Đối với nhân dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI _ XVIII (Trang 133 - 152)

II. Vai trò tác dụng của ngoại thương đối với xã hội Việt Nam:

2. Đối với nhân dân

227 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 210-211 (Điều 63, chương Tạp luật).

228 Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí,1998, trang 489.

229 Theo Lê Qúy Đôn, Vân đài loại ngữ,Sđd, trang 293.s

230

Chu Thiên, Vài nét công thương nghiệp triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 35 năm 1961.

231

Việt Nam ở vào một vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao thông bằng đường biển với đường bờ biển dài trên ba nghìn km và rất nhiều hải cảng nước sâu và kín gió mà tàu thuyền có thể ghé đến.Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy nhưng thương thuyền Việt Nam rất ít đi xa, buôn bán chỉ quanh quanh ven bờ. Việt Nam không có một nền kinh tế thương mại và hàng hải phát triển, không có nền văn hóa hải dương hội nhập và khai phóng, như các cư dân ở khu vực Địa Trung Hải hay một vài quốc gia khác trên thế giới. Mối quan hệ kinh tế văn hóa giữa Đại Việt với các nước Đông Nam Á, châu Á không lấy gì làm sâu sắc. Sự hiểu biết của người Việt về lịch sử, địa lý, các nước trên thế giới cũng rất hạn hẹp cho dù là các quốc gia lân bang, láng giềng 232. Có thể nêu lên ba nguyên nhân:

Thứ nhất, người Việt Nam không biết nghề hàng hải, không biết dùng địa bàn, chưa hề đi xa bờ biển quá tầm con mắt nhìn thấy bờ hoặc thấy núi233. Điều này là do

ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến tập tục, thói quen ứng xử với tự nhiên của người Việt là những nguyên nhân trọng yếu khiến cho kinh tế ngoại thương Việt Nam chưa từng đóng vai trò thực sự nổi bật trong hệ thống buôn bán ở biển Đông qua nhiều thời kỳ lịch sử. Vào những thế kỷ sau Công nguyên, mặc dù đã làm chủ được hầu khắp vùng đồng bằng sông Hồng và chinh phục được hầu khắp một số dải đất ven biển nhưng người Việt vẫn không thể và thực tế không cần vượt ra khỏi không gian kinh tế nông nghiệp truyền thống để tiến ra biển. “Cái không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tính cách hạ bạn, tâm lý hóa thân vào đồng đất và mở rộng cõi bờ với hướng chảy dọc theo các đồng bằng ven sông”. Để thích ứng với môi cảnh sống của hệ sinh thái phổ tạp vùng nhiệt đới, từ thời tiền sử cư dân Đông Nam Á trong đó có người Việt cổ đã phải săn bắt và hái lượm theo phổ rộng. Điều cần lưu ý là, trong các vùng sinh thái có trữ lượng thức ăn phong phú đã chứa đựng nhiều điều kiện ngẫu nhiên có thể dẫn đến những khả năng triệt tiêu những biến chuyển trong lối sống do ít phải đối diện với tình trạng suy kiệt về nguồn thực phẩm dự trữ. Và như Mác từng nhận xét: “Một thiên nhiên quá hào phóng sẽ dắt tay một con người đi như dắt tay một đứa trẻ mới tập đi. Nó không làm cho sự phát triển của con người thành một sự tất yếu tự nhiên…”. Thực tế là trong những thời điểm đứng trước cuộc khủng hoảng, cư dân nông nghiệp Việt Nam luôn có được khả năng tự điều chỉnh, tự mở được những môi trường canh tác mới. Sự bồi lấp phù sa của các dòng sông lớn cũng như khả năng mở rộng không gian canh tác về phía Nam khiến cho nông nghiệp Việt Nam dường như không phải chịu sức ép cao về dân số và rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng234. Đây chính là một đặc điểm quan trọng qui định ưu thế vượt trội của nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác trong đó có ngoại thương. Tập quán định cư gắn chặt với đồng đất và nguồn cung cấp thực phẩm khá đa dạng, lượng thủy sản nước ngọt khá phong phú của một không gian địa kinh tế ẩm, trũng miền chân núi là nguyên nhân chính yếu kiềm tỏa sức vươn ra biển, nhu cầu muốn chinh phục biển khơi của người Việt. Borri khi đến Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII sau gần 5 năm đi nhiều vùng đất nước, tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế phong tục và cảnh vật đã đưa ra một nhận xét khá xác đáng về quan hệ thương mại của người Việt: “Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt của con người…Vì thế dân xứ này không ưa và không có khuynh hướng đi

232Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002, trang 45

233

Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 182.

234Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002, trang 45- 46.

đến các nơi khác để buôn bán, cũng như không bao giờ ra khơi quá xa đến độ không còn không thấy bờ biển và lãnh thổ tổ quốc yêu quý của họ” . Thêm vào đó tác động của tư tưởng trọng nông, nên kinh tế công - thương nghiệp, trong đó có ngoại thương luôn được coi là ngành kinh tế phụ, không căn bản. Ngay cả những làng những vùng có truyền thống ngư nghiệp, buôn bán trên sông nước vẫn thường có và luôn giữ một khoảnh đất để canh tác nông nghiệp, thờ phụng tổ tiên. Đặc tính đó thể hiện rõ khuynh hướng hướng nội trong tư tưởng kinh tế và văn hóa truyền thống của người Việt235

. Và với đặc tính này ta không mấy khó hiểu khi Đăm-pi-ê nhận xét: “Đáng lý ra, với rất nhiều sản vật như vậy, dân chúng (Đường ngoài) phải giàu có sung túc mới phải. Thật ra phần đông lại rất nghèo. Việc này cũng không lấy gì làm lạ nếu chú ý tới việc buôn bán mà họ có thể làm. Họ rất ít buôn bán hay cả chẳng buôn bán tí nào cho riêng họ ở trên đường biển, nếu không chỉ là về lương thực như gạo, cá, và những thứ thức ăn trong xứ…Còn việc buôn bán chính thì do những người Trung Quốc, Anh, Hà Lan và những lái ngoài khác làm…”236

.

Nguyên nhân thứ hai, cơ sở kinh tế - xã hội ở Việt Nam không đưa đến chỗ cần phải phát triển kĩ thuật hàng hải, buôn bán với nước ngoài:

Thuyền Việt Nam không chống lại được với sóng và bão thường xảy ra trong một chuyến đi xa, dài. Người Việt cổ vốn nổi tiếng với tài thao lược thủy quân với hình ảnh những mô típ thuyền trên một số hiện vật đồ đồng như trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ…Với những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), chống Tống của Lê Hoàn (năm 981) và chống quân Mông Nguyên của quân dân nhà Trần (năm 1288) và chiến thắng oanh liệt của vị anh hùng dân tộc áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ chống quân xâm lược Xiêm trong trận thủy chiến Rạch Gầm – Xoài Mút…Tuy vậy những thuyền được sử dụng trên cũng chỉ là thuyền nước ngọt chứ chưa phải là thuyền nước mặn. Theo Thành Thế Vỹ, ở Việt Nam cho đến thế kỉ XVIII, thuyền Việt Nam vẫn không chống lại được với sóng và bão vì “ván thuyền và các bộ phận thuyền không phải là đóng đinh hay đóng chốt vào nhau mà chỉ buộc với nhau, hàng năm lại chỉ buộc nối lại. Tuy vậy đã có khi các lái nước ngoài đã phải ngạc nhiên về sự vững chắc, mau lẹ của thuyền Việt Nam, nhất là thuyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong, rất chú ý đóng thuyền để cũng cố binh lực chống họ Trịnh. Nhưng còn đa số các thuyền của tư nhân khác không được bề thế lắm . Năm 1717, người Trung Quốc đã mô tả một chiếc thuyền (gọi là ia-iszy) như sau: “Dưới bản thì làm bằng tre quét dầu dừa, chỉ có khoang thuyền là bằng ván gỗ. Có những thuyền nhỏ hơn, nhưng cũng làm bằng những vật liệu đó. Cũng có cả những thuyền mà đáy làm bằng gỗ phiến, đóng bằng tre. Nhưng nước rỉ vào qua kẻ ván và phải dùng gàu để tát”. Ở Đàng Trong theo lời Poa-vơ-rơ thì thuyền “buộc bằng mây, buồm bằng gióng tre lợp lá, hình thù như cái tai. Nhưng thuyền đó chạy tốt và chống chọi được với gió. Trọng tải của những thuyền đó là từ 100-150 ton-no”237

.

Tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam buôn bán còn phải phụ thuộc vào mùa sản xuất, Những hàng hóa của Việt Nam bán ra chủ yếu là sản phẩm thiên nhiên (lâm sản, hải sản, thổ sản…) và hàng thủ công (tơ lụa, đường là chính). Không kể những sản phẩm lấy trên rừng, dưới biển (trầm hương, quế, yến sào, vây…) những hàng thủ công như tơ lụa, đường… đã tạo ra một sự tấp nập, rộn ràng trong đời sống kinh tế của nhân

235Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002, trang 46.

236

Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 225.

237

dân. Tơ lụa, đường, hai thứ hàng chủ chốt đó đã phát triển nghành thủ công khá mạnh. Vàng bạc cũng khiến cho những người làm nghề vàng bạc hoạt động nhiều lên238

. Việc các lái buôn nước ngoài đến buôn bán ở Việt Nam đã mang đến một số yếu tố mới. Không những họ đã tạo nên cho nền thủ công (tơ lụa,đường…) một dịp phát triển mạnh mẽ cách thức tiến hành của lái buôn phương Tây cũng đem lại một không khí mới mẽ, khác thường. Họ lập những thương điếm. họ đặt hàng trước, họ đưa mẫu để làm hàng, giấm hàng rồi bao thầu… Những sự việc đó có thể đưa những người lao động, những người thợ thủ công Việt Nam trở thành những người làm công sản xuất cho lái buôn, nếu có điều kiện. Nhưng điều kiện đó không có. Những yếu tố mới không gặp đất tốt để nảy nở do cơ cấu của chế độ phong kiến Việt Nam đã không tạo điều kiện, tiền đề để những yếu tố mới dễ dàng mọc ra lớn lên được. Do đó mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam không được sự tiếp xúc với các lái ở các nước tư bản chủ nghĩa trực tiếp thúc đẩy nảy nở mau chóng. Mác viết: “Về phần người lao động, người sản xuất trực tiếp muốn có thể định liệu được bản thân mình, thì trước hết anh ta cần thoát khỏi ràng buộc vào miếng đất hay lệ thuộc vào người khác; anh ta cũng không có thể trở nên người tự do bán lao động đem hàng của mình đến bất cứ nơi nào khác có chợ, mà chưa thoát khỏi chế độ phường hội, với những phường bạn, phường thợ, luật lệ học nghề… Cuộc vận động lịch sử biến đổi những người sản xuất thành những người làm công, trình diễn ra thành cuộc giải phóng khỏi chế độ nông nô và khỏi cái trật tự công nghệ. Mặt khác, những người được giải thoát đó chỉ trở nên những người bán mình đi sau khi đã bị tước đoạt tất cả thủ đoạn sản xuất và tất cả những bảo đảm sinh sống của trật tự cũ” (Tư bản luận, quyển đầu, tập III). Đó là điều kiện tất yếu cho chủ nghĩa tư bản hình thành. Những điều kiện đó không có ở Việt Nam khi có những yếu tố mới do ngoại thương với lái phương Tây tạo nên, cho nên những yếu tố mới đó không nảy nở được. Lý do những điều kiện tất yếu đó đã không có ở Việt Nam chính là vì cơ sở kinh tế ở Việt Nam không để cho những điều kiện đó nảy nở ra: Người nông dân, người lao động Việt Nam trong chế độ phong kiến không có điều kiện trải qua hai mặt Mác đã nêu. Chế độ công điền, công thổ ở Việt Nam đã buộc chặt người nông dân vào ruộng đất. Không bao giờ người nông dân Việt Nam có thể rời bỏ được nơi quê cha đất tổ, nghĩa là đồng ruộng bao nhiêu đời họ đã đổ mồ hôi ở đấy. Và khi có những đám người nông dân bỏ làng, bỏ ruộng mà đi thì lập tức có lệnh của nhà vua bắt dân lưu tán về làm ruộng. Những việc kiêm tính ruộng đất của nông dân cũng không phải là làm cho nông dân “thoát khỏi ràng buộc vào miếng đất hay lệ thuộc vào một người khác”. Địa chủ có mưu mô cướp đoạt ruộng đất của nông dân, thì ruộng đất ấy cũng vẫn chỉ là do bàn tay nông dân cày cấy. Thay đổi chủ ruộng, thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi bàn tay lao động. Địa chủ chỉ trở nên chủ đất chứ không lao động cày cấy trên ruộng đất đã cướp đoạt được. Việc kiêm tính ruộng đất ở Việt Nam do đó không xua đuổi người nông dân mất ruộng đất ra ở đô thị. Hiện tượng “tước đoạt tất cả thủ đoạn sản xuất và tất cả những bảo đảm sinh sống của trật tự cũ” cũng không thể xảy ra trong khi cuộc sống kinh tế phong kiến Việt Nam đặt trên nền tảng công điền, công thổ và trong khi mầm mống tư bản chủ nghĩa rất khó khăn nhú ra, không đủ sức gây nên một cuộc tích lũy sơ kỳ. Những người thợ thủ công cũng bị giam vào những thể lệ phường hội, nhất là những thể lệ độc đoán của các phường hội đặc biệt là các quan xưởng là công tượng, cho nên muốn thoát ra khỏi cái tròng đó không phải là ở thời kỳ mà sản xuất còn thấp kém, chậm chạp, nặng về nông

