Những giải pháp đổi mới giáo dục của

Một phần của tài liệu lịch sử giáo dục An Giang (Trang 47)

3. Giáodục An Giang từn ăm1975 đến năm1986

1.4.Những giải pháp đổi mới giáo dục của

Giang:

1.4.1. Giai đoạn 1986 – 1991:

Những quan điểm, biện pháp đổi mới sâu rộng, toàn diện về giáo dục của Đảng được An Giang tiếp nhận và thực hiện sáng tạo, có kết quả .

Quán triệt chủ trương đổi mới của Trung ương, hội nhập với công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của cả nước, Tỉnh Đảng bộ lãnh đạo công cuộc đổi mới giáo dục ở An Giang, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền An Giang được thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:

Trước hết, Tỉnh ủy An Giang vạch ra phương hướng cơ bản phát triển sự nghiệp giáo dục: “Quyết tâm đổi mới cách nghĩ, cách làm phù hợp nhằm tưng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tỉnh nhà, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới”(BCH Đảng bộ tỉnh An Giang, 1986)

Từ tư tưởng cơ bản nêu trên, Tỉnh ủy An Giang lãnh đạo thực hiện một số biện pháp cụ thể, nhằm đưa giáo dục của tỉnh vượt qua những khó khăn của cả nước và địa phương để phát triển vững chắc.

Về giáo dục phổ thông: Biện pháp xoá ca 3 là kết hợp nhà nước, nhân dân trong việc xây dựng trường học. Để đảm bảo chất lượng, học sinh từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông phải qua kỳ thi tuyển. Việc xây dựng trường trung học phổ thông do ngân sách thị xã, huyện đầu tư, kể cả trang thiết bị bên trong. Nơi nào gặp khó khăn về ngân sách, tỉnh sẽ tạm thời hỗ trợ. Ở vùng thường bị ngập nước trong mùa lũ, trường sở được xây dựng khá kiên cố ở những nơi cao ráo.

Việc phát triển giáo dục mầm non “phải xuất phát từ yêu cầu và khả năng mà tính toán hợp lý”. Nơi nào có nhu cầu thì trích quĩ phúc lợi để xây dựng mới nhà trẻ, lớp mẫu giáo và trang trải mọi kinh phí hoạt động; chế độ ăn của trẻ phải do cha mẹ trẻ đong góp là chính. Chủ trương phát triển giáo dục mầm non không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với con người kể từ lúc ấu thơ, mà còn giúp cho cha mẹ của trẻ yên tâm lao động sản xuất.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hoá: từng bước phổ cập tiểu học, tiến hành xoá mù chữ, vì ở An Giang tình trạng thanh thiếu niên bỏ học, bị tái mù chữ diễn ra khá phổ biến nhất là ở các vùng dân tộc, vùng biên giới. Thanh thiếu niên trong vùng biên giới còn sớm tham gia nhiều hoạt động buôn bán không hợp pháp, dẫn tới tệ nạn xã hội và phạm pháp. Vì vậy nâng cao trình độ dân trí qua phong trào bổ túc văn hóa là điều cần thiết.

Tổ chức trường học không chính qui dành cho những học sinh trung học cơ sở thi không đậu vào trung học phổ thông công lập. Đây là việc làm rất cần thiết để thu hút các em đến truờng học, vì ở lứa tuổi đó các em rất dễ bị sa ngã khi lang thang bên ngoài trường học. Việc đóng học phí của học sinh là cách thể hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. Chủ trương này phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh học sinh - những người muốn cho con em mình đươc tiếp tục học hành.

Ngân sách nhà nước không bao cấp đối với trường dạy nghề, vì vậy, phải có biện pháp hợp lý để phát triển loại trường này, nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề kết hợp bổ túc văn hóa cho học sinh không có điều kiện học trung học phổ thông hoặc vào đại học.

Biện pháp chính để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo là “ đổi mới một bước quan trọng về tổ chức quản lý, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, khơi dậy tính năng động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục”

Quan điểm này đã được nêu rõ trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Song, việc thể hiện cụ thể cho phù hợp với điều kiện địa phương đòi hỏi phải có sự sáng tạo. An Giang đã tiến hành các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo giáo viên; đổi mới phong cách quản lý giáo dục; tinh giảm biên chế nhưng vẫn bảo đảm tính hiệu quả trong công tác; chấn chỉnh bộ máy tổ chức; giáo viên chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục và đào tạo học sinh. Riêng đối với giáo viên, “cần bãi bỏ những việc làm không cần thiết trước đây như phải ghi chép quá nhiều loại hồ sơ theo dõi hàng ngày và những việc làm không thiết thực khác,dành thời gian cao nhất cho giáo viên tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy”. Công tác thanh tra giáo dục phải được tiến hành thường xuyên và có hiệu lực. Thực hiện tốt việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường và xã hội. Những biện pháp này được quán triệt trong cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo của ngành giáo dục và các ngành khác liên quan, được thấu suốt trong giáo viên, học sinh và trong các bậc phụ huynh để mọi người cùng quyết tâm thực hiện. Vì vậy, những buổi thảo luận trao đổi thường được tổ chức cho các đối tượng trên.

