Giáodục An Giang giai đoạn 1981 – 1986

Một phần của tài liệu lịch sử giáo dục An Giang (Trang 30)

3. Giáodục An Giang từn ăm1975 đến năm1986

3.3.Giáodục An Giang giai đoạn 1981 – 1986

Do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, giáo dục An Giang trong giai đoạn này gặp không ít khó khăn và cố gắng vượt lên.

Trong những năm 1981 – 1986, đất nước còn rơi vào tình hình khủng hoảng kinh tế – tài chính, nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân thấp kém... An Giang cũng trong tình trạng chung như vậy. Tuy nhiên, Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân vẫn chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1981, Ban Bí thư ban hành Thông báo số 13-TB/TƯ “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức, cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, lưu học sinh công tác học tập ở ngoài nước”. Trong việc đưa người ra nước ngoài công tác và học tập, Ban Bí thư lưu ý: “cần hết sức chú trọng và chuẩn bị

chu đáo từ trong nước về các mặt: tổ chức, giáo dục tư tưởng…, và có sự phân công cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về loai đối tượng nào và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp. Cần nghiên cứu và ban hành sớm một số qui chế chính sách chế độ cụ thể có tính pháp qui để hình thành dần thể chế quản lý đối với với những người ra công tác học tập ngoài nước”

Ngày 7 tháng 9 năm 1981, Ban Bí thư ban hành chỉ thị số 115-CT/TƯ “Về việc đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa cho cán bộ và thanh niên ưu tú” quyết định một số chủ trương và biện pháp lớn về công tác bổ túc văn hóa cho cán bộ và thanh niên ưu tú. Trước hết là “nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa, sớm tiến tới phổ cập trình độ phổ thông trung học cho cán bộ các cấp từ 45 tuổi trở xuống và thanh niên ưu tú”. Những việc cần khẩn trương thực hiện là: sớm xây dựng qui hoạch bổ túc văn hóa cho cán bộ và thanh niên ưu tú, tổ chức thực hiện tốt qui hoạch đó; củng cố mở rộng hệ thống trường lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ và thanh niên ưu tú; tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bổ túc văn hóa; ngành giáo dục phải tiếp tục cải tiến chương trình nội dung, phương pháp dạy học; xác định rõ nghĩa vụ học tập và có chế độ chính sách khuyến khích cán bộ, thanh niên học tập; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của các ngành các cấp”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV ngày 28.12.1981 xác định “tiếp tục phát triển hợp lý sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thực hiện từng bước việc cải cách giáo dục và tích cực nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Phát triển mạnh mẽ phong trào bổ túc văn hóa nhất là ở miền Nam. Sắp xếp lại qui mô và hệ thống trường đào tạo cho phù hợp với yêu cầu và khả năng kinh tế, bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo. Tổ chức tốt các trường học tham gia sản xuất, làm ra của cải cho xã hội”

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982) do Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày, về giáo dục đã xác định việc “xây dựng nền văn hóa mới, con người mới là sự nghiệp mang nội dung toàn diện. Trong đó hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học và trên đại học có tầm quan trọng hàng đầu”. Về mục tiêu giáo dục, Đại hội xác định “toàn bộ cố gắng của sự nghiệp giáo dục phải thấu suốt mục tiêu đào tạo nên những con người mới, những người lao động làm chủ tập thể, thiết tha yêu nước và có tinh thần vô sản quốc tế trong sáng. Phải bảo đảm cho thế hệ trẻ dần dần làm chủ được kho tàng văn hóa, kiến thức của loài người, biến được kiến thức thành niềm tin thành thế giới quan và phương pháp tư duy khoa học, từ đó trang bị cho con người khả năng suy nghĩ sáng tạo và hành động đúng đắn phù hợp với lý tưởng cao cả của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và luôn đứng vững trên lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại hội cho rằng “việc thực hiện mục tiêu giáo dục đòi hỏi cố gắng và công sức của toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo của toàn Đảng, tổ chức tốt sự phối hợp giữa các ngành của chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhà trường gia đình xã hội, đó là điều kiện cơ bản để thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục”

