TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam (Trang 32)

2.2.1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH

Theo Thông tư số 12/2006/TT–BTNMT, chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH. Là người được hưởng lợi từ quá trình sản xuất, kinh doanh, chủ nguồn thải cũng chính là người phải chịu trách nhiệm đối với những vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình đó. So với quy chế quản lý CTNH thì Thông tư 12 đã quy định cụ thể và chi tiết hơn rất nhiều về trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH. Ngoài việc phải làm thủ tục để được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, chủ nguồn thải còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

Một là: Thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có).

Hai là: Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH, chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn.

Phòng ngừa là hoạt động được tiến hành từ khi chưa có CTNH phát sinh trên thực tế. Các chủ thải phải có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế đến mức tối thiểu CTNH có thể phát sinh. Đây được coi là hoạt động đầu tiên trong quy trình quản lý CTNH.

Giảm thiểu được xác định là hoạt động làm giảm tới mức tối thiểu lượng CTNH sinh ra. Các chủ thải có thể thực hiện việc giảm thiểu thông qua các các hoạt động: thay đổi công nghệ sản xuất, áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại, tái chế chất thải sinh ra, phân tích vòng đời sản phẩm…

Ba là: Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; bố trí nơi lưu giữ tạm thời CTNH an toàn; đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau: Tên CTNH, mã CTNH theo danh mục CTNH; mô tả về các nguy cơ do CTNH có thể gây ra…

Việc dán nhãn có chứa đựng các thông tin trên lên dụng cụ chứa CTNH nhằm mục đích tránh nhầm lẫn các loại, nhóm chất thải trong quá trình xử lý, tiêu hủy. Bởi, mỗi loại CTNH có đặc tính độc hại riêng và tương ứng với nó, phải có cách xử lý riêng. Ngoài ra, việc quy định dán mác trên còn có tác dụng cảnh báo những chủ thể xung quanh về nguy cơ gây hại của loại chất thải này và việc ghi tên, địa chỉ của chủ nguồn thải còn có ý nghĩa xác định nguồn gốc sản sinh ra CTNH, chủ thể có trách nhiệm đối với những thiệt hại do chúng gây ra.

Bốn là: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý CTNH. Bởi, khi sự cố đó chưa hoặc không xảy ra thì nó đã được trù liệu từ trước kèm theo những phương án xử lý thích hợp. Vì vậy, khi có sự cố xảy ra trên thực tế thì việc khắc phục sẽ được triển khai nhanh chóng.

Năm là: Khi không có đủ khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH của mình thì chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy CTNH đã được cấp Giấy phép quản lý CTNH có địa bàn hoạt động phù

hợp. Chủ nguồn thải phải thống nhất với chủ vận chuyển, xử lý, tiêu hủy để khai đầy đủ vào chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy đã ký và các quy định trong giấy phép quản lý CTNH của chủ vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.

Sáu là: Chỉ chuyển giao cho chủ vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH theo đúng nội dung Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xử lý, tiêu hủy và chứng từ đã khai.

Quản lý CTNH là một hoạt động phức tạp, cần có những người có chuyên môn về lĩnh vực này đảm nhận để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động. Do đó, pháp luật đã quy định chủ nguồn thải có trách nhiệm phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, đã được đào tạo, tập huấn về quản lý CTNH để thực hiện việc phân loại, quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố tại cơ sở. Nếu không đủ năng lực phân loại và quản lý CTNH thì phải hợp đồng với đơn vị tư vấn về môi trường để được hỗ trợ kỹ thuật.

Một điểm khác biệt nữa giữa quy chế quản lý CTNH và Thông tư 12 mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là những quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy ở nước ngoài . Vấn đề này chưa được đề cập đến trong quy chế, nhưng lại được quy định rất cụ thể ở Thông tư 12. Theo quy định tại mục 1.12 phần IV của Thông tư, chủ nguồn thải phải phối hợp với chủ vận chuyển, chủ xử lý và tiêu hủy (ở nước ngoài) để tuân thủ các quy định của công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy bằng cách gửi đầy đủ thông tin về chuyến hàng dự kiến đến Cục Bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chủ nguồn thải chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và quá trình đó luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam; yêu cầu chủ vận chuyển xuyên biên giới lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới theo hướng dẫn của Thông tư. Nếu không tuân thủ những quy định trên, chủ nguồn thải phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hành vi của mình. Như vậy, quy định

trên một mặt bảo đảm việc tuân thủ Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, mặt khác giúp chủ nguồn thải ý thức hơn được trách nhiệm của mình. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, pháp luật quy định chủ nguồn thải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương và địa phương. Định kỳ 06 tháng 1 lần, chủ nguồn thải có nghĩa vụ lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH gửi Sở Tài nguyên và Môi trường. Toàn bộ chứng từ CTNH đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan đều được chủ nguồn thải lưu trữ với thời hạn 05 năm để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Như vậy, bằng những quy định cụ thể và nghiêm ngặt, pháp luật đã buộc chủ nguồn thải CTNH phải có trách nhiệm đối với phần chất thải phát sinh tại cơ sở của mình. Những quy định này vừa tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý CTNH, vừa góp phần làm tăng độ tin cậy cho những đối tác ký hợp đồng liên quan đến quản lý CTNH với chủ nguồn thải.

2.2.2. Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH

Vận chuyển CTNH được hiểu là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, tiêu hủy. Theo quy định của Thông tư số 12, chủ vận chuyển là tổ chức, các nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời CTNH.