Ty và các Phòng Giáo dục chịu trách nhiệm tòan bộ hệ thống giáo dục phổ thông và mầm non trong tỉnh về chương trình, nội dung, phưong pháp dạy học, chất lượng giáo dục,tổ chức, kế hoạch phát triển trường lớp. Các cấp chính quyền chịu trách nhiệm

quản lý các mặt: xây dựng,bảo quản trường lớp, kinh phí, lương bổng, lãnh đạo chính trị tư tưởng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của giáo viên. Các trường vừa học vừa làm, trung tâm dạy nghề của huyện do cơ quan chức năng huyện quản lý. Sự phân cấp quản lý vừa qui định trách nhiệm cho mỗi cơ quan có liên quan, vừa huy động sự hỗ trợ giúp đỡ nhau để hoàn thành công tác giáo dục của tỉnh nhà.

Đảng bộ An Giang chỉ rõ “nhân tố có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục là tăng cường hơn nữa sự lãnh đaọ của các cấp ủy Đảng”. Để đảm bảo tốt việc thực hiện nguyên tăc nầy, Tỉnh ủy chỉ thị cho các cấp ủy Đảng “theo dõi sát tình hình giáo dục ở cấp mình, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổng kết rút kinh nghiệm năm học cũ và vạch ra phương hướng cho năm học mới. Chú ý lãnh đạo quần chúng, đề cao vị trí xã hội của giáo viên và chăm sóc đời sống tinh thần cho giáo viên”.

Phát huy vai trò của Ban Tuyên giáo và bộ phận Văn Xã của Ủy ban Nhân dân các cấp, Tỉnh ủy qui định: Phó Chủ tịch phụ trách Văn Xã các cấp phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục của Đảng và chính quyền tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục; Ban Tuyên giáo theo dõi việc bảo đảm quan điểm, tư tưởng trong giáo dục; Ban Văn Xã, các Sở, Phòng chỉ đạo trực tiếp mọi công việc giáo dục; tháo gỡ những vướng mắc chung quanh việc phát triển Đảng viên trong ngành giáo dục. Tỉnh ủy chỉ thị các cấp ủy Đảng đẩy mạnh công tác phát triển Đảng ở trường học nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng vững chắc trong ngành giáo dục.

Trong hoàn cảnh hiện nay việc phát triển sự nghiệp giáo dục phải thực hiện đồng thời với kế hoạch hoá dân số gia đình. Vì vậy, Tỉnh ủy chỉ thị ngành giáo dục phải tham gia tích cực vào việc giáo dục, tuyên truyền, vận động thực hiện kế hoạch hoá dân số và gia đình. Trong công tác này, giáo viên phải gương mẫu, ai vi phạm bị xử lý kỹ luật với các hình thức từ phê bình cảnh cáo đến hạ bậc lương, cho thôi việc.

Từ năm 1990, Bộ Giáo dục sáp nhập với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này tạo“ những điều kiện thuận lợi để quản lý và xây dựng một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ bậc học thấp nhất đến bậc học cao nhất” (Trần Hồng Quân, 1995).

Vận hành theo những chủ trương đường lối trên, ngành giáo dục An Giang đạt được nhiều thành tựu, vượt qua tình trạng khủng hoảng, điều đó cho thấy chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, tạo nền tảng để thúc đẩy quá trình đổi mới nhanh hơn nữa.

Chuyển biến rõ rệt nhất trong giai đoạn 1986 – 1991 là sự đổi mới tư duy trong giáo dục. Tư tưởng bao cấp vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ, phong cách, phương pháp công tác của cán bộ các ngành, các cấp, trong đó có cán bộ giáo dục. Mọi việc đều trông chờ vào nhà nước - từ xây dựng trường sở, đến việc tạo các điều kiện học tập của học sinh. Sự đóng góp của nhà nước vào sự nghiệp giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cấp chính quyền, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Đây là yêu cầu cần thiết, song không phải vì thế mà mọi người ỷ lại vào nhà nước. Việc thực hiện một cách “ bình quân chủ nghĩa” trong giáo dục (như miễn học phí cho tất cả học sinh) cũng như tư tưởng “thành phần chủ nghĩa” không tạo điều kiện, khuyến khích cho tất cả học sinh học tập tốt. Đương nhiên trong điều kiện trước mắt việc tạo điều kiện cho con em nhân dân lao động, những gia đình có công với cách mạng, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa là hợp lý. Điều này thể hiện tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thể hiện

tính chất nhân dân, quan điểm giai cấp của giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Song không vì vậy mà rơi vào những thiếu sót nêu trên.

Điều nguy hại hơn là tư tưởng bao cấp thâm nhập vào phương pháp dạy và học, làm sai lệch mục tiêu, nội dung, tinh thần của giáo dục xã hội chủ nghĩa không phát huy việc dạy, học thông minh, sáng tạo của thầy và trò. Cải tiến đổi mới hệ thống giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tuy khó nhưng có bộ phận khoa học, chuyên môn đảm trách; việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực phải do giáo viên và học sinh thực hiện với tinh thần thực sự cách mạng.Việc nầy chưa làm được nhiều trong năm năm đầu của công cược đổi mới, cần được phát huy ở các giai đoạn sau.

