- Rất phấn khởi Đã khác trước
CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VIỆT NAM
VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU
* Các kết luận qua nghiên cứu:
+ Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước: - Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của nước ta; Làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Việc huy động các cơ quan khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển sản xuất của các xã điểm đã bước đầu có các kết quả rõ ràng. Giá trị thu trên một đơn vị diện tích và thu nhập của nông dân được tăng lên, một số xã có mức thu nhập tăng đáng kể, cải thiện đời sống kinh tế nhân dân ở địa phương.
- Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung ''Làng văn hóa'', giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Làng quê nông thôn. Ngoài thực hiện các dự án xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nghĩa trang, nhiều địa phương coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn thể, thôn xóm thực hiện công trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, kết hợp với khơi thông hệ thống thoát nước; Tổ chức các tổ, hợp tác xã tham gia vệ sinh nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan, thay đổi bộ mặt nông thôn.
+ Một số thành tựu đạt được:
- Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; Xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản tăng nhanh; Trình độ khoa học - công nghệ được nâng cao hơn.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; Xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Thành tựu này được
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đồng thời, các công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
+ Một số điểm cần khắc phục:
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ.
- Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và còn phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc.
* Các phát hiện qua nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng cách tiếp cận mới khi hệ thống hóa những lý luận chung về xây dựng nông thôn mới. Đề tài đã nghiên cứu các tiêu chí cơ bản để đánh giá tình hình sản xuất ở nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Tình trạng đầu vào cho khâu sản xuất và đầu ra cho khâu tiêu thụ nông sản ở nông thôn trong việc triển khai mô hình nông thôn mới ở một số địa phương trong cả nước còn có một số hạn chế, bất cập:
- Chậm tiến độ xây dựng nông thôn mới. - Chất lượng xây dựng từng tiêu chí chưa cao. - Số lượng tiêu chí đạt chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Ban chỉ đạo còn lung túng trong việc kịp thời chỉ đạo giải quyết khó khăn, đôi khi còn hình thức.
- Công tác quy hoạch để phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn còn hạn chế: Từ tư duy thế nào là xây dựng kinh tế hàng hóa ở nông thôn, các bước triển khai chưa có quy trình (từ khảo sát, đánh giá, xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, tiến độ triển khai…)
- Công tác xây dựng chợ nông thôn còn nhiều vấn đề cần lưu ý, rút kinh nghiệm:
+ Quy hoạch địa điểm chợ nông thôn:
. Vấn đề quy hoạch của nông thôn vần còn ngổn ngang.
. Không gian thuần khiết của nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. . Quy hoạch thiếu những kế hoạch cơ bản, đồng bộ và lâu dài.
+ Xây dựng nội quy quản lý, Ban quản lý chợ: . Nội quy quản lý được thực hiện chưa nghiêm.
. Ban quản lý chợ làm việc chưa hết chức năng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý hỗ trợ người kinh doanh trong chợ.
+ Phương thức hoạt động của chợ: Bán buôn, bán lẻ, kho chứa đảm bảo giữ chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tổ chức tiếp nhận, vận chuyển còn nhiều bất cập.
+ Thời gian hoạt động của chợ:
. Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường họp vào buổi sáng nên chưa phát triển kinh doanh, thương mại.
. Chợ hình thành do nhu cầu trao đổi và tập quán của từng vùng, từng địa phương quy định nên chưa thay đổi thời gian hoạt động của chợ.
+ Vấn đề tạo điều kiện cho các thương nhân kinh doanh ở chợ:
. Chưa tạo điều kiện cho phép các thương tham gia vào quá trình đầu tư và quản lý chợ.
. Chưa tạo cơ chế thu hút thương nhân vào đầu tư xây dựng, kinh doanh, phát triển chợ.
+ Vấn đề các cơ sở tín dụng, ngân hàng tạo điều kiện thanh toán nhanh thuận lợi: Còn nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian cho việc đi vay vốn tín dụng.
+ Vấn đề khai thác các nguồn lực:
. Chưa động viên có hiệu quả các nguồn lực trong dân như vốn trong dân, cơ sở vật chất hiện có...