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V ngày 27.3.1982 về giáo dục đã nhấn mạnh đến việc “thực hiện cải cách giáo dục

một cách tích cực, vững chắc phù hợp với khả năng kinh tế, chú trọng đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở vùng núi và vùng Đồng bằng sông Cửu Long bước theo kịp các vùng khác. Củng cố và phát triển giáo dục mầm non, từng bước phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở bằng nhiều hình thức học tập. Có chính sách thỏa đáng để xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cải tiến công tác quản lý giáo dục. hết sức coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Gắn chặt hơn nữa giáo dục với nghiên cứu khoa học, kĩ thuật với sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Tổ chức tốt việc nhà trường tham gia lao động sản xuất, ra sức phát triển phong trào bổ túc văn hóa. Nắm vững phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong sự nghiệp phát triển giáo dục, kết hợp chặt chẽ nhà trường, gia đình với xã hội để thực hiện thắng lợi Cải cách giáo dục.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ khoa học, kĩ thuật và cán bộ quản lý kinh tế, cân đối và đồng bộ, hợp với yêu cầu cách mạng trong chặng đường hiện nay và sắp tới. sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, kết hợp tốt giữa đào tạo và lao động sản xuất. Xác định qui mô đào tạo hợp lý, mơ rộng công tác đào tạo tại chức, đào tạo cán bộ cho khu vực kinh tế tập thể. Bồi dưỡng cán bộ chuyên môn đã tốt nghiệp các cấp, nhất là đào tạo trên và sau đại học. Có biện pháp thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng công nhân và cán bộ dân tộc ít người. kiểm kê vầ bố trí lại đọi ngũ cán bộ chuyên môn hiện có, để sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.

Sắp xếp lại các trường, lớp dạy nghề của các Bộ, các địa phương và các cơ sở, cải tiến công tác tuyên sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Xác định qui mô đào tạo công nhân hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, rất chú trọng việc đào tạo công nhân kĩ thuật có tay nghề cao…

Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 14-CT/TƯ “Về việc tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ” đề ra các biện pháp giáo dục tryền thống cách mạng cho hé hệ trẻ. Ban Bí thư Trung ương quyết định:

- Các cơ quan tuyên truyền, thông tin, báo chí, văn hóa giáo dục và các ngành hữu quan… phải có chương trình giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên gắn liền với giáo dục chính trị, tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan…

- Muốn cho việc giáo dục truyền thống có hiệu quả, phải có nhiêu phương pháp và hình thức sinh động thích hợp với từng lớp người, từng lứa tuổi, hoàn cảnh sinh hoạt và công tác. Cần sử dụng tốt hơn các phương tiện thông tin, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, bảo tàng, tham quan, du lịch… Vậy là, toàn xã hội tham gia vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Ngày 22 tháng 10 năm 1983, Ban Bí thư ban hành chỉ thị số 25-CT/TƯ “Về việc cải cách giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng”. Chỉ thị vạch ra những thành tựu, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, xác định rõ mục đích của việc giáo dục chính trị, soạn sách giáo khoa chuẩn về giáo dục lý luận chính tri cho các trường đại học, cao đẳng

Trong bản Báo cáo trình Hội nghi lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ở phần phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã hội năm 1984 và mức phấn đấu năm 1985, về giáo dục, bản Báo cáo đề xuất các nhiệm vụ cụ thể như sau “nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục phổ thông, bảo đảm đầy dủ sách giáo khoa cho học sinh. Tăng cường công tác bổ túc văn hóa, thực hiện phổ cập cấp II cho cán bộ đương chức, tiếp tục xóa nạn mù chữ, tiến tới phổ cập cấp I cho nhân dân, sắp xếp lại mạng lưới các trường trung học, đại học và công nhân kĩ thuật, ổn định qui mô tuyển sinh hợp lý, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, phân phối sử dụng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng vùng, chú trọng đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lý kinh tế cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp cao su, cà phê, chè …cán bộ điều tra khảo sát thiết kế thăm dò khai thác khoáng sản, cơ khí, hóa chất vật liệu xây dựng và giáo viên cấp I phục vụ cải cách giáo dục.

Trong giai đoạn này, về cơ bản ngành giáo dục An Giang tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục và hoàn thành nhiều công việc theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục.

Trước hết, Đảng bộ An Giang xác định những nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn 1981 – 1986 để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Nhiều biện pháp được thực hiện. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết về Cải cách giáo dục của Bộ Chính trị (1979). Tăng cường công tác quản lý giáo dục, phối hợp với các ngành khác để tạo sức mạnh tổng hợp cho công tác phát triển giáo dục, đào tạo một cách toàn diện.

Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy về công tác giáo dục năm 1981 – 1982, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề ra những biện pháp cụ thể để ngành giáo dục và chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo công tác giáo dục và huy động sự ủng hộ của nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Một cách khái quát, có thể nhận thấy chủ trương của tỉnh là tập trung vào việc phân cấp quản lý giáo dục. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Tỉnh tập trung đầu tư, xây dựng kế hoạch giáo dục và quản lý các trường trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hoá tập trung của tỉnh, các trường sư phạm, trường dạy nghề, trường đào tạo cán bộ quản lý giáo dục.