Nhũng tiến bộ trong 5 năm 1986 – 1991 cho thấy Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI hoàn toàn đúng đắn và khi đi vào cuộc sống trở thành sức mạnh to lớn trên các lĩnh vực, trong đó có mặt trận giáo dục. Thành tựu trong năm năm này là cơ sở để giáo dục An Giang phát triển ở giai đoạn 1991 – 1996 và những năm sau đó, đồng thời cũng đòi hỏi phải phấn đấu hơn nữa để khắc phục thiếu sót, yếu kém.

1.4.2. Giai đoạn 1991 – 1996:

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII được Tỉnh Đảng bộ và chính quyền An Giang tiếp nhận và thực hiện sáng tạo. Tổng kết sự nghiệp giáo dục trong năm năm 1986 – 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định những thành tựu đạt được và những kinh nghiệm để phát huy ưu điểm và khắc phục sai lầm, yếu kém, tiếp tục đưa giáo dục phát triển trong việc hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 1991 – 1996.

Quán triệt trong nhận thức và hành động Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, Tỉnh uỷ và chính quyền An Giang đưa ngành giáo dục tiếp tục đạt những thành tựu mới, khắc phục các mặt thiếu sót yếu kém. Các chủ trương biện pháp đã đề ra trong những năm trước đó cũng được thực hiện tốt hơn, phù hợp với tình hình và yêu cầu đổi mới của cả nước và địa phương.

Một cách cụ thể, Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện các công tác trọng tâm sau đây:

Hệ thống trường lớp được sắp xếp hợp lý, ổn định, phát triển đa dạng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội điạ phương. Thành lập các trường dân lập, bán công, trường trẻ em khuyết tật, trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường chuyên lớp chọn.

Giáo dục mầm non tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, tập trung cho lớp mẫu giáo 5 tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu bước vào bậc tiểu học. Hình thành các trường mẫu giáo trọng điểm ở các huyện, thị để làm mẫu mực cho các trường khác.

Đẩy mạnh công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học để nâng lên mặt bằng đân trí, bởi vì lúc nầy ở An Giang có “ 90.000 thiếu niên trong độ tuổi đi học còn mù chữ, công tác phổ cập giáo dục tiến triển chậm, ti lệ học sinh lưu ban bỏ học còn cao nhất là ở bậc tiểu học, ở vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc” (BCH Đảng bộ tỉnh An Giang, 1991) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề phát triển chậm, cơ sở vật chất một số trường lớp còn nghèo, đang xuống cấp, phương tiện và thiết bị dạy học thiếu thốn, lạc hậu, chất lượng giáo dục thấp. Vì vậy, cần phải nhanh chóng khắc phục những khiếm khuyết trên, tổ chức tốt qui trình xoá bao cấp trong giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, hình thành trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh. Từng bước phát triển các trung tâm dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ ở các huyện thị. Sáp nhập trường trung học sư phạm và cao đẳng sư phạm thành trường cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học.

Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm tràn lan, việc giáo viên buôn bán ở trong lớp, cần phải vận động đẩy lùi dần việc phụ đạo băt buộc ngoài giờ.

Những về đổi mới giáo dục được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở An Giang với quyết tâm đạt được những thành tựu cao hơn trong lĩnh vực này, có tác động quan trọng đến sự phát triển chung của cả nước và của tỉnh nhà. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước không chỉ là việc vạch ra phương hướng, biện pháp cụ thể mà còn tiến hành đấu tranh chống những luận điệu sai lầm, phản động và huy động sự đóng góp của nhân dân trong tỉnh.

Việc đổi mới giáo dục, cũng như đổi mới đất nước nói chung đòi hỏi quyết tâm cách mạng, sáng tạo, trước hết là đổi mới tư duy để đạt được những sự chuyển biến to lớn, vững chắc.

2. Việc thực hiện quan điểm, chủ trương đổi mới thể hiện trên các mặt giáo dục:

Vận dụng quan điểm đổi mới về giáo dục, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang triển khai một cách sáng tạo nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên các mặt công tác, cụ thể: xoá mù chữ, phát triển giáo dục mầm non, trung học, đào tạo nghề, cao đẳng, đại học, tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, công tác tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Những thành tích này khẳng định bước tiến quan trọng của giáo dục An Giang, chuyển động theo cùng với công cuộc đổi mới chung của đất nước dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang. Các thành tựu về giáo dục ở An Giang thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:

2.1. Xoá nạn mù chữ, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học: 2.1.1. Tích cực xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học:

Lãnh đạo tỉnh An Giang đã thành lập Ban chỉ đạo Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học từ tỉnh, huyện, thị xã, thị trấn đến phường xã với sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể cũng hành động. Đây là việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho “nhân dân được học hành, no ấm”; cũng là việc hiện thực hoá chủ trương xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Một phần của tài liệu lịch sử giáo dục An Giang (Trang 47)