I. Tính toán các hạng mục công trình
4. Các công trình khác
a. Nhà hành chính
Nhà hành chính được xây dựng gồm các phòng sau: + Phòng giám đốc : 18(m2)
+ Phòng phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: 18(m2) + Phòng phó giám đốc phụ trách kinh doanh: 18(m2) + Phòng kế toán tài vụ (3 người): 3 × 3,5 = 10,5(m2) + Phòng kế hoạch (3 người): 3 × 3,5 = 10,5(m2) + Phòng công đoàn (3 người): 3 × 3,5 = 10,5(m2) + Phòng vật tư (2 người): 2 × 3,5 = 7(m2) + Phòng kỹ thuật và KCS (6 người): 6 × 9 = 54(m2) + Phòng họp 30(m2) + Phòng khách 30(m2) + Nhà vệ sinh(2 phòng): 2 × 3 = 7(m2) Tổng diện tích các phòng ban: 206,5(m2)
Ngoài ra còn có hành lang rộng 2m chạy dọc nhà và cầu thang rộng 2m bố trí giữa nhà.
Thiết kế nhà hành chính 2 tầng, mỗi tầng cao 3,5m. Kích thước nhà: dài 18m, rộng 8m, diện tích S = 8 × 18 = 144(m2).
b. Nhà giới thiệu sản phẩm
c. Hội trường
Tính cho toàn bộ cán bộ, công nhân của nhà máy (khoảng 200 người) cần diện tích khoảng: 200 × 0,7 = 140(m2). Kích thước nhà: dài 18m, rộng 8m, diện tích S = 8 × 18 = 144(m2).
d. Nhà ăn, căng tin
Tính cho 1/3 số công nhân + số cán bộ (khoảng 80 người) cần diện tích khoảng: 80 × 2,25 = 180(m2). Kích thước nhà: dài 24m, rộng 8m, diện tích: S = 8 × 24 = 192(m2).
e. Gara ô tô
Nhà máy có các ôtô sau:
+ Ôtô phục vụ việc giao dịch và đi lại của ban giám đốc 2 chiếc. + Ôtô chở sản phẩm và chở nguyên liệu 4 chiếc.
Kích thước gara: dài 24m, rộng 12m, diện tích S = 12 × 24 = 288(m2).
g. Nhà để xe của nhân viên
Tính cho 1/3 số công nhân + số cán bộ (khoảng 80 người) trong đó 75% đi xe máy (khoảng 60 người) và 25% đi xe đạp (khoảng 20 người).
Diện tích cần là: 60 × 2,25 + 20 × 0,9 = 153(m2).
Kích thước nhà để xe: dài 24m, rộng 8m, diện tích S = 8 × 24 = 192(m2).
h. Phòng bảo vệ
Nhà máy có hai cổng vì vậy cần hai phòng bảo vệ. Kích thước: dài 6m, rộng 4m. Diện tích mỗi nhà: S = 4 × 6 = 24(m2).
