Kết quả phân tích quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng cà phê tiêu thụ tại hai Thành phố

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRONG NƯỚC TẠI HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)

I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH

4.Kết quả phân tích quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng cà phê tiêu thụ tại hai Thành phố

tiêu thụ tại hai Thành phố

4.1. Phân tích cà phê tiêu thụ trong gia đình

Hai biểu đồ trên cho thấy về mặt thống kê mô tả, không có mối quan hệ nào giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng tiêu thụ cà phê bình quân ở cả hai thành phố. Cả người có thu nhập thấp và thu nhập cao đều chủ yếu tiêu thụ khoảng từ 0 đến 2000 gr cà phê/năm. Ở thành phố HCM, số người có thu nhập dưới 5000 đồng/tháng chiếm đa số, và mặc dù họ chủ yếu tiêu thụ dưới 2000 gr/năm, nhưng số người tiêu thụ từ 2000 gr/năm đến khoảng 8000 gr/năm chiếm số lượng khá lớn, khoảng 9% trong tổng số. Trong khi đó phần lớn người Hà Nội uống dưới 1800 gr/năm, số người uống trên 2000 gr/năm chỉ chiếm khoảng 3%. Tuy nhiên, hình vẽ trên cũng cho thấy tương quan giữa thu nhập và lượng tiêu thụ cà phê ở Hà Nội lớn hơn ở TP HCM.

Việc hầu hết số mẫu tập trung chủ yếu ở góc bên trái của hình vẽ có thể do hai nguyên nhân, thứ nhất, số mẫu điều tra chưa đủ lớn và đại diện cho nhiều người có thu nhập cao để thấy được xu thế tiêu thụ của họ. Thứ hai, trên thực tế, số người tiêu thụ cà phê chủ yếu là người có thu nhập trung bình. Có thể thấy được điều này qua phân tích hồi quy.

Bảng: Kết quả chạy hồi quy giữa thu nhập và lượng tiêu thụ cà phê bình quân Hà Nội

Source | SS df MS Number of obs = 349

---+--- F( 1, 347) = 7.90

Model | 5432318.02 1 5432318.02 Prob > F = 0.0052

Residual | 238713564 347 687935.342 R-squared = 0.0223

---+--- Adj R-squared = 0.0194

Total | 244145882 348 701568.625 Root MSE = 829.42

--- income_pc | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] income_pc | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- cons_HN_pc | .1649035 .0586828 2.81 0.005 .0494847 .2803223 _cons | 1036.923 54.45824 19.04 0.000 929.8129 1144.032 ---

Kết quả chạy hồi quy cho thấy tại Hà Nội, có mối quan hệ có ý nghĩa giữa thu nhập và lượng tiêu thụ cà phê bình quân trong gia đình ở mức độ tin cậy 95%, với chỉ số t=2.81 và P dưới 0.05. Khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì lượng tiêu thụ cà phê đầu người tăng khoảng 0,164 đơn vị. Tuy nhiên, chỉ số R-squared rất thấp, 0.023 cho thấy chỉ có 2,23% thay đổi trong lượng tiêu thụ cà phê được giải thích bằng thay đổi biến động của thu nhập.

Bảng: Kết quả chạy hồi quy giữa thu nhập và lượng tiêu thụ cà phê bình quân TP HCM

Source | SS df MS Number of obs = 350 ---+--- F( 1, 348) = 1.96 Model | 2357683.37 1 2357683.37 Prob > F = 0.1622 Residual | 418287866 348 1201976.63 R-squared = 0.0056 ---+--- Adj R-squared = 0.0027 Total | 420645549 349 1205288.11 Root MSE = 1096.3 --- income_pc | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- cons_HCM_pc | -.0831819 .0593928 -1.40 0.162 -.1999959 .0336322 _cons | 1468.974 73.89118 19.88 0.000 1323.644 1614.303 ---

Kết quả chạy hồi quy cho thấy tại TP HCM, không có quan hệ có ý nghĩa giữa thu nhập và lượng tiêu thụ cà phê bình quân trong gia đình với chỉ số t rất thấp (1,4) và chỉ số P cao quá 0.05. Điều này cho thấy người dân TP HCM tiêu thụ nhiều hay ít cà phê không phụ thuộc vào biến động thu nhập. Tuy nhiên, như trên đã nói, do số mẫu hộ thu nhập cao ít nên điều này có thể chưa đúng với những người có thu nhập cao hơn 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, việc một số ít mẫu người có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng tiêu thụ vẫn ít cà phê là do họ không có thời gian vì cà phê là một thức uống mang tính chất thưởng thức nhiều hơn nên cần thời gian. Và cũng có thể do đây chỉ là kết quả hồi quy lượng tiêu thụ cà phê trong gia đình, trong khi những người có thu nhập cao thường không có thời gian uống cà phê tại gia đình.

4.2. Phân tích tiêu thụ cà phê ngoài gia đình

Bảng: Kết quả hồi quy lượng cà phê tiêu thụ ngoài gia đình với thu nhập trung bình tại HN

Source | SS df MS Number of obs = 250 ---+--- F( 1, 248) = 22.42 Model | 17989726.5 1 17989726.5 Prob > F = 0.0000 Residual | 198963671 248 802272.867 R-squared = 0.0829 ---+--- Adj R-squared = 0.0792 Total | 216953397 249 871298.785 Root MSE = 895.7 --- inc_pc | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+---

---

Bảng: Kết quả hồi quy lượng cà phê tiêu thụ ngoài gia đình với thu nhập trung bình tại TP HCM

Source | SS df MS Number of obs = 295 ---+--- F( 1, 293) = 4.66 Model | 6265636.01 1 6265636.01 Prob > F = 0.0316 Residual | 393787845 293 1343985.82 R-squared = 0.0157 ---+--- Adj R-squared = 0.0123 Total | 400053481 294 1360726.13 Root MSE = 1159.3 --- inc_pc | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- cof_vol | 1.143923 .5297997 2.16 0.032 .1012281 2.186619 _cons | 1287.619 105.1137 12.25 0.000 1080.746 1494.493 ---

Kết quả chạy hồi quy cho thấy quan hệ giữa lượng tiêu thụ cà phê ngoài gia đình và thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ở cả hai thành phố với giá trị t lớn và giá trị P đủ nhỏ. Ở Hà Nội mối quan hệ giữa hai biến này chặt hơn. Khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì lượng cà phê uống ngoài gia đình hàng năm tăng khoảng 3,63 đơn vị. Mối quan hệ giữa 2 biến này ở TP HCM mặc dù có ý nghĩa thống kê nhưng không lớn lắm, Khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì lượng cà phê uống ngoài gia đình hàng năm chỉ tăng 1,14 đơn vị.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRONG NƯỚC TẠI HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)