Giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản Việt Nam

Một phần của tài liệu tc575 (Trang 75 - 80)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHỦA HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU

9. Giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản Việt Nam

sản Việt Nam

Sử dụng giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu là một giải pháp được xây dựng trên cơ sở xem xét, đánh giá, học tập những kinh nghiệm cuả Trung Quốc và Thái Lan_ hai người láng giềng và cũng là hai đối thủ lớn của thuỷ sản Việt Nam trong việc sử dụng tài chính như một giải pháp quan trọng để khuyến khích xuất khẩu, và nâng cao

khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản nói riêng, một số sản phẩm nông lâm thuỷ sản nói chung. Cụ thể:

 Thực hiện chính sách đối ngoại khôn ngoan, tích cực ký các hiệp định song phương với các nước, nhất là những nước có nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam nói chung, nông thuỷ sản nói riêng, dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN), hưởng mức thuế quan ưu đãi (GPS)

 Tranh thủ các nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của các nước, các tổ chức quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),và từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, bến cảng, thuỷ lợi… cho các khu vực sản xuất thuỷ sản trọng điểm của cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

 Thực hiện lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Vốn tín dụng đầu tư vào những ngành, những mặt hàng có lợi thế, nhất là hàng nông thuỷ sản xuất khẩu.

 Điều chỉnh tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, sửa đổi chính sách thuế theo hướng khuyến khích xuất khẩu.

 Sắp xếp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước, với các biện pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu.

 Từng bước triển khai các giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá, rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.

 Tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy liên kết giữa các nhà khoa học- doanh nghiệp- nhà nông (cả ngư dân)- nhà nước, ứng dụng nhanh chóng những

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

thành tựu của khoa học công nghệ… hiện đại vào nuôi trồng chế biến thuỷ sản, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

KẾT LUẬN

Quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản nói riêng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung là một việc làm rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục gia nhập WTO - tổ chức thương mại quốc tế. Nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia thực sự có một ý nghĩa sống còn, việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với một quốc gia, một dân tộc mà còn có ý nghĩa với cả các doanh nghiệp ở cấp vi mô muốn tồn tại trong thị trường, muốn có lợi nhuận.

Qua nghiên cứu thực tế tình hình năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay, nhất là qua các vụ kiện bán phá giá gần đây tại Bộ Thương mại, đặc biệt là Vụ Xuất Nhập Khẩu, em đã có được cái nhìn khá tổng quát về năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bên cạnh những điều đã đạt được như:

1- Đã có một hiệp hội của ngành có nhiệm vụ liên kết các hội viên nhằm đưa ra được những đối sách phù hợp trong quá trình hoạt động;

2- Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan trọng có hiệu quả lớn trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng;

3- Chặn đứng nạn bơm chích thuốc kháng sinh, tạp chất vào nguyên liệu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Bên cạnh những thành tựu lớn thì chúng ta còn có nhiều hạn chế lớn ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của mặt hàng. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như: Những hạn chế về trình độ quản lý, tâm lý kinh doanh vốn còn ăn sâu trong con người Việt Nam, cạnh tranh từ các đối thủ nặng ký như

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… và cả các nhà sản xuất nội địa của Mỹ như các nhà sản xuất tôm miền Nam Hoa Kỳ, những hàng rào thuế quan, hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật

Trong thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhằm hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta.

Vì điều kiện thời gian cũng như những hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức… bài viết này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bè bạn, các cô chú và anh chị trong Vụ Xuất Nhập Khẩu - Bộ Thương Mại.

Em vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị Vụ Xuất Nhập Khẩu, Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Thương Mại. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Lê Thị Anh Vân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2006 Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hường

Một phần của tài liệu tc575 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w