i. Nhà vệ sinh
Công trình vệ sinh phục vụ sản xuất tính cho một ca sản xuất (khoảng 70 người). Kích thước nhà: dài 6m, rộng 4m, diện tích S = 4 × 6 = 24(m2)
Bảng tổng hợp các công trình xây dựng
TT Tên công trình Số lượng Kích thước (m × m)
Diện tích (m2)
1 Nhà sản xuất chính 1 24 × 36 864
2 Khu tank lên men 1 24 × 36 864
3 Nhà hoàn thiện 1 30 × 36 1080
4 Kho nguyên liệu 1 15 × 24 360
5 Kho thành phẩm 1 15 × 42 630
6 Bãi vỏ chai 1 12 × 20 240
7 Trạm biến áp 1 6 × 12 72
8 Xưởng cơ điện 1 12 × 18 216
9 Nhà lạnh, thu CO2 1 12 × 18 216
10 Nhà nấu hơi 1 9 × 12 108
11 Bãi than 1 9 × 9 81
12 Khu xử lý nước cấp 1 12 × 18 216
13 Khu xử lý nước thải 1 12 × 24 288
14 Nhà hành chính 1 8 × 18 144
15 Nhà giới thiệu sản phẩm 1 8 × 28 224
16 Hội trường 1 8 × 18 180
17 Nhà ăn – căng tin 1 8 × 24 192
18 Gara ô tô 1 12 ×24 288
19 Nhà để xe của nhân viên 1 8 × 24 192
20 Phòng bảo vệ 2 4 × 6 48
21 Nhà vệ sinh 1 4 × 6 24
II. Bố trí các hạng mục công trình
Ở đây em lựa chọn bố trí mặt bằng nhà máy theo phương pháp phân vùng. Khu vực sản xuất chính bố trí ở trung tâm nhà máy bao gồm nhà sản xuất chính, khu tank lên men ngoài trời và nhà hoàn thiện. Kho nguyên liệu cũng được đặt trong khu vực này để đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu sang khu vực sản xuất.
Các phân xưởng phụ trợ bố trí ở khu vực bên cạnh khu vực sản xuất chính phía trong nhà máy. Đặc biệt các phân xưởng sản xuất dễ cháy nổ, độc hại như lò hơi, trạm xử lý nước thải bố trí ở góc trong cùng cuối hướng gió chủ đạo để đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Khu vực hành chính bố trí ở mặt tiền nhà máy, trồng nhiều cây xanh để tạo không khí làm việc dễ chịu và cảnh quan đẹp. Trong đó nhà giới thiệu sản phẩm đặt ở vị trí tiếp giáp với 2 trục giao bên ngoài nhà máy để thuận tiện cho việc bán và giới thiệu sản phẩm.
Các nhà thuộc khu vực hành chính và khu vực sản xuất chính được thiết kế quay chiều dài nhà theo hướng nam để đón gió mát chủ đạo. Xung quanh nhà máy trồng nhiều cây xanh cách ly với bên ngoài đặc biệt là phía tiếp giáp với đường giao thông bên ngoài nhà máy.
Trong nhà máy xây dựng hệ thống đường giao thông cách ly giữa các khu vực sản xuất và đường giao thông giữa các phân xưởng trong khu vực sản xuất chính. Đường giao thông chính được thiết kế chạy thành vòng trong nhà máy và thông với 2 cổng ra các trục giao thông phía ngoài nhà máy đảm bảo yêu cầu cứu hoả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành nhà máy.
III. Tính toán và đánh giá các thông số xây dựng
Tổng diện tích chiếm đất xây dựng của các công trình: A = 6206(m2) Diện tích kho và sân bãi lộ thiên: B = 321(m2)
Diện tích chiếm đất của các công trình kỹ thuật: C = C1 + C2 + C3 = 1300 + 1500 + 7800 = 10600(m2)
Diện tích của hè rãnh: C1 = 1300(m2) Diện tích của vỉa hè: C2 = 1500(m2) Diện tích của lòng đường: C3 = 7800(m2)
Tổng diện tích xây dựng: Sxd = A + B = 6206 + 321 = 6527(m2) Tổng diện tích sử dụng: Ssd = A + B + C = 6206 + 321 + 10600 = 17127(m2) Tổng diện tích nhà máy: S = 160 × 160 = 25600(m2) Hệ số xây dựng: Kxd = S B A+ × 100% = 25600 6527 × 100% = 25,5% Hệ số sử dụng: Ksd = S C B A+ + × 100% = 25600 17127 × 100% = 66,9%
Các hệ số xây dựng cho thấy thiết kế nhà máy là phù hợp với tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp sản xuất thực phẩm.