Khác với các loại hình vận chuyển khác như: vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa… vận chuyển CTNH là loại hình vận chuyển với đối tượng là chất thải có khả năng gây hại rất lớn, nên quá trình vận chuyển này phải tuân thủ những quy định riêng. Thông tư đã có hẳn một mục riêng quy định về điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH. Theo đó, các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì mới được phép tiến hành vận chuyển CTNH.

Ngoài việc làm thủ tục để được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH và thông báo nội dung của Giấy phép quản lý CTNH cho UBND cấp huyện và cấp xã nơi có cơ sở vận chuyển, chủ vận chuyển phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

Thứ nhất: Thực hiện đúng các nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ giấy tờ tương đương theo luật định; thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH.

Thứ hai: Chỉ thu gom, vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH từ chủ nguồn thải hoặc chủ vận chuyển thứ nhất (nếu là chủ vận chuyển thứ 2) và chuyển giao cho chủ vận chuyển thứ 2 (nếu là chủ vận chuyển thứ nhất) hoặc chủ xử lý, tiêu hủy theo đúng nội dung đã khai trong chứng từ bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và trên địa bàn hoạt động được quy định trong giấy phép quản lý CTNH. Ngoài ra, chỉ được phép chuyển giao CTNH tối đa giữa 02 chủ vận chuyển, nghiêm cấm chuyển giao cho chủ vận chuyển thứ ba. Nếu vi phạm những quy định trên, chủ vận chuyển sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Thứ ba: Chỉ vận chuyển theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông. Như vậy, nhận thức được mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển CTNH nên pháp luật đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa sự cố, bảo đảm an toàn ở mọi lúc, mọi nơi, tránh trường hợp rủi ro do CTNH phát tán ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

Ngoài những trách nhiệm cơ bản trên, trong trường hợp vận chuyển xuyên biên giới CTNH, chủ vận chuyển phải: Phối hợp với chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài) để tuân thủ quy định của công ước Basel, hỗ trợ cho chủ nguồn thải trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy ở nước ngoài; Chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo pháp luật Việt Nam; Lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới và phải gửi 02 bộ hồ sơ vận chuyển cho chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải và Cục Bảo vệ môi trường sau khi có xác nhận việc tiếp nhận CTNH của chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài). Nếu nhận vận chuyển bất hợp pháp khi chưa có sự đồng

ý của Cục Bảo vệ môi trường thì chủ vận chuyển phải chịu trách nhiệm liên đới và bị xử lý theo pháp luật.

2.2.3. Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Theo quy định của Thông tư 12, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH để thực hiện việc lưu giữ tạm thời, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu hủy CTNH. Ngoài việc phải làm thủ tục để được cấp giấy phép quản lý CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH còn phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

Một là: Thực hiện đúng nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH.

Hai là: Chỉ được phép ký hợp đồng xử lý, tiêu hủy CTNH với các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động được phép theo quy định trong giấy phép quản lý CTNH và chỉ tiếp nhận xử lý, tiêu hủy số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ đã thống nhất khai và các quy định trong giấy phép quản lý CTNH.

Ba là: Trường hợp chủ xử lý, tiêu hủy đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề vận chuyển thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển theo quy định pháp luật và phải làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc giấy phép hành nghề vận chuyển.

Để thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH, pháp luật còn quy định chủ xử lý và tiêu hủy chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường Trung ương, địa phương. Ngoài ra, chủ thể này có nghĩa vụ: lưu trữ toàn bộ chứng từ, tài liệu, hồ sơ trong thời hạn 05 năm; định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên theo đúng kế hoạch dào tạo; triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và khi chấm dứt hoạt động phải thông báo bằng văn bản và nộp lại giấy phép cho CQCP. Một yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể trên nữa, đó là họ phải thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố và các kế hoạch về an toàn lao động và bảo

vệ sức khỏe; hoàn thành những công việc còn tồn đọng, bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Đối với các loại CTNH đặc thù như chất thải rắn nguy hại, chất thải y tế nguy hại, ngoài việc tuân thủ những quy định chung ở trên, các chủ thể có liên quan phải tuân thủ sự hướng dẫn của những văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề đó. Ví dụ: Nghị định số 59/2007/NĐ–CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn và Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ–BYT ngày 30/11/2007.

Các quy định pháp luật về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến quản lý CTNH nêu trên cho thấy, so với quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ–TTg, nội dung của Thông tư 12 quy định về vấn đề này rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trách nhiệm của các chủ thể trong từng công đoạn quản lý CTNH rất cao. Song song với quá trình đó luôn có sự xuất hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bằng việc định ra các chuẩn mực xử sự, pháp luật buộc các chủ thể có trách nhiệm với hoạt động của mình cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những quy định này đã gây khó khăn cho các chủ thể trên. Bởi, khi thực hiện đúng những quy định đó thì bản thân các chủ thể này cũng được lợi, họ không phải chịu những chế tài do hành vi trái pháp luật gây ra. Hơn nữa, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình quản lý CTNH như: họ có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký và hoàn thiện các điều kiện hành nghề… Ngoài ra, còn rất nhiều những quy định khác của pháp luật với tính chất mở đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động quản lý CTNH.

2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý CTNH

Để các quy định pháp luật về quản lý CTNH được đưa vào áp dụng triệt để trên thực tế và thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước, rất cần đến những yếu tố: Sự quản lý Nhà nước, ý thức trách nhiệm của các chủ thể liên quan trực tiếp đến quản lý CTNH và những yếu tố khác. Trong đó, sự nhận thức về vai trò trách

nhiệm và ý thức tự giác thực hiện của các chủ thể liên quan trực tiếp đến quản lý CTNH là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất. Do đó, chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác, phổ biến kiến thức về quản

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w