238

nghiệp. Trong tình hình đó, công việc sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp ở Việt Nam ở trong tình trạng lạc hậu, lệ thuộc rất chặt chẽ vào thiên nhiên. Cho nên tàu thuyền đến Việt Nam buôn bán còn phải phụ thuộc vào mùa sản xuất. Ví dụ như về

chẳng hạn ở Đàng Ngoài có hai vụ sản xuất. Vụ thứ nhất là từ tháng 4 đến tháng 6, vụ thứ hai từ tháng 10 đến tháng 12. Về đường (ở Đường Trong) thì khoảng tháng 4, 5, và 6. Ở Đàng Trong thường thường hàng hóa là mang từ phía trong, miền núi ra bán. Ở đây đường giao thông rất khó khăn bất tiện, và cứ đến mùa mưa bào từ tháng 10 đến tháng giêng là hoàn toàn không đi lại được vì nước lũ, gió bão khiến cho việc chuyên chở hàng hóa rất khó khăn, nguy hiểm. Nhưng đến hết mùa mưa là bắt đầu mùa buôn bán. Từ mạn trong người ta mang ra bán nào tơ, nào lụa, nào trầm hương trên những giỏ mây đeo sau lưng, hoặc những hàng nặng như đường, hồ tiêu, “sắt thì chuyên chở ra bằng thuyền”. Ở Fai-fo việc buôn bán kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 (dương lịch), tức khoảng tháng 6 hay tháng 7239

. Tuy vậy đó là trường hợp những lái buôn đến nước ta may mắn gặp lúc thời tiết thuận lợi “được mùa”. Nhưng nếu gặp lúc “gió bão, lụt lội, đói kém, tất cả những thứ đó, ở một thời kỳ mà hầu như chưa biết khoa học là gì, đều làm cho những người sản xuất chỉ còn biết khoanh tay đợi số. Lái phương Tây có giục nhiều xông xáo nhiều cũng vô ích. Lụt lội thì đâu không có lá, tằm chết, không tơ, không lụa. Đó là những việc thường xảy ra mà các lái phương Tây chỉ còn biết la trời vì hàng khan hiếm, giá cao vọt. Và bất lực ở nơi đất nước Việt Nam họ đã nghĩ tới việc đem giống cây về nơi đất nước họ để trồng thử (như Poa-vơ –rơ đã làm). Cũng lại có những lái đem một số cây khác sang trồng ở Việt Nam để nhằm vào kết quả gây nguồn lợi mới. Lái Hà Lan có đem sang trồng nhiều thứ cho đến nay vẫn còn một thứ đậu gọi là đậu “hòa lan”. Lái Pháp mang sang trồng cây cà phê cũng đã kiếm lời được với món đó. Nhưng những việc làm đó cũng không làm chuyễn biến được căn bản tình hình kinh tế240

.

Những nơi lui tới buôn bán của thương nhân nước ngoài là các bến cảng và trung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI _ XVIII (Trang 133 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)