Huyện trực tiếp đầu tư xây dựng kế hoạch giáo dục và quản lý các trường mẫu giáo, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hoá huyện. Đối với giáo dục tiểu học xã có trách nhiệm quản lý, chăm sóc giáo viên, tu sửa trường lớp.

Ty Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo giáo viên các hệ, cán bộ quản lý giáo dục, điều động bố trí, thu nhận và cho thôi việc giáo viên.

Những biện pháp trên nêu lên sự phân công rõ ràng giữa các cấp để tập trung lực lượng phát triển giáo dục trên các mặt – cơ sở vật chất, quản lý giáo dục và đào tạo bồi dưỡng giáo viên, của tất cả các loại trường phổ thông dạy nghề, các cấp học. v. v……

Ngày 11.3.1983 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang khoá III thông qua Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ cho những năm 1983-1985. Nhiệm vụ của ngành giáo dục được xác định như sau :

Về giáo dục phổ thông các cấp, nhất là trung học cơ sở phải phát triển trường lớp và giáo viên. Đến năm 1985 sẽ có 70% trẻ ở độ tuổi đi học được đến trường, tiến tới phổ cập tiểu học. Ở vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc công tác giáo dục cần được đặc biệt quan tâm. Kiên quyết khắc phục tình trạng dạy 3 ca/ngày ở một số trường. Ở vùng đồng bào dân tộc Chăm, Khmer cần có chương trình dạy chữ dân tộc cùng với chữ phổ thông. Trường trung học phổ thông được đầu tư xây dựng ở các huyện chưa có loại trường này hoặc ở các vùng liên xã có đông dân. Trường trung học phổ thông vừa học vừa làm được xây dựng ở các huyện, thị xã.

Tiếp tục phát triển phong trào bổ túc văn hóa, đặc biệt đối với vấn đề tiêu chuẩn hóa cán bộ. Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý từ cấp huyện trở lên cần có chương trình, kế hoạch để năm 1985 đạt được trình độ văn hóa trung học cơ sở và nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật.

Mở trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề theo yêu cầu qui hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân, cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật cho ngành.

Xây dựng, mở rộng trường sở, đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên, đăc biệt chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, trình độ chính trị, đạo đức cách mạng, chăm sóc đời sống vật chất tinh thần của giáo viên.

Bảo đảm thực hiện nội dung, chương trình thi cử thống nhất.

Đẩy mạnh hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong trong các trường học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện quyền làm chủ tập thể của giáo viên.

Kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc chăm lo các mặt học tập ở nhà trường được tốt hơn.

Đẩy mạnh giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, nhiệt tình lao động xã hội chủ nghĩa của tuổi trẻ.

Đẩy mạnh giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, đạo dức cách mạng, tinh thần yêu nước, nhiệt tình lao động .

Hết sức quan tâm đến con em gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng.

Công tác tuyển sinh cần phải làm đúng theo yêu cầu chung về qui hoạch cán bộ, chú ý chất lượng.

Để làm tốt các công tác trên, Tỉnh ủy đề ra phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Lãnh đạo Tỉnh luôn nhắc nhở rằng huy động sức dân

là cách tốt nhất giúp cho giáo dục và đào tạo An Giang phát triển. Điều đó thể hiện việc quán triệt tư tưởng “ xã hội hóa giáo dục” của Đảng.

Nhìn chung, trong 10 năm sau ngày đất nước được thống nhất cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối giáo dục của Đảng đã phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Đây là một cơ sở thuân lợi cho việc triển khai công tác giáo dục đào tạo.

Trong năm học 1980 – 1981, số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông là 208 với 5.093 lớp học; đến năm học 1982 – 1983 con số tăng lên 226 trường với 6.050 lớp. Riêng số trường trung học phổ thông tăng từ 10 lên 12 trường. Nhìn chung, số

trường lớp có tăng lên, nhưng tăng chậm:

Bảng 1.6: Trường, lớp học phổ thông những năm 1980 – 1983 Trường học (trường) Lớp học (lớp) Bậc học Bậc học Trường, lớp Năm học Tổng số PTCS PTTH Tổng số PTCS PTTH 1980-1981 1981-1982 1982-1983 208 211 226 198 201 214 10 10 12 5.093 5.622

Một phần của tài liệu lịch sử giáo dục An Giang (Trang 30)