9 Tóm tắt các phát hiện chính và các gợi ý đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và các
9.1.1 Loại giống nuôi 55
Các hộ chăn nuôi gà chủ yếu sử dụng các giống địa phương đối với hệ thống chăn nuôi gà thịt (51%) và các giống ngoại đối với hệ thống chăn nuôi gà đẻ (74%). Việc lựa chọn giống cho chăn nuôi gà thịt chịu ảnh hưởng bởi quy mô, với các hộ lớn hơn có xu hướng nuôi giống ngoại (52%) nhiều hơn trong khi các giống địa phương chủ yếu được nuôi bởi các hộ quy mô nhỏ (67%). Nhìn chung, những hộ nuôi giống gà địa phương thường có số lứa nuôi một năm ít hơn đáng kể bởi do thời gian nuôi 1 lứa đối với giống địa phương lâu hơn nhiều so với 2 loại giống còn lại.
Đối với chăn nuôi lợn, giống lai là giống lợn con phổ biến nhất được mua để chăn nuôi lợn thịt (55% số hộ), tiếp theo là giống ngoại (31%) và cuối cùng là các giống địa phương. Các hộở miền Nam và hộ quy mô lớn hơn có xu hướng mua nhiều hơn lợn con giống ngoại và mua ít lợn giống lai để chăn nuôi so với các hộ miền bắc và hộ quy mô nhỏ hơn, có thể là do năng suất của giống ngoại cao hơn.
9.1.2 Đa dạng hóa
Khi quy mô chăn nuôi tăng, các hộ có xu hướng chuyên môn hóa vào sản phẩm chăn nuôi chính của mình, thể hiện qua tỷ lệ của doanh thu từ hoạt động chăn nuôi chính trong tổng doanh thu chăn nuôi và trong tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng lên theo quy mô.
Các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ hơn có xu hướng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chăn nuôi, một số hộ tự ấp con giống. Ngược lại, các hộ quy mô lớn hơn lại có xu hướng tập trung chăn nuôi một loại gà từ con giống mua được.
Đối với chăn nuôi lợn, quy mô càng lớn, hộ càng có xu hướng tham gia nhiều hơn vào chăn nuôi lợn nái (với tỷ lệ 94%, 88% và 67% tương ứng đối với nhóm quy mô lớn, trung bình và nhỏ). Không giống trường hợp chăn nuôi gà, các hộ nuôi lợn quy mô lớn hơn không chỉ có xu hướng nuôi lợn nái để tự sản xuất giống mà còn mua thêm lợn con nhiều
hơn. Có ít hơn các hộ quy mô lớn tham gia vào hệ thống chăn nuôi chỉ hoàn toàn dựa vào việc mua lợn con, với tỷ lệ 18% so với 31% ở nhóm trung bình và 37% ở nhóm nhỏ.
9.1.3 Cơ sở hạ tầng chăn nuôi
Các hộ chăn nuôi lớn hơn thường có cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi tốt hơn hộ nhỏ, thể hiện qua việc sử dụng máy cho ăn tựđộng, máy cho uống nước tựđộng, các hệ thống sưởi và làm mát, kho chứa thức ăn riêng và máy trộn thức ăn. Các hộ lớn cũng có xu hướng sử dụng và kết hợp các loại hệ thống sưởi và làm mát hiện đại hơn, áp dụng các biện pháp đặc biệt để phòng chống dịch bệnh, mua thuốc bên ngoài và tự làm các dịch vụ thú y.
9.1.4 Chi phí con giống và giá bán sản phẩm
Đối với các hộ chăn nuôi gà, không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô chăn nuôi về chi phí trên một đầu con giống, nhưng giá bán sản phẩm thì lại có sự khác biệt thống kê. Gà giống địa phương được bán với giá cao hơn về mặt thống kê ở mức 54,5 nghìn đồng/kg so với mức giá chung là 44,1 nghìn đồng/kg, và giá trung bình của gà giống ngoại và giống lai là khoảng 35 nghìn đồng/kg. Giá bán của các hộ quy mô nhỏ cao hơn về mặt thống kê, do gà giống địa phương được nuôi nhiều ở nhóm hộ này, và giá bán ở miền Nam (41,5 nghìn đồng/kg) thấp hơn so với ở miền Bắc (47,5 nghìn đồng/kg). Đối với các hộ chăn nuôi lợn, chi phí giống trung bình là 58 nghìn đồng/kg, nhưng cao hơn về mặt thống kê ở các hộ quy mô lớn (77 nghìn đồng/kg) - là những hộ thường chăn nuôi giống lợn ngoại nhiều hơn. Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các hộ theo quy mô xét theo giá bán trên 1 kg lợn thịt, mặc dù giá này cao hơn ở miền Nam (34 nghìn đồng/kg) so với miền Bắc (30 nghìn đồng/kg).
