Đối với chính quyền phong kiến

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI _ XVIII (Trang 130 - 133)

II. Vai trò tác dụng của ngoại thương đối với xã hội Việt Nam:

1. Đối với chính quyền phong kiến

Kinh tế nông nghiệp là cơ sở tồn tại của chính quyền phong kiến Việt Nam và nguồn sống chính của giai cấp thống trị là địa tô phong kiến nhưng không vì thế mà giai cấp thống trị không cần đến ngoại thương vì nhờ đó mà những mặt hàng xa xỉ phẩm, kĩ nghệ cao được đưa vào trong nước phuc vụ cuộc sống xa hoa đòi hỏi ngày một cao trong điều kiện của một nền nông nghiệp lạc hậu không thể đáp ứng được. Lụa, là, gấm, vóc không chỉ để cho bản thân vua chúa dùng, cho phi tần cung nữ dùng, mà còn để thỉnh thoảng dùng để ban tứ cho những quan chức hay người nào làm được việc gì hài lòng vua chúa hoặc có một chút công lao. Những thứ len, dạ nhất là dạ loại tốt thì dùng cho vua chúa may quần áo loại thương dùng để may cờ, xí, hay áo quần cho lính hầu. Những thứ mà vua chúa ưa chuộng mua nhiều nhất là san hô, hổ phách, các loại “châu báu” trong đó kể cả những thứ trang sức làm bằng thủy tinh, hột bột, pha lê. Theo Đại Việt sử kí toàn thư năm Bính Ngọ, 1066, “người lái buôn nước Trảo Oa sang dâng ngọc châu dạ quang…”; Mùa xuân tháng 2, năm Kỉ Tỵ, 1149, vua Lê Anh Tôn đã cho lập trang Vân Đồn để “mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương”; Năm Đinh Hợi, 1347, đời vua Trần Dụ Tông thuyền buôn nước Tống sang buôn bán có “tiến một tấm vải hỏa cán, giá tiền mỗi thước là 300 quan, lưu truyền làm của quý, sau đem may áo của vua hơi ngắn một tý, cất trong nội phủ”; Mùa đông tháng 10, năm 1360, “thuyền buôn của các nước Lộ-hạc, Trà-oa, Xiêm-la đến Vân Đồn buôn bán tiến các vật lạ”; Mùa xuân, tháng giêng, năm 1394 “thuyền buôn nước Chà-và đến dâng ngựa lạ”. Lê Qúy Đôn trong Vân Đài loại ngữ cũng chép: “Đời nhà Trần thuyền buôn thông thương các nước như: vóc đoạn của các nước Tây dương; vải hoa, trân châu, cánh trả, kim la (thanh la) của Trà Và; gấm, chim ưng, cá sấu, da tê, ngà voi, trầm hương, bạch dần của Miên, Lào, không thiếu thứ gì, đều là những thứ đời sau ít ”.214. Sang thời Lê sơ là triều đại đầu tiên ban hành chính sách “bế quan tỏa cảng” mặc dù kiểm soát gắt gao các hoạt động giao thương, có thái độ khinh miệt đối với tầng lớp thương nhân nhưng các vua nhà Lê vẫn cần đến “hương kì nam, vảy đại mại (đồi mồi), bó an tức, bị hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế…lụa ngũ sắc, vải tam lăng, vóc tố lĩnh, bả cầm chiên, quyến215

Thục, giấy Ngô…”216. Và thuyền buôn các nước vẫn sang nước ta dâng tiến các sản vật địa phương, các hàng hóa quý để xin thông thương buôn bán như năm 1434 “thuyền buôn nước Trảo Oa sang cống sản vật địa phương”, năm 1437 “nước Xiêm la sai sứ là bọn Trai- cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo mang về, và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần năm trước, 20 phần thu một phần rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra về phần quốc vương cho 24 tấm lụa, 30 bộ bát sứ, về phần quốc phi cho 5 tấm lụa, 2 bộ bát sứ mỗi bộ là 35 chiếc. 1467, thuyền buôn nước Tô-môn-đáp-lạt217

tiến cống phẩm vật địa phương”, “thuyền buôn nước Xiêm-la đến trang Vân Đồn, dâng biểu lá vàng và dâng sản vật địa

214 Dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 27.

215

Quyến thục là lụa dệt ở đất Thục (Tứ Xuyên).

216

Trích bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Lê Thánh Tông dẫn theo Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản không ra đời trong lòng chế độ phong kiến?T/C Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970, trang 21.

