I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH TÁC BẮP LAI VỤĐÔNG XUÂN 2008-2009 CỦA NÔNG DÂN HUYỆN
2. Kỹ thuật canh tác bắp la
Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai của nông dân vụ Thu Đông năm 2008 ở một số địa phương huyện Tân Châu, tỉnh An Giang như sau (Bảng 7):
- Lượng giống gieo sạ trung bình 35 kg bắp giống mỗi ha, mức độ khác biệt lượng giống gieo sạ giữa các địa phương từ 31 - 40 kg.ha-1.
- Liều lượng bón phân đạm (N) trung bình 202 kg.ha-1, mức độ biến động liều lượng phân đạm giữa các địa phương từ 184 - 230 kg.ha-1.
- Liều lượng bón phân lân (P2O5) trung bình 57 kg.ha-1, mức độ biến động liều lượng phân lân giữa các địa phương từ 41 - 72 kg.ha-1.
- Liều lượng bón phân kali (K2O) trung bình 38 kg.ha-1, mức độ biến động liều lượng phân kali giữa các địa phương từ 25 - 51 kg.ha-1.
- Số lần bón phân trung bình 5 lần mỗi vụ, mức độ khác biệt số lần bón phân giữa các địa phương từ 5 - 6 lần mỗi vụ.
- Số lần tưới nước trung bình 9 lần mỗi vụ, mức độ khác biệt số lần tưới nước giữa các địa phương từ 8 - 10 lần mỗi vụ.
- Số lần phun thuốc trung bình 7 lần mỗi vụ, mức độ khác biệt số lần phun thuốc giữa các địa phương từ 6 - 8 lần mỗi vụ.
Kết quả trình bày ở trên cho thấy mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai ở các địa phương khác nhau. Mức độ này thường cao hơn so với mức khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác bắp lai ở An Giang.
Mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai ở Vụ Đông Xuân cao so với vụ Thu Đông về lượng giống, phân bón, số lần tưới nước, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.
Bảng 7. Mức độ đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai của nông dân vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
Mật độ gieo Phân bón Bón phân Tưới nước Phun thuốc N P2O5 K2O Đơn vị kg.ha-1 kg.ha-1 lần lần lần Long Phú 35 205 65 51 6 10 7 Phú Vĩnh 40 230 50 28 5 8 8 Châu Phong 32 187 72 46 5 8 6 Vĩnh Hòa 31 184 41 25 5 8 6 TB 35 202 57 38 5 9 7
Số nông dân gieo trồng ở mật độ 15-20 kg.ha-1 chiếm trung bình 28 %. Gieo trồng ở mật độ dày trên 20 kg.ha-1 chiếm 72 %: trong đó từ 21 - 25 kg.ha-1 (chiếm 18 %), 26 - 30 kg.ha-1 (chiếm 34 %) và 31 - 40 kg.ha-1 (chiếm 20 %) (Bảng 8).
Khoảng cách gieo trồng phổ biến là: Hàng cách hàng: 70 - 85 cm. Cây cách cây: 20 - 40 cm. Mỗi hốc: 2 cây.
Số nông dân bón phân đạm (N) ở liều lượng 120 - 150 kg.ha-1 chiếm trung bình 21 %. Bón phân đạm ở liều lượng trên 150 kg.ha-1 chiếm 79 %: trong đó từ 151 - 180 kg.ha-1 chiếm 41 %, 181 - 250 kg.ha-1 chiếm 27 % và 251 - 346 kg.ha-1 chiếm 12 %) (Bảng 9).
Kết quả này cho thấy nông dân có khuynh hướng gieo trồng bắp với số lượng hạt giống lớn, liều lượng phân đạm cao hơn so với mức khuyến cáo.
Bảng 8. Tỉ lệ nông dân sử dụng liều lượng giống bắp lai gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (đơn vị: %)
Lượng giống gieo trồng (kg.ha-1)
Đơn vị 15 - 20 21 - 25 26 -30 31 - 35 Long Phú 39 17 24 20 Phú Vĩnh 21 20 35 24 Châu Phong 23 18 38 21 Vĩnh Hòa 29 15 40 16 TB 28 18 34 20
Bảng 9. Tỉ lệ nông dân sử dụng liều lượng phân đạm bón cho bắp lai vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (đơn vị: %)
Liều lượng phân đạm (kg.ha-1)
Đơn vị 120 -150 151 - 180 181 - 250 251 - 346 Long Phú 14 45 31 10 Phú Vĩnh 17 37 29 17 Châu Phong 24 40 28 8 Vĩnh Hòa 30 41 18 11 TB 21 41 27 12