9.2 Đầu vào chăn nuôi, các kênh cung cấp và phân phối
9.2.1 Giá mua thức ăn chăn nuôi
Đối với các hộ chăn nuôi được điều tra, dường như có sự khác biệt nhỏ trong giá mua thức ăn thô (cám, ngô, gạo tấm) giữa các vùng cũng như giữa các quy mô chăn nuôi, trừ trường hợp giá cám gạo ở miền Bắc đắt hơn so với miền Nam. Giá mua thức ăn công nghiệp biến động theo sản phẩm (như dựđoán) và theo vùng, và cả theo quy mô đối với hộ chăn nuôi gà mua thức ăn hỗn hợp. Giá mua trung bình của cả thức ăn hỗn hợp và đậm đặc cho chăn nuôi gà thịt nhìn chung cao hơn so với thức ăn cho gà đẻ. Giá mua trung bình của thức ăn hỗn hợp cho cả gà thịt và gà đẻ thấp hơn về mặt thống kê đối với các hộ chăn nuôi lớn so với hộ trung bình và nhỏ. Giá mua thức ăn đậm đặc không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô hộ.
Theo vùng, giá mua thức ăn hỗn hợp cho lợn nái ở miền Bắc cao hơn ở miền Nam (10,74 nghìn đồng so với 8,65 nghìn đồng/kg). Tương tự như vậy, các hộ miền Bắc cũng phải mua thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho lợn thịt với giá cao hơn. Cả hai sự khác biệt theo vùng này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Các loại thức ăn khác ở các tỉnh miền Bắc dường như cũng có giá cao hơn, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Giá mua đối với tất cả các loại thức ăn không có sự khác biệt về mặt thống kê khi xét theo quy mô chăn nuôi của hộ.
9.2.2 Lựa chọn thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Trong các hộ được điều tra, thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài nhìn chung được ưa chuộng hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa, với hơn 90%
số hộđược hỏi lựa chọn thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc mang nhãn hiệu nước ngoài. Các hộ chăn nuôi cho biết mối quan tâm chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn là chất lượng và năng suất. Nhìn chung, giá thức ăn của doanh nghiệp nước ngoài và nội địa không có sự khác biệt về mặt thống kê (trừ trường hợp thức ăn hỗn hợp cho gà thịt), mặc dù một vài loại thức ăn nhãn hiệu nước ngoài dường như có giá cao hơn so với nhãn hiệu nội địa
9.2.3 Tiếp cận và sử dụng tín dụng
Có nhiều hộ quy mô lớn có vay vốn để chăn nuôi, và các khoản vay này chủ yếu từ các ngân hàng quốc doanh nhiều hơn là từ các nguồn tư nhân. Kết quả này ngụ ý một vài hạn chế của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ do hạn chế/thiếu tiếp cận với các nguồn vay này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hộ quy mô nhỏ cho biết họ không có nhu cầu vay vốn chăn nuôi.
9.2.4 Cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Phần lớn thức ăn công nghiệp của hộđược mua từ các thương nhân địa phương, tiếp theo là từ các thương nhân trong huyện. Các hộ miền Nam và hộ quy mô lớn hơn có xu hướng tiếp cận trực tiếp với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và các công ty/ cá nhân có hợp đồng nhiều hơn. Phát hiện này phù hợp với các kết quả từ cuộc điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ, với việc chỉ ra một số hình thức cung cấp trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất cho các hộ quy mô lớn. Trong cuộc điều tra các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trả lời rằng họ có cung cấp thức ăn trực tiếp cho các hộ quy mô nhỏ, tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào từ cuộc điều tra hộ chăn nuôi. Điều này có thể là do cuộc điều tra được thực hiện ở những khu vực không quá xa xôi - nơi mà các hộ chăn nuôi có thể tiếp cận dễ dàng với rất nhiều nguồn cung cấp thức ăn công nghiệp.
