tiễn tố tụng hành chính và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với Việt Nam
Như chúng ta đã biết, việc xét xử các tranh chấp hành chính tại toà án thực chất là việc kế thừa và nâng cao lên một bước việc giải quyết các khiếu nại hành chính của công dân đối với các QĐHC, HVHC trái pháp luật, thể hiện ở việc các tranh chấp hành chính được giải quyết bằng một hệ thống các cơ quan chuyên trách, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bằng một trình tự, thủ tục tư pháp chặt chẽ. Toà án nhân dân được giao nhiệm vụ xét xử các tranh chấp hành chính trên cơ sở quy định của pháp luật TTHC đã được gần 10 năm, đòi hỏi chúng ta phải nhận ra phần nào những quy định hợp lý, không hợp lý trong xây dựng và thực hiện pháp luật TTHC, đồng thời cũng phải xác định rõ hơn tính đặc thù của TTHC so với các tố tụng tư pháp khác. Khái quát những kinh nghiệm thực tiễn mà chúng ta đã thu nhận được trong những năm qua, trên cơ sở đó sửa đổi, huỷ bỏ những quy định không phù hợp, bổ sung những quy định còn thiếu, làm cho pháp luật TTHC phát huy hơn nữa vai trò của mình trên thực tế. Việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính bằng toà án phải thể hiện được tính hơn hẳn, bổ sung những khiếm khuyết của cơ chế giải quyết theo con đường hành chính, làm cho TTHC được nhanh nhạy, chính xác và có hiệu lực thi hành án cao. Do vậy, việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn hoạt động xét xử hành chính trong thời gian qua.
Vai trò của pháp luật TTHC ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố như: sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật mà còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, đó là những yếu tố con người, yếu tố cơ sở vật chất, nó phụ thuộc vào việc có lựa chọn được những người có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác xét xử hành chính hay không, đồng thời cũng phụ thuộc với ý thức pháp luật, thói quen của người dân, nên việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải có những bước đi, trình tự thích hợp, bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Xét xử hành chính là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới nó đã có lịch sử tồn tại gần hai trăm năm (điển hình là ở Pháp) và thực tiễn trên thế giới cũng tồn tại
nhiều mô hình xét xử hành chính khác nhau, nên có nhiều những kinh nghiệm khác nhau về hoạt động xét xử hành chính. Chính vì thế, việc vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài để nâng cao vai trò của pháp luật TTHC là cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải tiếp thu có chọn lọc những yếu tố hợp lý và vận dụng một cách thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đặc biệt là các kinh nghiệm về tổ chức cơ quan xét xử hành chính, quy định về thẩm quyền xét xử của toà án hành chính, điều kiện thủ tục khởi kiện VAHC tại toà án, quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các đương sự trong TTHC, bảo đảm thi hành án hành chính.