CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 34 - 37)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Chủ yếu là các dữ liệu được thu thập thông qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế tại các phòng ban ở xa Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội.

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Kết quả thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá thể kinh doanh, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân ở xã Thụy Hương. Báo cáo về kết quả từ các dự án đã đầu tư trong giai đoạn 2005 - 2010. Các báo cáo chuyên đề hàng tháng của HĐND, UBND xã Thụy Hương; các website của Bộ NN & PT NN, Tổng cục Thống kê.

* Phương pháp phân tích dữ liệu:

Dữ liệu thu thập từ phương pháp thu thập, thống kê được so sánh, đối chiếu để phân tích dữ liệu để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ở địa bàn xã Thụy Hương, thực trạng đầu tư xây dựng mô hình nông thôn mới; Tìm ra những mặt được và mặt còn hạn chế để làm cơ sở đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ

MÔI TRƯỜNG ĐẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tại Lễ công bố Báo cáo phát triển thế giới 2008 diễn ra ngày 11/12, TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT cho rằng: Khu vực nông thôn ở Việt Nam đang rất dễ tổn thương trước tác động của toàn cầu hóa.

Đầu tư cho nông nghiệp chiếm 10% vốn đầu tư của Ngân sách:

Theo ông Sơn, kinh tế nông thôn Việt Nam hiện đang phải chịu gánh nặng từ những thách thức thị trường do ảnh hưởng từ việc leo thang giá cả thế giới trong thời gian qua. “Lạm phát gia tăng, trong khi đó mức tăng nông sản không bù đắp nổi giá tăng nguyên liệu đầu vào. Nông thôn Việt Nam đang đuối sức. Người nông dân và cả ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn đang trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước”.

Theo đánh giá này thì nền nông nghiệp Việt Nam đang phát triển mà chưa chú ý đến vai trò của dịch vụ môi trường. Nguồn tài nguyên đất và nước của Việt Nam đang dần mất đi, trong khi đó theo xu hướng phát triển tương lai thì nguồn lực sẽ không được ưu tiên do chi phí ngày càng cao, thay vào đó con đường phát triển trong tương lai sẽ là khoa học công nghệ.

Chính sách về tam nông nông nghiệp - nông thôn - nông dân là vô cùng cần thiết. Đã đến lúc Việt Nam phải quan tâm đặc biệt đến tam nông về tất cả các mặt đào tạo, nâng cao nguôn nhân lực, xây dựng nông thôn mới và đặc biệt phải giảm dần sự cách biệt quá lớn quá bất bình đẳng hiện nay giữa nông thôn với thành thị, tạo ra một thiết chế pháp lý và trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng đối với nông thôn, ông Sơn phân tích.

“Đổi mới thể chế là bước đột phá trong kế hoạch Tam nông sắp tới của Việt Nam”, Theo thống kê, 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp, hàng năm đóng góp 20% GDP toàn quốc, nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ khoảng 10% tổng vốn đầu tư của Nhà nước và 80% số đó lại tập trung vào thuỷ lợi.

Tại Việt Nam, mức độ bảo hộ nông nghiệp vốn đã thấp, đầu tư công cũng hạn chế do đó chưa tạo ra được nhiều những thay đổi. Hỗ trợ cung cấp hàng hóa công ích của Việt Nam còn hạn chế. Theo báo cáo phát triển của Ngân hàng thế giới, hiện nay, Việt Nam chỉ đầu tư 0,14% GDP nông nghiệp cho nghiên cứu và phát triển trong khi mức trung bình ở các nước có nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp là 4%.

Ông Martin Rama, Kinh tế gia, Trưởng Ngân hàng Thế giới đánh giá: Việt Nam chuẩn bị bước vào vị thế là nước có mức thu nhập trung bình và cao hơn, vấn đề là liệu sự phát triển có lợi cho tất cả mọi người còn tồn tại nữa không? Cải thiện năng suất nông nghiệp và tạo cơ hội cho người nghèo ở nông thôn và các dân tộc thiểu số là cần thiết để không ai bị bỏ rơi.

Bản báo cáo cũng cho rằng nông nghiệp có thể là con đường thoát đói nghèo cho hàng triệu người ở khu vực nông thôn mà nếu không có thì họ sẽ bị tụt hậu trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Một cách xóa đói nghèo là thông qua các cuộc cách mạng nông nghiệp giá trị cao.

Theo báo cáo, ngành nông nghiệp cần phải được phát triển bền vững hơn đồng thời trở thành nơi cung cấp các dịch vụ môi trường. “Điều cần làm lúc này không phải là kìm hãm sự phát triển nông nghiệp mà là tìm kiếm các hệ thống sản xuất bền vững hơn và tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường của ngành nông nghiệp”, ông Byerlee, đồng tác giả bản báo cáo phát triển cho biết.

Tại các quốc gia đang chuyển đổi, trọng tâm chính của nông nghiệp cho phát triển là thu hẹp chênh lệch thu nhập nông thôn – thành thị và giảm nghèo

nông thôn trong khi tránh cái bẫy của trợ cấp và bảo hộ những thách thức không được đề cập đúng mức.

Ông Martin Rama cho rằng, một trong những lĩnh vực quan trọng trong tương lai Việt Nam nên chú trọng là cải cách thể chế bằng cách xây dựng các hiệp hội để quản lý tài nguyên tốt hơn; Đồng thời cần cải cách thể chế một cách tham vọng hơn.

“Các nền kinh tế đang chuyển đổi, bao gồm Việt Nam, phải chuyển từ cách mạng xanh sang một nền nông nghiệp mới có giá trị cao vì thu nhập đô thị tăng và nhu cầu đối với các sản phẩm có giá trị cao ở thành phố đang là động cơ tăng trưởng cho nông nghiệp và giảm nghèo”.

Báo cáo phát triển thế giới cũng đã hé lộ những chỉ dẫn cho các nước một lộ trình mà ngành nông nghiệp nên theo đó là việc tăng cường bảo hộ và trợ cấp cho nông nghiệp ở các nước và những cơ hội mà nông nghiệp và phi nông nghiệp đem lại.

3. KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

- Diện tích xã Thụy Hương: 519, 38 ha

Xã có 7 làng; 7 cụm đất quy hoạch phi nông nghiệp. - Dân số: 8 018 người Số lao động: 4 900 người

Số hộ: 1 000 hộ Số hộ làm vườn rau, cây cảnh: 200 hộ Bản đồ xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w