Những ưu điểm và hạn chế về hoạt động thực hiện pháp luật tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay ppt (Trang 56 - 60)

Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại được các văn bản dưới luật quy định như: Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiêp, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ - CP ngày 01/02/2001; Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1999 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự; Nghị định số 45/1998/NĐ - CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ; Nghị định số 75/2000/NĐ - CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực; Nghị định số 101/2001/NĐ - CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

Ngoài ra, quy định về các loại QĐHC, HVHC trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Tồ án cịn được quy định tại nhiều văn bản khác nhau (Xem phụ lục).

2.2.3. Những ưu điểm và hạn chế về hoạt động thực hiện pháp luật tố tụng hành chính chính

Ngay sau khi các văn bản pháp luật về TTHC có hiệu lực thi hành, Tồ hành chính đi vào hoạt động và đã được cả xã hội rất quan tâm. Các nhà khoa học chính trị pháp lý đánh giá đây là một bước phát triển của tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, có tác dụng tích cực đối với việc tuân thủ pháp luật và pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Qua gần mười năm hoạt động xét xử hành chính bước đầu đã phát huy tác dụng trong việc giải quyết các khiếu kiện của công dân, góp phần vào việc kiểm tra tính hợp pháp của các QĐHC, HVHC của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết được một số

lượng vụ việc, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan và tổ chức. Trong q trình giải quyết VAHC, Tồ án đã tạo điệu kiện để các bên thoả thuận và cơ quan hành chính có QĐHC trái pháp luật bị khiếu kiện tự kiểm tra, thu hồi, sửa đổi hoặc huỷ bỏ QĐHC của mình cho phù hợp và chấm dứt khiếu kiện trước khi Toà án mở phiên toà xét xử. Dưới đây là số liệu thống kê tình hình xét xử sơ thẩm án hành chính từ năm 1996 đến năm 2004:

Năm Tổng số thụ lý sơ thẩm

Giải quyết theo trình tự sơ thẩm Tỷ lệ giải quyết (%) 1996 36 17 47,2 1997 117 97 82,9 1998 327 201 61,5 1999 408 319 78,2 2000 539 419 77,7 2001 803 564 70,2 2002 1064 770 72,3 2003 786 86 2004 1172 1006 85,8

Bảng 2.2. Kết quả thụ lý và giải quyết theo trình tự sơ thẩm các vụ án hành chính từ 1996- 2004 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tồ án nhân dân từ năm1996 đến năm 2004)

Bên cạnh kết quả bước đầu đã đạt được, trong thực tiễn thực hiện pháp luật TTHC còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Hiện nay trên thực tế các khiếu kiện trong lĩnh vực hành chính rất nhiều (Theo báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2004 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khố 11, tính đến ngày 15/9/2004 ở 64 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và 22 bộ ngành, qua phân loại, xử lý cho thấy các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã nhận được 89.896 đơn khiếu nại [4, tr.8].) nhưng số người sử dụng quyền khởi kiện VAHC tại toà án rất hạn chế. Mặc dù, hàng năm TAND các cấp đã nhận được hàng ngàn đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp hành chính, nhưng hầu hết là khơng đủ điều kiện để

thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật, vì các lý do như: vụ việc khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tồ án, đã hết thời hiệu khởi kiện hoặc chưa qua thủ tục khiếu nại lần đầu, theo số liệu thống kê tình hình xét xử hành chính của ngành TAND thì số đơn khởi kiện mà Toà án thụ lý hàng năm không nhiều (xem bảng 2.2).

- Việc chấp hành nghĩa vụ trong tố tụng hành chính của một bộ phận Thẩm phán, cán bộ tồ án và cán bộ, cơng chức các CQNN có QĐHC, HVHC bị khiếu kiện cũng chưa tốt. Một số Toà án khi tiếp nhận giải quyết VAHC với thái độ dè dặt, có tâm lý ngại động chạm đến CQNN bị khởi kiện, có những vụ việc tuy thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết nhưng không khẩn trương cho thụ lý, hoặc nếu đã thụ lý rồi thì cũng chậm hồn chỉnh hồ sơ để đưa ra xét xử, có nhiều Tồ án cấp huyện tuy vụ việc thuộc thẩm quyền của mình, khơng thuộc trường hợp phải chuyển vụ án nhưng cũng tìm cách chuyển vụ án lên Toà án cấp tỉnh để giải quyết. Nhiều người có thẩm quyền trong CQNN có QĐHC, HVHC bị khởi kiện đến Toà án chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người bị kiện, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, nhiều người có tư cách đại diện cho CQNN bị khởi kiện thường không trực tiếp tham gia tố tụng mà chỉ cử cán bộ dưới quyền không đủ tư cách đại diện cho bên bị kiện tham gia tố tụng, gây khó khăn, cản trở cho việc giải quyết vụ án.

- Trong thời gian qua TAND các cấp đã thụ lý và giải quyết có hiệu quả, đúng pháp luật được nhiều VAHC thuộc thẩm quyền, số lượng vụ việc được giải quyết ngày càng tăng, trình độ chun mơn nghiệp vụ của Thẩm phán và cán bộ toà án ngày càng được nâng cao, hầu hết các vụ án được đưa ra xét xử đều bảo đảm đúng quy định của pháp luật về thời hiệu, thời hạn thụ lý, giải quyết vụ án, về trình tự thủ tục tố tụng, đúng pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử các VAHC còn để xảy ra các thiếu sót như: trả lại đơn kiện không đúng pháp luật, thụ lý vụ án không đúng thẩm quyền sau đó phải đình chỉ vụ án, nhiều vụ án để quá lâu mới thụ lý hoặc đưa ra xét xử, việc xác minh, thu thập, xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến đường lối giải quyết vụ án không đúng pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhìn chung, tiến độ giải quyết các VAHC của Tồ án các cấp chưa cao, cịn có một số vụ án để quá hạn luật định. Cụ thể là (số liệu dẫn theo Báo cáo tổng kết công tác ngành TAND từ năm 2000 đến năm 2004):

bảng 2.2).