IV. Thiết kế phân xưởng sản xuất chính
1. Đặc điểm và cách bố trí các thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính
Phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng tập trung nhiều bộ phận sản xuất quan trọng của nhà máy bia. Giữa các bộ phận sản xuất của phân xưởng vừa có tính độc lập lại vừa có liên hệ qua lại với nhau nên bố trí các thiết bị trong phân xưởng theo từng tổ dựa theo quy trình sản xuất.
Các tổ sản xuất trong phân xưởng sản xuất chính: * Tổ nghiền:
Bao gồm các thiết bị cân, gầu tải và các máy nghiền.
Đặc điểm sản xuất của tổ nghiền là phát sinh tiếng ồn và tạo nhiều bụi do đó tổ nghiền được đặt ở một góc của phân xưởng sản xuất chính, có tường ngăn để tránh bụi. Vị trí đặt tổ nghiền gần với kho nguyên liệu để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu trong hoạt động sản xuất.
* Tổ nấu:
Bao gồm các thiết bị chính là nồi hồ hóa, nồi đường hóa, thùng lọc đáy bằng, nồi nấu hoa và thùng lắng xoáy. Do yêu cầu vận hành sản xuất và căn cứ vào kích thước các thiết bị nên thiết kế sàn thao tác cho các nồi nấu thấp hơn nắp các nồi nấu khoảng 75cm. Trong quá trình sản xuất nguyên liệu chính là malt và gạo sẽ qua chế biến ở tổ nghiền rồi mới được đưa sang tổ nấu nên vị trí đặt tổ nấu sát với tổ nghiền. Phòng điều khiển quá trình nấu được đặt ngay trên sàn thao tác để thuận tiện cho vận hành sản xuất.
Ngoài các nồi nấu còn có các thùng nước, các thùng CIP nấu đặt ở một góc gần với tổ nấu để thực hiện cấp nước, CIP cho các nồi nấu.
* Các thiết bị nhân men, rửa men, hoạt hóa men và hệ thống CIP lạnh được bố trí thành một tổ hợp gần các thùng nước.
Phòng hóa nghiệm được thiết kế ở góc phân xưởng sản xuất chính, ở đây có phòng thí nghiệm thực hiện việc bảo quản men giống và nhân men trong phòng thí nghiệm.
* Hệ thống làm lạnh bia, lọc bia và tàng trữ bia được bố trí thành một tổ hợp khác ở cạnh phòng hóa nghiệm.
2. Thiết kế xây dựng phân xưởng sản xuất chính
Phân xưởng sản xuất chính thiết kế thành một nhà một tầng, một nhịp, sử dụng kết cấu khung thép.
Kích thước nhà: Chiều dài 36m Chiều rộng 24m Chiều cao nhà 7,2m Diện tích 24 × 36 = 864(m2) Nhịp nhà L = 24m Bước cột B = 6m Kích thước cột: 320 × 220 (mm)
Tường bao xây bằng gạch dày 220mm, cửa sổ và cửa ra vào rộng 3,6m. Kết cấu chịu lực mái: giàn thép
Mái che bằng tôn, phía dưới có lớp xốp cách nhiệt và lớp phản quang để tăng độ chiếu sáng.
Sàn lát gạch men dày 20mm, phía dưới có lớp bê tông gạch vỡ dày 100mm. Tổ nghiền diện tích 106m2, bao che bằng tường gạch.
Tổ nấu có sàn thao tác bằng thép đặt trên hệ thống dầm cột thép cao 3m. Sàn thao tác được thiết kế cầu thang lên xuống bằng thép rộng 1,1m. Sàn và cầu thang được thiết kế tay vịn thép cao 80cm.
Phòng điều khiển quá trình nấu đặt trên sàn thao tác, được bao che bằng khung nhôm kính, diện tích 13,6m2.
