Ứng dụng của các nghành công nghệ cao mới khác trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC (Trang 59 - 60)

thuật, phương thức trao đổi và hệ thống mã hoá phân biệt và thống nhất, hệ thống mạng máy tính cho khoa học và công nghệ trong nông nghiệp dựa trên hệ thống dữ liệu chung và mạng điện thoại; xây dựng các ngân hàng dữ liệu dồi dào về tri thức khoa học và công nghệ nông nghiệp, thu thập và xử lí dữ liệu nông nghiệp, và phát triển hệ thống quản lý thông tin máy tính nông nghiệp và hệ thống hỗ trợ xây dựng chính sách.

4. ứng dụng của các nghành công nghệ cao mới khác trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp

Chúng ta cần đẩy nhanh việc ứng dụng những công nghệ cao mới. Trong khi chú trọng vào ứng dụng công nghệ sinh học và thông tin, chúng ta cũng cần nỗ lực thúc đẩy nhanh ứng dụng của các công nghệ khác nữa như: hải dương học, hàng không học và vũ trụ học, công nghệ nguyên tử và công nghệ tên lửa điều khiển từ xa. Cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để có những giải pháp cho các vấn đề nông nghiệp.

Cần ưu tiên cho các lĩnh vực sau: lai tạo giống trong vũ trụ, công nghệ tạo giống bằng bức xạ nguyên tử, tập trung chủ yếu vào việc áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến và những công nghệ hoá học trong nông nghiệp và phát triển phân bón tổng hợp, các nông cụ tiên tiến, các thiết bị xấy và lưu kho và các máy móc chế biến nông phẩm.

Cần hỗ trợ việc ứng dụng khoa học vật liệu trong nông nghiệp, đặc biệt là phát triển những nguyên liệu phân tử duy trì độ ẩm và nhiệt độ, màng nhựa sử dụng trong nông nghiệp, các vật liệu nông nghiệp có nhiều chức năng và chi phí thấp. Cần cố gắng tăng cường ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, nâng cao trình độ kỹ thuật quản lý và giám sát nguồn lực nông nghiệp, hệ thống dự báo và báo động thiên tai nông nghiệp, hệ thống giám sát và dự báo tăng trưởng cây trồng và công thức khoa học của phân bón và những sản phẩm phục vụ nông nghiệp khác và cách sử dụng chúng.

Đồng thời cũng cần đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá công nghệ sinh học trong nông nghiệp và những công nghệ cao khác và thúc đẩy quá trình cơ khí hoá các nhà máy sản xuất sử dụng các công nghệ cũ hoặc tương đối cũ để biến chúng thành các lực lượng sản xuất thông qua công nghiệp hoá. Hoặc trang bị những công nghệ mới hiện đại hoặc phát triển các sản phẩm mới hiện đại dựa trên việc nghiên cứu tính thực tiễn của các công nghệ đó.

Cần ưu tiên hỗ trợ phát triển các loại thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học và những loại vật tư khác, nghiên cứu các loại vắc-xin dựa trên gen động vật, nghiên cứu công nghệ tổng hợp đạm sinh học, nghiên cứu cấy ghép mô cho động vật trong nước, phát triển công nghệ sản xuất và chế biến công nghiệp loại trừ virus sản phẩm nông nghiệp như hoa quả, hoa tươi, cây thuốc, chè và nấm, phát triển các sản phẩm dựa trên biến đổi gen và các công nghệ sản xuất lớn, và thử nghiệm ứng dụng những giống cây, giống con biến đổi gen mới. Những mục tiêu mong muốn là: xây dựng 8-10 công nghệ sinh học có giá trị thực tiễn cao và 8-10 loài biến đổi gen, phát triển 3 loại thuốc trừ sâu sinh học biến đổi gen mới và 3 loại phân bón sinh học biến đổi gen mới, chế ra 4-5 loại vắc xin sinh học mới, xây dựng từ 6-8 trung tâm thực nghiệm cho việc nghiên cứu trên cây trồng những giống mới kháng virus, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất công nghiệp và nhân giống, trồng thử một số loài (giống) mới và áp dụng trong sản xuất đại trà, xây dựng các khu thí nghiệm để phát triển các sản phẩm bằng công nghệ nuôi cấy tế bào, và phổ biến ứng dụng những giống thực vật chuyển hoá gen mới và sản xuất công nghiệp các giống đó.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC (Trang 59 - 60)