217

phương…”…. Thời Trịnh – Nguyễn điểm mới là các mặt hàng xa xỉ đáp ứng nhu cầu của vua chúa không chỉ dừng lại ở các sản vật tự nhiên, lụa là, gấm vóc mà là các mặt hàng công nghệ cao của phương Tây như: năm 1691, Trinh Căn đã đặt hàng với công ty Hà Lan ở Ba-ta-vi-a “mua mười vật bằng loại thủy tinh trắng muốt làm theo mẫu gỗ gửi theo và 100 thứ bằng loại pha lê trong nhất” (Công ty Ấn Độ-Hà Lan và Đông Dương-W. J. Buých). Các lái đều biết tính vua chúa ưa thích gì và thường mách lái cho nhau: “Gương, đồng hồ, các mặt đá trang sức, gấm vóc, đò đạc lạ kì bằng pha lê, một số đồ vật về quang học như đèn ảo đăng, ống xem hoa, lăng trụ, ống nhòm…hoặc những máy móc như đàn chấm cầm tự động, thảm dệt…”(Một chuyến đi Đàng Trong 1744- Poa-vơ-rơ). Đó là chưa kể những thứ xa xỉ khác như đồ chạm trổ bằng vàng bạc, những đố sứ quý giá, gạch hoa, đá hoa để xây dựng cung điện, những thức ăn nóng hiếm lạ của Trung Quốc, Nhật Bản…

Một loại hàng khác đó là loại để “giữ gìn xã tắc”: Những hàng mà vua chúa chú

trọng một cách đặc biệt trong một thời gian lâu dài là vũ khí và những thứ để làm ra vũ khí (sắt, đồng…). Ví dụ như dưới thời Trịnh- Nguyễn các chúa ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đã mua súng của Hà Lan, của Anh và bất kỳ các lái ở nước nào khác đến là cũng hỏi đến mua súng. Đăm –pi – ê trong tác phẩm - Một chuyến đi Đường Ngoài năm 1688 cho biết: “…Họ đến mua hàng hóa trong nước và mang đến những hàng mà họ biết có thể bán chạy được. Hàng hóa mang đến ngoài bạc ra là diêm trắng, diêm vàng, dạ khổ rộng của Anh, len dày ra –tin, vải sơn, hạt tiêu và các hàng gia vị khác, chì, súng thần công…Nhưng trong những súng thì súng trường được ham chuộng ở đây nhiều lắm…”218

. Riêng ở Đàng Trong nhờ chính sách ưu tiên phát triển giao thương của các chúa Nguyễn mà về quân sự theo nhận xét của một người phương Tây lúc bấy giờ: “Quân lính của vương quốc này hoàn hảo nhất trong cả vùng, …Đó là lý do khiến họ luôn thắng thế trong các cuộc chiến liên miên với vua Đàng Ngoài, mặc dù Đàng Ngoài vượt Đàng Trong về tất cả mọi lĩnh vực”219Thời Nguyễn Gia Long đã mua hơn một một vạn khẩu súng của Pháp… Đó là một việc làm có ý thức tất nhiên của giai cấp thống trị muốn bào vệ nền thống trị của nó và để đàn áp nhân dân, bịt ngòi khởi nghĩa cũng như để đề phòng ngoại xâm và có khi cả mưu toan chiếm đất của nước láng giềng nữa (thời đầu nhà Nguyễn, Gia Long với Cam-pu-chia). Không những hoạt động ngoại thương có thể cung cấp cho giai cấp thống trị các mặt hàng để “giữ gìn xã tắc” mà trong lịch sử “cuộc kháng chiến chống Tống hồi thế kỉ XI, trong cuộc chiến tranh giữa nước Đại Việt và quân Mông Cổ, thương nhân của hai bên tham chiến hình như đã làm công việc “tình báo” rất nhiều. Trong cuộc kháng chiến chống Minh từ năm 1407 đến năm 1427, có lẽ thương nhân và Nho sĩ đã cung cấp cho quân địch nhiều tin tức tình báo. Chính Trần Ích Tắc khi còn ở Việt Nam “thường viết thư riêng gửi bọn khách thương ở Vân Đồn đem về Trung Quốc, xin quân Nguyên tiến công nước ta”. Có lẽ các vua Lê Thánh Tông cũng như các vua Lê Thái Tổ Lê Thái Tôn, Lê Nhân Tôn nhìn thấy vai trò của thương nhân trong việc cung cấp tin tức tình báo, mỗi khi đất nước bị xâm lược, cho nên sau khi đánh bại ngoại xâm, các vua nhà Lê đã thi hành nhều biện pháp bảo về biên cương. Các vua nhà Lê sơ đã thi hành việc kiểm soát

218 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 224-225.