- Đối với án phúc thẩm:

+ Năm 2000 các TAND cấp tỉnh thụ lý và giải quyết theo trình tự phúc thẩm là 123/147 vụ án, đạt tỷ lệ 83,6%; các Toà phúc thẩm TAND tối cao thụ lý và giải quyết 76/121 vụ án, đạt tỷ lệ 62,8%.

+ Năm 2001 các TAND cấp tỉnh thụ lý và giải quyết theo trình tự phúc thẩm là 172/230 vụ án, đạt tỷ lệ 74,7%; các Toà phúc thẩm TAND tối cao thụ lý và giải quyết 85/112 vụ án, đạt tỷ lệ 75,8%.

+ Năm 2002 các TAND cấp tỉnh thụ lý và giải quyết theo trình tự phúc thẩm là 321/376 vụ án, đạt tỷ lệ 85,3%; các Toà phúc thẩm TAND tối cao thụ lý và giải quyết 64/124 vụ án, đạt tỷ lệ 51,6%.

+ Năm 2003 các Toà án cấp phúc thẩm giải quyết 439 vụ án, đạt tỷ lệ 86%.

+ Năm 2004 các Toà án cấp phúc thẩm giải quyết 498/552 vụ án, đạt tỷ lệ 90,2%. Bên cạnh đó, chất lượng giải quyết các VAHC cũng chưa bảo đảm, tỷ lệ án bị kháng cáo, kháng nghị nhiều, số lượng các vụ án bị huỷ, cải sửa theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cao. Tình hình trên được phản ánh qua số liệu thống kê theo Báo cáo tổng kết công tác ngành TAND trong các năm 2000-2004 (trừ năm 2003, do số liệu không được thống kê cụ thể):

+ Năm 2000: các TAND cấp tỉnh xét xử phúc thẩm 123 vụ, trong đó sửa bản án sơ thẩm 25 vụ (20,3%), huỷ bản án sơ thẩm 16 vụ (13%); các toà phúc thẩm TAND tối cao xét xử phúc thẩm 76 vụ, trong đó sửa bản án sơ thẩm 13 vụ (17,1%), huỷ bản án sơ thẩm 15 vụ (19,7%); TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm 25 vụ, trong đó huỷ bản án 9 vụ (36%), sửa bản án 15 vụ (60%).

+ Năm 2001: các TAND cấp tỉnh xét xử phúc thẩm 172 vụ, trong đó sửa bản án sơ thẩm 32 vụ (18,6%), huỷ bản án sơ thẩm 27 vụ (15,7%); các toà phúc thẩm TAND tối cao xét xử phúc thẩm 85 vụ, trong đó sửa bản án sơ thẩm 13 vụ (15,2%), huỷ bản án sơ thẩm 13 vụ (15,2%); các TAND cấp tỉnh xét xử giám đốc thẩm 02 vụ, trong đó huỷ án 01 vụ (50%), sửa án 01 vụ (50%); TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm 19 vụ, trong đó huỷ bản án 05 vụ (26,3%), sửa bản án 13 vụ (68,4%).

+ Năm 2002: các TAND cấp tỉnh xét xử phúc thẩm 321 vụ, trong đó sửa bản án sơ thẩm 75 vụ (23,4%), huỷ bản án sơ thẩm 42 vụ (13,1%); các toà phúc thẩm TAND tối cao

xét xử phúc thẩm 64 vụ, trong đó sửa bản án sơ thẩm 11 vụ (17,1%), huỷ bản án sơ thẩm 06 vụ (9,3%); các TAND cấp tỉnh xét xử giám đốc thẩm 01 vụ, trong đó huỷ án 01vụ (100%); TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm 24 vụ, trong đó huỷ bản án 10 vụ (41,7%), sửa bản án 9 vụ (37,5%).

+ Năm 2004: tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ là 3,22%, bị sửa là 5,97%. Tỷ lệ các bản án, quyết định phúc thẩm bị huỷ là 0,45%, bị sửa là 0,85%.

Như vậy, kể từ khi các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC được ban hành và có hiệu lực thi hành, thực trạng thực hiện pháp luật TTHC ở nước ta cho thấy:

- Trong thời gian qua, pháp luật TTHC đã bước đầu thể hiện tốt vai trị của mình đối với việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của cơng dân và góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Số lượng cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng pháp luật TTHC để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tăng dần qua từng năm, cho thấy hoạt động thực hiện pháp luật TTHC ngày càng thể hiện tốt hơn vai trị của pháp luật tố tụng hành chính trong cuộc sống.

- Khảo sát hoạt động thực hiện pháp luật TTHC thông qua hoạt động xét xử hành chính của tịa án cho thấy chất lượng xét xử đã từng bước được nâng cao, nhưng nhìn chung, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay. Đây là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc hoạt động thực hiện pháp luật TTHC thể hiện vai trị của pháp luật tố tụng hành chính trên thực tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay ppt (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)