Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Một phần của tài liệu CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP CÁC NƯỚC ASEAN. (Trang 34 - 35)

VI. Chính sách nông nghiệp của các nước

1Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ

thử nghiệm, cho phép khu vực tư nhân nhập khẩu một số lượng nhỏ vào đầu năm 1999. Cơ quan lương thực Quốc gia (NFA) cũng đã đề ra kế hoạch khung để tư nhân hóa ngành kinh doanh gạo dựa trên chương trình nghị sự gồm 10 điều của tổng thống Estrada nhằm loại bỏ yếu tố độc quyền trong kinh doanh gạo. Điều luật mới đảm bảo sẽ không có một công ty nào có thể gây lũng đoạn thị trường nhằm trục lợi vì một đơn vị kinh doanh chỉ được phép nhập tối đa 15 nghìn tấn. Tuy vậy nhập khẩu gạo tư nhân gây một số khoản chi phụ khác khiến giá gạo tăng khoảng 0,5 pêsô/kg. Vì vậy, Philipin phải giảm thuế đánh vào gạo nhập khẩu.

Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu tất yếu sẽ tạo ra sự không bình đẳng, quan liêu và sự bất hiệu của trong việc phân bổ ngân sách nhà nước từ nhập khẩu. Với hạn ngạch nhập khẩu, sẽ có một số hàng nông sản có mức thuế (trong hạn ngạch) khá thấp, đồng thời cũng sẽ có những nông sản phải chịu mức thuế quan (ngoài hạn ngạch) cao (như đề cập ở trên). Bởi vì mức hạn ngạch sẽ thấp hơn nhiều so với nhu cầu nhập khẩu tại mức thuế hạn ngạch. việc mua bán hạn ngạch sẽ xảy ra, trừ khi hạn ngạch nhập khẩu được đem ra đấu thầu và được phân bổ trên cơ sở mức giá thầu cao nhất.

Ngoại trừ sự giảm giá đồng peso năm 1970 và sự tăng giá nhanh chóng vào giữa những năm 1970, chính phủ có rất ít sự can thiệp vào sản xuất và xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Biến động của Hệ số bảo hộ danh nghĩa(NPR)3 cho thấy các hàng hoá có khả năng xuất khẩu như sản phẩm dừa, chuối, dứa không có sự bảo hộ về giá (Bảng 3). Sự thay đổi theo các năm cũng cho thấy chính phủ cũng có một số cố gắng trong việc ổn định giá trong nước. Hệ số bảo vệ danh nghĩa rất thấp từ -4% đến -28% trong những năm 1970 là do sự giảm giá mạnh của đồng nội tệ và tác động của sự bùng nổ giá quốc tế . Tuy nhiên hệ số bảo vệ thấp trong những năm đầu 1980, mặc dù có sự giảm giá trên thị trường thế giới từ cuối thập kỷ 70, cho thấy những khó khăn để bảo hộ những người sản xuất các mặt hàng xuất khẩu do giá thế giới thấp.

Bảng 4. Biến động của Hệ số bảo hộ danh nghĩa (Nominal protection rate) của một số nông sản chủ yếu, 1970-1998 (%)

hàng 1970-79 1980-84 1985-89 1990-94 1995 1996 1997 1998 Gạo -4 -13 16 19 63 91 82 34 Ngô 24 26 67 76 104 54 96 72 Đường 5 42 154 81 91 93 66 99 Cùi dừa khô -17 -28 -6 0 0 0 0 0 Dầu dừa -4 -4 7 18 10 5 0 0

Một phần của tài liệu CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP CÁC NƯỚC ASEAN. (Trang 34 - 35)