219 Travels and Controversies Friar Domingo Navarrete, 1618 - 1688. Ấn hành: Do J.SCummins. Dẫn theo Lê Huỳnh Hoa, bài “Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong – Cơ sở hội nhập và phát triển và phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII - XVIII”-Tuyển tập báo cáo khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội 4-7 tháng 12 năm 2008, trang 8.

việc đi lại rất chặt chẽ. Năm 1434 Lê Thánh Tôn ra lệnh: “…Nếu là nhân dân đi buôn bán cũng phải xin giấy thông hành của quan lộ huyện. Tuần kiểm các trấn và thủ bá các nơi trên đường thủy bộ cần phải xét hỏi rõ ràng, nếu không có giấy thông hành thì lập tức ngăn lại không cho đi…”. Luật Hồng Đức cũng qui định rõ việc giao thiệp và buôn bán với nước ngoài như sau: “người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém (theo thuyền buôn nước ngoài mà ra nước ngoài cũng bị tội này) người giữ cửa quan, người coi xét cửa bể cũng thế) không biết thì bị lưu220đi châu gần, biết mà cố ý cho đi thì cũng một tội với người trốn đi nước ngoài, người chủ tướng bị biếm hai tư. Nếu kết vợ chồng với người nước ngoài phải lưu đi châu xa đôi vợ chồng ấy phải ly dị và bắt trở về nước. Người giữ cửa quan không phát giác bị xử tội đồ làm chủng điền binh; người chủ tướng bị biếm một tư”221; “Những người giữ cửa quan thấy người đem đồ cấm qua cửa quan mà không bắt giữ lại, nếu là lính bị tội đồ làm khao đinh; người ở trấn222

tội giảm một bậc. Nếu chiếu giấy phép xét ra có mang thừa cấm vật gì, mà không giữ lại , thì lính và quan trấn thủ đều được giảm tội một bậc. Nếu lính canh hay quan trấn thủ cố ý dung túng , cùng là tự mình phạm vào tội nói trên (tội đem cấm vật qua cửa quan) thì đều phải xử tội nặng hơn tội đem cấm vật ra ngoài một bậc…”223. “Những người bán ruộng ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém. Những người bán nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài thì bị tội chém. Quan phường xã biết mà không phát giác, thì tội giảm một bậc. Quan lộ, huyện, trấn cố ý dung túng, thì cùng một tội, vô tình không biết thì bị xử biếm hay phạt”224

. “Các quan ty mà cùng với những tù trưởng ở nơi phiên trấn kết làm thông gia thì phải xử tội đồ hay lưu và phải ly dị…”225

. Đại Việt sử kí toàn thư cũng cho hay vào năm 1467 : “Tháng 12, quyền đô đốc Đông quân phủ Trịnh Công Lộ từ trấn Yên Bang về, dâng sớ về việc tiện nghi bốn điều: 1. Lập doanh bảo Tân Yên Vạn Ninh để chống giặc ngoài; 2. Tuyển đặt hương trưởng làm giáp thủ để trông coi lẫn nhau; 3.Chọn người có tài cán văn võ làm quan trấn thủ; 4. Lấp đường các quan ải không cho đốn chặt cây cối để mở đường đi mà làm mất thế hiểm trở226

…. “Người ở trang Vân Đồn, chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành mà không có giấy của An Phủ ty cấp cho, khi đến bến Triều Đông lại không đến cho Đề bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút, cùng là khi về không có giấy của Đề bạc ty cấp cho; đến chỗ thông mậu (buôn bán trao đổi hàng hóa với người nước ngoài trường lại không đến cho An Phủ ty kiểm soát mà đã về thẳng trang, thì đều phải biếm một tư và phạt tiền 100 quan, thưởng người tố cáo một phần ba (số tiền phạt). Nếu đem hàng hóa đến các nơi làng mạc bán giấu thì xử biếm ba tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba. An phủ

220

Lưu: Lưu phóng, đày người có tội đi nơi xa.

221

Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 57 ( điều 22, chương Cấm vệ).

