)

VI. Chính sách nông nghiệp của các nước

a/ Thực hiện các chương trình đảm bảo an ninh lương thực một cách hiệu quả

ổn định giá bằng các công cụ tài chính.

•Tăng cường những chính sách thương mại và chính sách giá tác động vào khu vực nông thôn.Việc giảm các cản trở phi thuế quan đối với thị trường nông sản bao gồm cả việc hạn chế xuất các hàng có chất lượng thấp sẽ tạo điều kiện cho các hộ quy mô nhỏ có cơ hội tăng thu nhập. Việc tự do hoá thương mại đối với phân bón, các sản phẩm nông hoá, giống và tư nhân hoá các xí nghiệp giống và phân bón cũng là rất quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh, năng suất và hiệu quả trong khu vực nông nghiệp

•Tăng hiệu quả của công tác quản lý thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất trong nông nghiệp.

Việc cải cách chính sách trong khu vực nông nghiệp đã mang lại những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp tạo tiền đề cho ổn định chính trị và sự phát triển của toàn nền kinh tế, dưới sự giúp đỡ của IMF Indonesia đã ban hành những chính sách cải cách nông nghiệp cụ thể hơn. Trong đó bao gồm một số chính sách chủ yếu :

a/ Thực hiện các chương trình đảm bảo an ninh lương thực một cách hiệu quả quả

Ngay từ đầu tháng 7/1998, chính phủ Indonesia đã thực hiên một chương trình an ninh lương thực quốc gia, đây được coi là chương trình hoạt động đặc biệt. Theo chương trình này, các hộ được lựa chọn sẽ được mua 10 kg gạo/ tháng với giá ưu đãi 1000 rupi/kg, xấp xỉ 25 % giá trung bình trên thị trường. Những đánh giá về đói nghèo của Ban Kế hoạch hóa Gia đình được sử dụng để xã định những hộ được hưởng trợ cấp. Chính quyền địa phương sẽ dùng những đánh giá về đói nghèo để làm cơ sở xác đình hộ nghèo. Đến ngày 15/9/1998, trên 3 triệu hộ (khoảng 15 triệu người) được hưởng những trợ của chương trình.

Một thực tế cho thấy do hậu quả của cuộc khủng hoảng, số người đói còn rất nhiều. Do vậy đến cuối năm 1998, chương trình hoạt động đặc biệt được mở rộng cho khoảng 17 triệu gia đình, đặc biệt là những hộ thiếu lương lực trầm trọng ở các vùng nông thôn và các hộ đói ở thành thị không có nơi cư trú.

Thực hiện các chương trình an ninh lương thực trợ cấp đói nghèo sẽ ngày càng tạo gánh nặng cho chính phủ, và các hoạt động này không thể kéo dài. Vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương thực có thể thay đổi thông qua việc tăng cường sự cạnh tranh trong buôn bán lương thực, đảm bảo mức cung đầy đủ để các hộ đói nghèo có khả năng mua phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất. Chính phủ Indonesia đã loại bỏ sự độc quyền của BULOG trong việc buôn bán gạo, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào thị trường hàng lương thực thiết yếu. Khi có sự cạnh tranh, giá lương thực sẽ ngày càng cao và sẽ khuyến khích

người nông dân sản xuất lúa gạo và các hàng thực phẩm thiết yếu nhiều hơn. Tuy nhiên điều này cũng có thể làm giá tại chỗ giảm mạnh trong giai đoạn mùa vụ. Chính vì thế, trong việc cải cách vai trò của BULOG, Chính phủ Indonesia giao nhiệm vụ cho cơ quan này phải thực hiện thu mua thóc trong dân trong thời gian thu hoạch khi giá bị giảm mạnh.

Một phần của tài liệu CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP CÁC NƯỚC ASEAN. (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w