. Chưa tạo được phong trào trong dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới: tham gia xây dựng, thực hiện quy hoạch; tham gia đóng góp ý kiến, công sức...
Bằng phương pháp thu thập, khảo sát thực địa và phân tích, đề tài đã đánh giá được những nguyên nhân gây ra những điểm yếu của sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh doanh chợ nông thôn Việt Nam hiện nay phổ biến vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán, lạc hậu, chưa chú ý nhiều đến chất lượng từ khâu chọn giống, chăm sóc đến khâu chế biến, bảo quản và tổ chức xuất khẩu. Trong khi đó công tác quy hoạch chưa đảm bảo sự gắn kết giữa vùng nguyên liệu có quy mô lớn với các cơ sở chế biến, tổ chức hệ thống kinh doanh nông sản còn yếu kém...
trong điều kiện hội nhập hiện nay; Nâng cao năng lực sản xuất khu vực nông thôn; Phát triển kinh doanh, thương mại hàng nông sản; Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông từ khâu đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ. Muốn sự liên kết này hoạt động có hiệu quả, phải tuân theo nguyên tắc dựa trên khả năng, mối quan tâm thực sự và đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên tham gia.
2. CÁC THẢO LUẬN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA NGHIÊN CỨU
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Các giải pháp thuộc về xây dựng cơ chế chính sách: * Chính sách về hướng dẫn xây dựng quy hoạch:
+ Thực trạng hiện nay các địa phương rất lúng túng trong xây dựng quy hoạch đáp ứng các yêu cầu về xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Các địa phương không có bộ phận chuyên trách nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, chưa xác định được đúng tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, từng vùng của địa phương đó. Việc quy hoạch chue yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa dựa trên các luận cứ khoa học .
- Không xác định đúng thế mạnh khả năng phát triển nền kinh tế hàng hoá của địa phương
Ví dụ: Làng nghề của địa phương là một thế mạnh, phải quy hoạch để đảm bảo đẩy mạnh phát triển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia định hay các doanh nghiệp, quy hoạch để có hướng phát triển mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu, cả trong ngắn hạn và dài hạn và đảm bảo các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững. Xây dựng các phương án phát triển tiểu thủ công nghiệp phải được quy hoạch chung với phương án phát triển các làng nghề
- Hậu quả là các phương án quy hoạch ít khả năng thực thi, quy hoạch không hiệu quả chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn ; chậm hoàn thành quy hoạch hoặc quy hoạch chỉ là những kế hoạch ngắn hạn không có tầm nhìn chiến lược…
+ Do vậy cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:
Xây dựng hướng dẫn riêng về công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn, bao gồm:
- Quy hoạch dồn điền đổi thửa để xây dựng những cánh đồng ''mẫu lớn'' cho chuyên canh cây hàng hoá như: lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, đậu tương giàu dinh dưỡng là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biên thức ăn gia súc…
- Quy hoạch hạ tầng cơ sở nông thôn: đường, trạm điện, các cơ sở dịch vụ thông tin liên lạc.
- Quy hoạch khu vực xây dựng cụm công nghiệp hoặc nhà máy sử dụng nhiều nhân công lao động ở nông thôn, quy hoạch khu dân cư.
- Quy hoạch chợ nông thôn cần thuận tiện gần khu đông dân cư. * Chính sách về cơ chế tài chính hỗ trợ:
+ Xây dựng quy chế chung về hỗ trợ cho các địa phương tiến hành triển khai xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên phải khắc phục tình trạng phân bổ bình quân hiện nay làm giảm sút hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ của nhà nước, gây tâm lý ỷ lại của người dân trông chờ vào đầu tư của Nhà nước.
