II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHỌN GIỐNG BẮP LAI VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008
1. Về kết quả quả điều tra khảo sát hiện trạng kỹ thuật canh tác bắp lai:
- Mô hình canh tác bắp lai vụ Đông Xuân 2008 ở huyện Tân Châu phong phú tạo nên sự đa dạng hóa cơ cấu cây trồng như lúa - lúa - bắp, đậu - lúa - bắp, rau - rau - bắp, mè - đậu - bắp v.v…
- Mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai ở các địa phương khác nhau, vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 cao hơn vụ Thu Đông 2008. Mức độ này thường cao hơn so với mức khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác bắp lai ở An Giang; nhất là lượng giống gieo trồng, liều lượng phân bón, số lần phun thuốc và số lần tưới nước.
- Có sự chênh lệch nhiều về năng suất bắp lai giữa các vùng sản xuất khác nhau trong huyện Tân Châu.
- Chi phí sản xuất và thu nhập sản xuất bắp lai thay đổi nhiều giữa các hộ nông dân và giữa các địa phương, từ đó mức lợi nhuận cũng khác nhau.
2. Kết quả khảo nghiệm tính thích nghi của 06 giống bắp lai trong vụ Đông Xuân năm 2008 – 2009 ở huyện Tân Châu cho thấy các giống bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và chống chịu tốt đối với một số sâu bệnh chính là V 2002, V 98-2, CS 121, V 118 và AGM 1.
II. ĐỀ NGHỊ
1. Sản xuất thử các giống bắp lai triển vọng V 2002, V 98-2, CS 121, V 118, AGM 1 vụ Đông Xuân ở Huyện Tân Châu trong cơ cấu luân canh với lúa các loại hoa màu. Tiếp tục thí nghiệm các giống bắp lai triển vọng ở các vùng sản xuất khác.
2. Thí nghiệm về kỹ thuật canh tác (mật độ, phân bón...) đối với các giống bắp triển vọng. 3. Nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác các giống bắp lai mới có hiệu quả cao.