Phần VII: Tính toán kinh tế
A. Phân tích thị trường
Đồng bằng Sông Hồng là khu vực đông dân cư nhưng phân bố không đều. Dân cư tập trung đông ở các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá lớn như thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh, một bộ phận lớn dân cư cũng phân bố rải rác gần các trục đường giao thông chính, còn lại một bộ phận nhỏ dân cư sống phân tán. Nhà máy bia được xây dựng nằm trong khu công nghiệp Quang Minh là vị trí giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội. Nơi đây có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi và cách không xa trung tâm thành phố Hà Nội, là một trung tâm thương mại lớn của miền Bắc với dân số trên 4 triệu người và có mức sống trung bình vào loại cao trong cả nước nên nhu cầu tiêu thụ bia ở khu vực này là rất lớn và còn tăng mạnh trong tương lai không xa.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam có sản phẩm bia của rất nhiều hãng trong đó có cả các sản phẩm bia mang thương hiệu ngoại. Trước hết nói về các sản phẩm bia trong nước thì mới chỉ có Công ty rượu bia và nước giải khát Hà Nội ở miền Bắc và Công ty bia Sài Gòn ở miền Nam là có qui mô khá lớn và thương hiệu uy tín nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu và chiếm lĩnh được thị trường. Còn phần lớn các cơ sở sản xuất bia của nước ta có qui mô sản xuất nhỏ lẻ phân tán và chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương và cũng chưa tạo được chỗ đứng vững chắc với lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là các sản phẩm bia mang thương hiệu ngoại, tuy nhiên các sản phẩm bia ngoại do giá thành cao và hương vị chưa hẳn đã lôi cuốn hơn tất cả các sản phẩm bia mang thương hiệu Việt nên chỉ tiêu thụ được ở một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập cao và qui mô sản xuất chưa cao. Từ những phân tích ở trên cho thấy đồng bằng Sông Hồng là một thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm bia.
Nhà máy bia được thiết kế với năng suất 25 triệu lít/năm trong đó sản xuất 20 triệu lít bia chai và 5 triệu lít bia hơi. Sản phẩm bia được sản xuất ở đây là loại bia vàng chất lượng cao, đây là loại bia được rất nhiều người ưa chuộng, và với giá thành không quá cao sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu và khả năng kinh tế của người tiêu dùng. Sản phẩm bia của nhà máy sẽ đáp ứng
nhu cầu tại địa phương và có thể chiếm lĩnh thị trường bia của các tỉnh lân cận trên toàn miền Bắc.
B. Tính các chỉ tiêu dự án đầu tưI. Nhu cầu vốn đầu tư I. Nhu cầu vốn đầu tư
1. Vốn lưu độnga. Tiền lương a. Tiền lương
Nhân lực của nhà máy:
TT Bộ phận Định mức lao
động
Số ca/ngày Số công nhân
1 Tổ nghiền 2 3 6
2 Tổ nấu 3 3 9
3 Lên men 3 3 9
4 Lọc bia + bão hoà CO2 2 3 6
5 Rửa bock 2 2 4
6 Chiết bock 2 2 4
7 Rửa chai 4 2 8
8 Kiểm tra soi chai 1 2 2
9 Chiết chai 2 2 4 10 Kiểm tra 1 2 2 11 Thanh trùng 1 2 2 12 Dán nhãn 2 2 4 13 Kiểm tra 1 2 2 14 Vận chuyển bock, két 4 2 8 15 Phòng thí nghiệm 2 2 4 16 KCS 2 3 6 17 Xử lý nước 2 3 6 18 Lò hơi 4 3 12 19 Nhà cấp lạnh, khí nén, thu CO2 3 3 9