222

Dân địa phương ở trấn hạt đó. Ý nói nếu dân mang đồ cấm vật qua cửa quan mà người giữ cửa không biết thì người giữ cửa quan bị tội nhẹ hơn so với bỏ sót người lính đem cấm vật đi.

223 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 57-58 ( điều 23, chương Cấm vệ).

224

Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 58 ( điều 25, chương Cấm vệ).

225 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 126 (điều 51, chương Quân chính) .

226

ty, đề bạc ty vô tình không biết đều phải biếm một tư; cố ý dung túng thì biếm một tư và bãi chức”227

.

Thêm vào đó một vấn đề không thể không nói đến đó là khi hoạt động ngoại thương phát triển sẽ cho phép chính quyền phong kiến thu được một nguồn lợi khá lớn từ thuế khóa và lễ vật: “Với chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1774 tổng thuế đầu nguồn tuần ty, đầm núi, chợ đò thu được là 76476 quan tiền hơn 145 hốt 2 lượng bạc, 10 chiếc ngà voi, 2 tòa sừng tê, một con ngựa đực cùng nhiều sáp ong và dầu nước”228

Chỉ riêng ở Hội An, Lê Qúi Đôn cũng cho ta biết: “Năm Tân Mão tàu buôn các nơi đến cửa Hội An là 16 chiếc, cộng số tiền thuế thu được là 30.800 quan. Năm Nhâm Thìn số tàu buôn đến là 12 chiếc cộng số tiên thuế là 14.300 quan. Năm Qúy Tỵ, số tàu buôn đến là 8 chiếc, cộng số tiền thuế là 3200 quan…Thuyền trưởng soạn các lễ vật: biếu chúa Nguyễn chè 3 cân, bốn quan tứ trụ mỗi quan biếu chè 1 cân, thái giám coi về việc tàu thuyền và Cai bạ đều mỗi viên chè 1 cân, Tri bạ, Cai phủ, Ký lục mỗi viên chè nửa cân. Các lễ vật ấy kê vào một danh sách nộp ở chính dinh. Họ Nguyễn xét danh sách xong rồi mới phân phát cho các quan, thuyền trưởng lại phải biếu các lễ vật khác như gấm, vóc, tơ lụa và đồ trân ngoạn… Lễ vật ấy phải khai với Cai bạ. Cai bạ giao cho lính đệ đền Cai tẩu, rồi tiến lên họ Nguyễn. Lễ vật ấy không có hạn định, thường thường giá chừng 500 quan”229. “Sang các vua nhà Nguyễn cả nước có 60 cửa thu thuế (tính theo Minh Mệnh năm thứ 19) số tiền thu được hơn 851323 quan cùng một số bạc và đồng”230

…Do đó để thu được lợi nhuận cao nhất, với quyền lực trong tay giai cấp thống trị đã thực hiện nắm độc quyền về ngoại thương. Ngay từ thời Lê sơ cũng đã có việc giai cấp thống trị muốn giữ độc quyền rồi. Bản kỉ thực lục của Ngô Sĩ Liên chép: “ Bản triều cấm bầy tôi và nhân dân không được lén lút buôn bán với ngoại quốc”.

Trước hết, tất cả những thuyền, tàu buôn nước ngoài đến đều phải trình diện với vua chúa đã và đến khi được phép buôn bán thì cũng phải là buôn bán với vua chúa trước tiên. Nói là độc quyền nhưng cũng chỉ là độc quyền buôn bán trước chứ không chỉ là nắm hoàn toàn việc buôn bán với nước ngoài. Vua chúa chỉ giành lấy việc ưu tiên lựa chọn những hàng hóa nào ưa thích nhất, quý giá nhất, có lời nhất. Còn những thứ khác hoặc những hàng hóa không mua hết thừa lại mới cho bán ra ngoài. Lúc đó lại đến tay những quan to, quan nhỏ của triều đình. Họ trực tiếp giao thiệp với thương nhân nước ngoài, cò kè mặc cả, hay buôn bán một cách khéo léo dưới hình thức che đậy là vay mượn để hoàn lại bằng hàng hoá. “ Muốn bán hàng hóa của họ người Trung Quốc nhờ đến các quan. Các quan rất có thể dễ dàng trở nên con buôn khi có thể vớ được món lời nào. Các quan mua những gì lớn lao và đắt tiền. Những thứ gì giá trị ít hơn, các quan đã có những người phụ nữ thân tín, rất thạo nghề buôn, họ nhận lại một hay hai lô hàng để lấy một số lãi”231

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI _ XVIII (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)