9.2.5 Phân phối sản phẩm
Nhìn chung, các thương nhân địa phương dường như là khách hàng quan trọng nhất của các hộ chăn nuôi với khoảng 60% doanh thu của hộ từ đối tượng này. Những người giết mổ/chế biến thịt là khách hàng quan trọng thứ hai của các hộ chăn nuôi lợn, nhưng lại đóng vai trò nhỏ nhất đối với các hộ chăn nuôi gà. Kênh phân phối cũng có một vài điểm khác biệt theo vùng. Các thương nhân địa phương mua khoảng 60% sản phẩm của các hộ chăn nuôi gà ở cả miền Bắc và miền Nam, nhưng đối với các hộ chăn nuôi lợn, tỷ lệ bán cho thương nhân địa phương ở miền Bắc lại nhỏ hơn miền Nam (33,2% so với 71,2%). Theo quy mô chăn nuôi, quy mô càng lớn thì tỷ lệ doanh thu bán sản phẩm cho các thương nhân địa phương càng thấp và tỷ lệ bán cho các thương nhân bên ngoài ở các tỉnh/ vùng khác càng cao, đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, các thương nhân địa phương dường như vẫn là khách hàng quan trọng nhất đối với cả 3 nhóm quy mô hộ, với tỷ lệ khoảng 50% ở nhóm lớn. Đối với chăn nuôi lợn, người giết mổ/chế biến thịt là khách hàng quan trọng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ hơn, với tỷ lệ 17,7% doanh thu ở các hộ nhỏ, 14,9% ở nhóm trung bình và chỉ 6,5% ở nhóm quy mô lớn bán cho đối tượng này.
9.2.6 Hình thức hợp đồng chăn nuôi
Nhìn chung, các hộ chăn nuôi gà tham gia vào hình thức hợp đồng chính thức nhiều hơn so với các hộ chăn nuôi lợn, với tỷ lệ 17,2% so với 10%. Đối với chăn nuôi gà, một tỷ lệ lớn hơn các hộ nuôi gà đẻ tham gia vào hợp đồng chính thức so với các hộ nuôi gà thịt. Hợp đồng chính thức có hình thức phổ biến nhất là cung cấp thức ăn. Đối với hộ có tham
gia hợp đồng chính thức, có hơn 1/2 hộ chăn nuôi gà và ¾ hộ chăn nuôi lợn tham gia dưới dạng hợp đồng cung cấp thức ăn. Khoảng ¼ trong tất cả các hộ, đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn, có hợp đồng phi chính thức (cũng chủ yếu dưới hình thức cung cấp thức ăn).
Theo quy mô, rõ ràng là các hộ quy mô lớn hơn có xu hướng tham gia hợp đồng nhiều hơn so với các hộ quy mô nhỏ, đối với cả hợp đồng chính thức và phi chính thức, trừ trường hợp chăn nuôi gà đẻ - trong đó các hộ quy mô nhỏ hơn dường như tham gia nhiều hơn vào hình thức hợp đồng phi chính thức so với các hộ quy mô lớn. Đối với chăn nuôi gà thịt, chỉ có các hộ lớn tham gia vào hình thức hợp đồng chính thức (39%). Đối với hộ chăn nuôi lợn có hợp đồng, tất cả các hộ nhỏ trong đó đều tham gia vào hợp đồng chăn nuôi lợn thịt, trong khi nhóm hộ quy mô trung bình có hợp đồng dưới dạng cung cấp thức ăn.
9.3 Chi phí chăn nuôi và doanh thu
9.3.1 Tỷ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí sản xuất
Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi và tỷ trọng này đối với chăn nuôi gà thấp hơn so với chăn nuôi lợn (78,6% so với 83%). Theo quy mô chăn nuôi, tỷ lệ của chi phí thức ăn trong tổng chi phí cao hơn ở nhóm hộ quy mô nhỏ so với hai nhóm quy mô lớn hơn (với tỷ lệ 78% so với 72%). Sự khác biệt về tỷ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí có ý nghĩa thống kê giữa nhóm quy mô nhỏ và lớn cũng như giữa nhóm trung bình và lớn ở mức 5%.
Thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng chi phí thức ăn so với thức ăn thô (khoảng 60% so với 20% đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn), và tỷ lệ này ở miền Nam cao hơn miền Bắc, có thể là do thức ăn công nghiệp được sử dụng phổ biến hơn ở miền Nam. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, sự khác biệt giữa hai vùng trong tỷ lệ chi phí thức ăn thô (ví dụ ngô, gạo, cám…) cao hơn về mặt thống kê ở miền Bắc, nhưng thấp hơn về mặt thống kê ở miền Bắc khi xét đến tỷ trọng thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp và đậm đặc).
Quy mô chăn nuôi càng lớn, tỷ trọng chi phí cho thức ăn thô của hộ càng thấp trong khi tỷ trọng chi phí cho thức ăn công nghiệp càng cao, đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Cụ thể, tỷ trọng chi phí của thức ăn công nghiệp trong tổng chi phí sản xuất có xu hướng tăng theo quy mô của hộ chăn nuôi lợn (47% đối với hộ quy mô nhỏ, 64% đối với hộ trung bình và 72% đối với hộ quy mô lớn). Tỷ trọng chi phí thức ăn công nghiệp có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nhóm hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn ở mức ý nghĩa 10%, nhưng không có sự khác biệt trong chi phí thức ăn thô. Đối với trường hợp chăn nuôi gà, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vùng xét đến cả tỷ trọng chi phí thức ăn thô và chi phí thức ăn công nghiệp, và giữa các quy mô chăn nuôi gà thịt: tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô chăn nuôi gà đẻ.
9.3.2 Đóng góp của chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp
Tỷ trọng của doanh thu từ hộ chăn nuôi gà trong tổng doanh thu chăn nuôi nhỏ hơn so với các hộ chăn nuôi lợn, với tỷ lệ 77% so với 92%. Tương tự, tỷ trọng của doanh thu chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi gà thấp hơn so với các hộ chăn nuôi lợn (88% so với 93%). Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi gà có xu hướng đa dạng hóa sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác cũng như các hoạt động nông nghiệp khác so với các hộ chăn nuôi lợn.
Theo quy mô chăn nuôi, tỷ trọng của sản phẩm chăn nuôi chính trong tổng doanh thu chăn nuôi và tỷ trọng của doanh thu chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp tăng từ các nhóm hộ quy mô nhỏ đến nhóm quy mô lớn, chứng tỏ rằng khi quy mô chăn nuôi tăng các hộ có xu hướng chuyên môn hóa chăn nuôi một loại vật nuôi chính. Những sự khác biệt này cao hơn về mặt thống kê ở nhóm quy mô lớn hơn, đối với tất cả các loại hình chăn nuôi: gà thịt, gà đẻ và lợn.
9.4 Sử dụng thức ăn chăn nuôi
Nhìn chung, đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn, hình thức chỉ dùng thức ăn hỗn hợp phổ biến hơn ở miền Nam, và ở những hộ quy mô lớn. Thậm chí đối với những hộ cho ăn kết hợp cả thức ăn trộn và thức ăn hỗn hợp, vẫn có một tỷ lệ cao hơn thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc trong thành phần trộn khi quy mô tăng lên, chứng tỏ rằng các hộ quy mô lớn hơn có xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp nhiều hơn. Việc sử dụng thức ăn được thảo luận chi tiết hơn trong các phần dưới đây.
Tổng quan về việc sử dụng thức ăn của các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn được trình bày trong Bảng 48 và 49. Các bảng này đưa ra khối lượng thức ăn trên một đầu con một ngày, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, chi phí thức ăn một ngày, và chi phí thức ăn trên 1 kg thịt tăng trọng.
9.4.1 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi gà
Phần lớn hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi gà ở cả 3 giai đoạn chăn nuôi, tuy nhiên, tỷ lệ nhìn chung có xu hướng giảm từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 (90%, 61% và 51% đối với gà thịt và 82%, 80% và 74% đối với gà đẻ). Có nhiều hộ chăn nuôi gà thịt ở miền Nam sử dụng thức ăn hỗn hợp hơn so với miền Bắc ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi. Ngược lại, đối với chăn nuôi gà đẻ, có nhiều hộở miền Bắc hơn sử dụng thức ăn hỗn hợp