20 Sửa chữa điện, cơ khí 2 3 6
21 Trạm biến áp 1 3 3 22 Xử lý nước thải 2 23 Lái xe 10 24 Bảo vệ 4 3 12 25 Thủ kho 2 2 4 26 Giới thiệu sản phẩm 3 2 6 27 Vệ sinh 2 3 6
28 Nấu ăn 3 3 9
29 Y tế 1 3 3
30 Ban giám đốc 3 1 3
31 Đảng uỷ công đoàn 2 2 2
32 Kế toán 2 2 4 33 Tổ chức hành chính 2 2 4 34 Quản đốc 5 35 Tổng số lao động 186 Trong đó: Bộ phận sản xuất: 143
Cán bộ trực tiếp quản lý sản xuất: 5 người Nhân viên bán hàng: 6 người
Nhân viên quản lý chung: 27 người Cán bộ quản lý doanh nghiệp: 5 người
Lương trả cho cán bộ quản lý là 2 triệu đồng/người/tháng Lương trả cho nhân viên 1 triệu đồng/người/tháng
Tiền lương trả cho bộ phận sản xuất trong một năm:
12 tháng × 143 người × 1 triệu đồng/người/tháng + 19% tiền bảo hiểm = 2042,04 triệu đồng
Tiền lương trả cho bộ phận trực tiếp quản lý sản xuất trong một năm:
12 tháng × 5 người × 2 triệu đồng/người/tháng + 19% tiền bảo hiểm = 142,8 triệu đồng
Tiền lương trả cho bộ phận bán hàng trong một năm:
12 tháng × 6 người × 1 triệu đồng/người/tháng + 19% tiền bảo hiểm = 85,68 triệu đồng
Tiền lương trả cho bộ phận quản lý chung trong một năm:
12 tháng × (27 người × 1 triệu đồng/người/tháng + 5 người × 2 triệu đồng/người/tháng) + 19% tiền bảo hiểm = 528,36 triệu đồng
Tổng chi phí để trả lương cho cả doanh nghiệp là:
2042,04 + 142,8 + 85,68 + 528,36 = 2798,88 (triệu đồng/năm)
b. Chi phí nhiên liệu, năng lượng
Trong một năm nhà máy tiêu thụ điện năng vào khoảng 1724362KWh, và tiêu thụ than vào khoảng 4201 tấn.
1KWh điện giá 984,5 đồng VN 1 kg than giá 1342 đồng VN
Bảng chi phí nhiên liệu, năng lượng của nhà máy trong một năm
TT Tên Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Điện năng 1724362 (KWh/năm) 984,5 (đồng/KWh) 1.697.634.389 (đồng/năm) 2 Than 4201000 (kg/năm) 1342 (đồng/kg) 5.637.742.00 0 (đồng/năm) 3 Tổng chi phí nhiên liệu, năng lượng 7.335.376.389
(đồng/năm) Trong những năm đầu nhà máy chỉ hoạt động bằng 80% năng suất nên chi phí nhiên liệu năng lượng một năm là: 5.868.301.111,2 đồng/năm.
c. Chi phí marketing: 4000 triệu đồng
Tổng vốn lưu động của nhà máy:
Vlưu động = 2798,88 + 7335,376 + 4000 = 14134,256 (triệu đồng)
2. Vốn cố định
Vốn cố định bao gồm vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, sân bãi, đường giao thông, tường bao quanh nhà máy và vốn đầu tư mua sắm dây chuyền thiết bị.
a. Vốn đầu tư cho xây dựng
* Tiền thuê mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng nhà máy là 25600m2
Chi phí thuê mặt bằng: 50.000 đồng VN/m2/20 năm
Tổng chi phí thuê mặt bằng: 50.000 × 25600 = 1.280.000.000 (đồng)
* Vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong nhà máy được tính theo giá chung trên thị trường xây dựng:
Đơn giá cho nhà bao che khung thép mái tôn: 1,2 triệu đồng/m2
Đơn giá cho nhà để xe bến bãi: 400 nghìn đồng/m2
Bảng chi phí xây dựng các hạng mục công trình TT Tên công trình Diện tích
(m2) Đơn giá (đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Nhà sản xuất chính 864 1200000 1036,8
2 Khu tank lên men 864 1200000 1036,8
3 Nhà hoàn thiện 1080 1200000 1296