+ Trên cơ sở lập quy hoạch chi tiết ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cấp tỉnh cùng với các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã trực tiếp kiểm tra, thống nhất phương án vốn đầu tư của Nhà nước trong khung quy định, xác định rõ hạng mục nào đầu tư bằng vốn của Nhà nước, tiến độ công việc, kế hoạch giải ngân…
+ Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hoặc hợp tác xây dựng doanh nghiệp tại các vùng nông thôn mục đích: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp tạo thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Xây dựng các chế độ, chính sách tín dụng riêng đối với các địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới với lãi xuất thấp, ra hạn thời gian thanh toán - vay dài hạn.
+ Khuyên khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài.
* Chính sách về phát triển chợ nông thôn:
+ Phải xây dựng mô hình điểm về chợ nông thôn:
- Mô hình kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện nông thôn, thuận lợi trong giao dịch mua bán, tiết kiện chi phí xây dựng…
- Xây dựng mô hình quản lý chợ nông thôn, bên cạnh mô hình Ban quản lý chợ như hiện nay, cần mạnh dạn áp dụng mô hinh doanh nghiệp xây dựng và quản lý chợ nông thôn đảm bảo nâng cao hiệu quả của chợ phục vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn, hình thành các thói quen, văn hóa tiêu dùng lành mạnh trong khu vực nông thôn, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo đều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
+ Thí điểm triển khai cho phép cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây chợ nông thôn, quản lý kinh doanh, vận hành theo cơ chế thị trường - hình thức kinh doanh.
* Chính sách về phát huy mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới: + Nguồn lực về tài chính:
- Chính sách huy động vốn từ trong nhân dân để dầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.
- Khuyến khích thu hút nguồn vốn từ liên doanh liên kết - liên kết 4 nhà; Coi trọng nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.
- Đẩy mạnh thu hút nguồn hỗ trợ, kể cả hỗ trợ từ thân nhân người Việt, người nước ngoài…
+ Nguồn lực về con người:
- Nhà nước hỗ trợ các địa phương trong đào tạo nhân lực quản lý, công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề…
- Có chính sách đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, kết hợp kinh nghiệm của người địa phương và vận dụng kiến thức khoa học phát triển những bước mới trong sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
- Khuyến khích thu hút những người tài tâm huyết với quê hương về phục vụ quê hương.
+ Nguồn lực về khoa học kỹ thuật:
- Có chính sách khuyến khích sự hợp tác của 4 nhà tăng cường sự trợ giúp của doanh nghiệp trong việc cung cấp các mô hình nuôi, trồng hiệu quả theo hướn sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp chủ động kết hợp với nông dân đầu tư cây con, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn cách chăm sóc và thu hoạch sản phẩm của nông dân.
- Nhà nước có hỗ trợ cho nông dân trong nghiên cứu cơ bản, xây dựng quy hoạch chi tiết, xác định phát triển cây con gì có hiệu quả.
- Nhà nước hỗ trợ mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến phát triển tại địa phương theo cơ chế Nhà nước đẩy manh xúc tiến mời gọi cac doanh nghiệp đầu tư khoa học - kỹ thuật vào nông thôn cùng hưởng lợi, cung cấp bí quyết kỹ thuật nuôi trồng sản phẩm và bao tiêu 100% sản phẩm đầu ra.
+ Nguồn lực về vị trí địa lý:
- Nhà nước nên có chính sách nghiên cứu cơ bản về lợi thế của từng địa phương về vị trí địa lý, các nghề truyền thống của từng địa phương.
- Nhà nước nên cos chính sách phát triển đường mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng nhà nước đầu tư làm các tuyến đường chính, liên xã, liên huyện tạo thuận lợi cho giao thông nông thôn, vân chuyển hàng hóa, sản phẩm nôpng nghiệp nhanh chóng thuận tiện cho tiêu thụ cũng như đảm bảo sự thuận tiện trongc ung cấp vật tư đầu vào.
Phải xác định đây là nguồn lực, thế mạnh của từng địa phương; Phải có chính sách phát triển mạnh làng nghề, đồng thời quy hoạch, xây dựng làng nghề thành các khu, cụm công nghiệp nông thôn.
3. CÁC DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
- Xây dựng nông thôn mới thực sự là cần thiết trong quá trình thực hiện