Phân tích tình hình vốn của công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà 2 (Trang 35 - 38)

Phần i v: kết quả nghiên cứu

4.1.1.1. Phân tích tình hình vốn của công ty:

Vốn của doanh nghiệp là một bộ phận vô cùng quan trọng, doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một cách bình thờng, liên tục và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tiến hành phân tích biến động vốn của doanh nghiệp chính là xem xét sự tăng giảm tài sản của doanh nghiệp qua các năm nh thế nào, sự biến động này là do nguyên nhân nào, có hợp lý không, có ảnh hởng gì đến năng lực tài chính của công ty không.

Dựa vào một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của công ty ta có bảng 4:

Qua bảng 4 ta thấy: tổng số vốn của năm 2006 tăng 25.01% so với năm 2005 nhng năm 2007 lại giảm 7.69% so với năm 2006. Điều đó có thể đánh giá rằng qua 3 năm

quy mô về vốn của công ty có sự giảm đi. Sự biến động đó là do ảnh hởng của các yếu tố sau:

- Giá trị tài sản lu động và đầu t ngắn hạn năm 2006 tăng27.67% so với năm 2005, năm 2007 giảm 19.68 % so với năm 2006. Cụ thể:

+ Vốn bằng tiền năm 2006 tăng 7.799 tỷ đồng, tơng ứng tăng 128.63% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 5.886 tỷ đồng, tơng ứng tăng 42.46% so với năm 2006. Vốn bằng tiền tăng qua các năm chủ yếu là do thu đợc tiền từ khách hàng sau khi bàn giao sản phẩm công trình hoàn thiện, thu tiền từ ng- ời mua sản phẩm của công ty…Nh vậy, việc vốn bằng tiền tăng lên cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng lên, đây là yếu tố thuận lợi giúp công ty có thể huy động vốn nhanh nếu cần thiết nhng không nên để vốn bằng tiền nhiều quá so với tổng vốn vì có thể làm giảm khả năng sinh lợi của đồng tiền.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu hay phần vốn của công ty bị chiếm dụng. Qua bảng ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2006 tăng 15.557 tỷ, tơng ứng với 17.51% nhng đến năm 2007 đã giảm 34.125 tỷ đồng, tơng ứng với 32.69%. Điều này chứng tỏ công ty đã tích cực thu hồi các khoản phải thu, giảm bớt đợc sự ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, góp phần làm tăng năng lực tài chính của công ty.

+ Hàng tồn kho cũng thay đổi, đây là một tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho sản xuất đợc tiến hành một cách bình thờng, liên tục và bao gồm cả thành phẩm, hàng hóa của công ty sản xuất ra hay mua về kinh doanh...Qua bảng ta thấy: hàng tồn kho năm 2006 tăng 28.331 tỷ tơng ứng với tăng 28.92% nhng năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 23.705 tỷ đồng tơng ừng giảm 18.77%. Điều này là do năm 2006 công ty nhận đợc nhiều hợp đồng và dự báo có khả năng NVL sẽ tăng giá nên công ty đã mua sắm khá

nhiều để dự trữ. Việc tăng lên này cũng dễ hiểu, đó là do quá trình sản xuất của công ty đã vợt mức kế hoạch, công ty đã có sự chuẩn bị tốt trong khâu dự trữ, nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của công ty không bị phụ thuộc mà luôn chủ động. Còn năm 2007 thì công ty đã sử dụng số vật t dự trữ trong sản xuất nên lợng hàng tồn kho giảm, bên cạnh đó còn do công ty đã tiêu thụ tốt những sản phẩm làm ra nên hàng tồn kho cũng giảm xuống, điều này góp phần chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng có chất lợng cao và có sức cạnh tranh trên thị truờng.

+ Còn về tài sản lu động khác thì qua 3 năm đều có sự tăng lên với tỷ lệ khá cao, đây là một phần vốn chi tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác, chi cho các dịp lễ, tết…Việc này cho thấy việc thu hồi tạm ứng cha tốt. - Tài sản cố định và đầu t dài hạn thì tăng đều qua 3 năm. Cụ thể:

+ Khi phân tích chúng ta không thể không quan tâm tới một lợng lớn TSCĐ của công ty. Đây là một loại chi phí cố định không thay đổi lớn trong một thời gian ngắn, sự thay đổi của tài sản cố định này chỉ do thanh lý, nhợng bán hay mua sắm thêm.

Qua bảng ta thấy: Tài sản cố định năm 2006 tăng 19.857 tỷ tơng ứng với 29.01% so với năm 2005 và năm 2007 cũng tăng 16.717 tỷ đồng tơng ứng với 18.93% so với nam 2006. Điều này cho thấy công ty đã và đang có sự chú trọng đầu t chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Nhìn chung, số vốn của công ty có sự giảm đi, chủ yếu là do tài sản lu động và đầu t ngắn hạn thay đổi. Mà tài sản lu động và đầu t ngắn hạn thì thay đổi còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nó, tùy từng năm mà số tài sản này thay đổi theo quy mô hoạt động. Do vậy, để rút ra những nhận xét tổng quát và chính xác về thực trạng trên, chúng ta cần xem xét tính hợp lý trong bố trí cơ cấu vốn những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà 2 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w